Phân tích khả năng trả nợ vay

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đạt phương trong giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 68 - 69)

2.3. Phân tích các yếu tố tài chính

2.3.5. Phân tích khả năng trả nợ vay

Bảng 2.6. Các tỉ số thể khả năng trả nợ tại công ty DPG giai đoạn 2019 – 2021

Các chỉ tiêu 2021 2020 2019 Tổng tài sản 5.959.093 4.820.437 5.084.249 Nợ phải trả 4.176.513 3.414.104 3.847.582 Tài sản ngắn hạn 2.769.619 1.738.808 2.199.502 Hàng tồn kho 667.463 434.231 760.010 Nợ ngắn hạn 2.430.221 1.862.846 1.915.227

Tỉ số khả năng thanh toán tổng quát 1,426810595 1,411918618 1,321414073

Tỉ số khả năng thanh toán hiện thời 1,139657258 0,933414786 1,148428881

Hệ số thanh toán nhanh 0,865006104 0,700313928 0,751603857

Về tỉ số thanh tốn tổng qt:

Thơng qua bảng số liệu phân tích, ta có thể thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát 3 năm ở mức ổn, Nợ phải trả luôn được đảm bảo bởi nhiều hơn 1 đồng tài sản. Điều này cho thấy rằng cơng ty DPG sẽ hồn tồn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn.

Nhìn chung về cơng ty sau 3 năm công ty đang dần cải thiện về tài sản. Cụ thể năm 2019 là 1,32 thì năm 2020 có sự tăng mạnh về tổng tài sản do công ty đầu tư vào tài sản cố định nên khả năng thanh toán tổng quát đạt 1,41 và tăng nhẹ vào năm 2021 đạt ~1,43. Khi so sánh với trung bình ngành thì DPG hiện đang ở mức thấp.

Về tỉ số khả năng th nh toán hiện thời:

Chi tiết vào khả năng thanh toán hiện thời của công ty hầu như lớn hơn 1, chỉ riêng có năm 2020 nhỏ hơn 1 do tài sản ngắn hạn giảm mạnh nguyên nhân chính do lượng tiền, phải thu khách hàng và hàng tồn kho giảm mạnh. Nhưng sang đến năm 2021 tài sản ngắn hạn công ty tăng mạnh ( tăng 59% so với năm ngối ) điều này có nghĩa là họ có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Từ 2020 tỷ lệ thanh tốn hiện hành của cơng ty tăng cao tương đương với tài sản ngắn hạn cao là tín hiệu cho thấy dịng tiền đang đến, vì vậy, bây giờ có thể là lúc để xem xét các lựa chọn để tăng trưởng.

58

Về lí thuyết, nếu chỉ số này thấp hơn 1 có nghĩa rằng DN đang khơng đảm bảo được các khoản nợ của mình và có thể sẽ mất khả năng thanh khoản nếu chỉ dùng Tiền và các khoản tương đương tiền để chi trả. Tuy nhiên trong thực tế, không một DN nào muốn duy trì tỉ số này bằng 1 hay lớn hơn 1 ngay cả khi họ có khả năng đó bởi vì nó đồng nghĩa với việc DN đang không sử dụng loại tài sản có tính thanh khoản cao này một cách có hiệu quả. DN hồn tồn có thể sử dụng số Tiền và các khoản tương đương tiền này để tạo ra doanh thu cao hơn, ví dụ như cho vay ngắn hạn thay vì chỉ dự trữ nó trong DN gây đọng vốn cũng như tốn nhiều chi phí quản lí.

Về tỉ số thanh toán nhanh

Khác với tỉ số thanh toán hiện thời, tỉ số thanh toán nhanh chỉ bao gồm những tài sản có tính thanh khoản cao hơn, đồng nghĩa với việc HTK sẽ bị trừ khỏi TSNH khi xác định tỉ số này. Trong cả 3 năm, tỉ số này của công ty đều trong khoảng 0,5- 1,0 cao nhất vào năm 2021 là 0,86, thấp nhất là vào năm 2020 chỉ đạt 0,7 và năm 2019 thì đạt 0,75. Điều này chứng tỏ rằng công ty đáp ứng được việc chi trả các khoản nợ trong ngắn hạn, khó gặp rủi ro mất khả năng thanh khoản.

 Từ những chỉ số cơ bản trên, công ty trong những năm gần đây vẫn duy trì phong độ ổn định, vẫn có khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn cũng như dài hạn. Tuy nhiên, tất cả các tỉ số đều thể hiện việc chậm trễ trong thanh toán các khoản nợ có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơng ty. Do đó, việc duy trì một tỷ lệ thanh khoản và thanh tốn phù hợp là việc vơ cùng cần thiết để giữ vững sức khỏe tài chính.

Một phần của tài liệu Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần đạt phương trong giai đoạn 2019 – 2021 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)