Mối quan hệ của các loại bài tập trong chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập chương cân bằng và chuyển động của vật rắn trong chương trình sách giáo khoa vật lý 10 trung học phổ thông theo tiếp cận hệ thống (Trang 39 - 41)

Chương 1 : Giới thiệu một số tiếp cận cơ bản trong lý luận dạy học

1.5. Dạy học bài tập vật lý theo quan điểm tiếp cận HT và ĐK

1.5.2.3. Mối quan hệ của các loại bài tập trong chương

Đối với bất kì phần bài tập của chƣơng nào, đều có một số tiêu chí chung để phân loại bài tập chƣơng. Ví dụ nhƣ phân chia theo nội dung, ngƣời ta có thể dựa trên cơ sở là các mục, các phần kiến thức để phân loại bài tập. Cũng theo nội dung, có thể phân ra dạng BT có nội dung lịch sử, BT có nội dung kỹ thuật hoặc BT có nội dung trừu tƣợng cụ thể. Với tiêu chí là yêu cầu hình thành kĩ năng, có thể chia ra thành ba dạng: bài tập luyện tập, BT nghiên cứu và BT sáng tạo... Cho dù đƣợc phân loại theo tiêu chí nào thì các dạng BT cũng có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau.

Giả sử có thể chia bài tập chƣơng "Cân bằng và chuyển động của vật rắn" thành năm dạng: BT về xác định trọng tâm vật rắn, BT về vật rắn chỉ có chuyển động tịnh tiến (khơng có chuyển động quay), BT về vật rắn chỉ có chuyển động quay (khơng có chuyển động tịnh tiến), BT về vật rắn vừa có chuyển động tịnh tiến vừa có chuyển động quay và cuối cùng là BT về các dạng cân bằng (cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định). Dạng thứ nhất rèn luyện cho HS khả năng xác định trọng tâm của vật rắn dựa vào định nghĩa của trọng tâm và các phép tốn (hình học, số học).

Kỹ năng này không thể thiếu vì trọng tâm có vai trị hết sức quan trọng trong việc xác định trạng thái cân bằng hay chuyển động của vật rắn ở các dạng sau.

Ví dụ bài tập: Một khối hộp lập phƣơng đặt trên một dốc nghiêng góc

 nhƣ hình vẽ. Tìm góc nghiêng cực đại để khối hộp chƣa bị đổ ?

Để giải quyết bài toán này, trƣớc hết HS cần xác định điều kiện để khối hộp cân bằng là trọng tâm "rơi" trên mặt chân đế (hay giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế). Do đó HS khơng thể khơng tự lập luận để xác định vị trí trọng tâm của khối hộp. Tức là phải sử dụng xen kẽ dạng bài tập thứ nhất vào trong quá trình giải các dạng bài tập còn lại.

Ba dạng BT (thứ hai, ba và bốn) có thể gọi là ba kiểu vật rắn với ba khả năng chuyển động khác nhau, từ đó ngƣời giải có thể xác định đƣợc cần vận dụng cơ sở kiến thức nào. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng trong thực tế ngoài trục quay cố định, vật rắn cịn có thể nhận trục quay tức thời. Cho nên khó có thể nói vật rắn chỉ có dạng chuyển động này mà khơng thể thực hiện dạng chuyển động khác. Sự phân chia ra ba dạng bài tập nhƣ vậy là nhằm mục đích tách bạch riêng các kiểu chuyển động rồi trên cơ sở đó khoanh vùng kiến thức vận dụng sao cho dễ hiểu dễ nhớ nhất.

Cho dù đƣợc phân loại nhƣng tất cả các dạng bài tập trong chƣơng "Cân bằng và chuyển động của vật rắn" đều không dừng lại ở mục tiêu ngƣời học giải đƣợc các bài tập một cách thành thạo. Mà mục đích lớn nhất của việc giải các BT chƣơng vẫn là củng cố, đào sâu kiến thức cho chính ngƣời học, mở rộng hiểu biết của ngƣời học về biểu hiện phong phú của

kiến thức đó trong thực tiễn và cuối cùng là nâng cao tính tự lực, phát triển tƣ duy sáng tạo của ngƣời học.

Có thể nói các dạng BT của chƣơng có mối quan hệ chặt chẽ hệ thống với nhau. Chúng chính là các thành tố của một chỉnh thể thống nhất. Mỗi một thành tố có thuộc tính rất đặc trƣng và độc lập. Nhƣng chúng luôn luôn tác động qua lại với nhau, thậm chí xen kẽ nhau. Ví dụ: để giải quyết một bài tập có thể cùng một lúc áp dụng phƣơng pháp xác định trọng tâm, xác định dạng chuyển động và mức vững vàng, các dạng cân bằng. Hơn nữa, tất cả các dạng đều nhằm hƣớng tới mục tiêu chung: Đó là phát triển tƣ duy của ngƣời học - đƣợc gọi là mục tiêu của hệ thống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống bài tập chương cân bằng và chuyển động của vật rắn trong chương trình sách giáo khoa vật lý 10 trung học phổ thông theo tiếp cận hệ thống (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)