Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh của phòng giáo dục đào tạo đối với các trường trung học cơ sơ huyện hải hậu, tỉnh nam định từ nay đến năm 2020 (Trang 29 - 36)

1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học tiếng An hở các trường trung học cơ

1.4.2. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

1.4.2.1.Quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp dạy học tiếng Anh

Mục tiêu: Tiếng Anh được triển khai trong chương trình GD THCS

nâng cao trình độ văn hóa và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức. Cả ba mục đích đều có tầm quan trọng nhất định. Mục đích giao tiếp là cơ bản nhất, hai mục đích cịn lại phải ln gắn với mục đích giao tiếp. Tốt nghiệp THCS, HS cần được cung cấp về kiến thức, kỹ năng cơ bản và phẩm chất trí tuệ để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động: Về kiến thức: HS có kiến thức cơ

bản, tương đối hệ thống và hồn chỉnh về ngơn ngữ tiếng Anh, phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lí lứa tuổi; Về kỹ năng: HS có thể sử dụng tiếng Anh

như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết; Về thái độ: Giúp HS có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hóa của một số nước nói tiếng Anh, từ đó có tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hóa và ngơn ngữ của các nước nói tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và tôn trọng nền văn hóa và ngơn ngữ của dân tộc mình. Bước đầu có nhu cầu và biết cách tự học để nắm và sử dụng tiếng nước ngoài trong học tập và trong đời sống.

Chương trình và nội dung dạy học ở trường trung học cơ sở:

- Trước đây sách giáo khoa của HS được coi là nguồn duy nhất chứa đựng nội dung dạy và học tiếng Anh, là phương tiện tiềm ẩn chứa đựng các phương pháp dạy của GV và phương pháp học của HS. Sách giáo khoa cũng là nền tảng của việc KT, ĐG kết quả học tập. Quan điểm dạy mới cho rằng toàn bộ hoạt động dạy và học trong nhà trường được thể hiện qua chương trình mơn học là tổ hợp các kinh nghiệm và hoạt động được tổ chức trong một môi trường sư phạm nhất định nhằm hình thành và phát triển ở HS những năng lực trí tuệ đạo đức và thẩm mỹ cần thiết cho HS.

- Chương trình tiếng Anh ở trường phổ thông được biên soạn theo 6 chủ đề chính (Gia đình, Nhà trường, Bè bạn, Thể thao, Các mùa, Môi trường và các Hoạt động hàng ngày) được lặp lại và có mở rộng từ lớp 6 đến lớp 9. Dưới chủ đề (theme) là các chủ điểm (topic). Hệ thống chủ đề và chủ điểm là cơ sở hình thành và phát triển các khả năng ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Theo quan điểm trường phái giao tiếp (Communicative approach)

thì nội dung khơng chỉ bao gồm 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết theo truyền thống mà ngày nay cần phải cung cấp, rèn luyện đảm bảo 3 thành tố (Ngữ âm, Từ vựng và Chức năng ngôn ngữ - các thành tố ngơn ngữ mang tính điều kiện) và 5 kỹ năng (Nghe, Nói và Nghe nói tương tác - các kỹ năng mang tính quyết định; Đọc, Viết - Reading, Writing - các kỹ năng mang tính hỗ trợ).

1.4.2.2. Quản lý việc đánh giá kết quả học tập của học sinh

- Để việc quản lý KTĐG kết quả học tập của HS đạt mục đích, cần xác định trình độ ngoại ngữ của HS so với mục tiêu đề ra; xem xét nội dung chương trình học có phù hợp với HS hay khơng để có kế hoạch điều chỉnh; phát hiện những lỗi HS hay mắc phải khi học ngoại ngữ để giúp họ khắc phục; điều chỉnh cách dạy của HS cho phù hợp với yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ dạy học.

- Đổi mới PPDH cần gắn liền với đổi mới về ĐG quá trình dạy học cũng như đổi mới việc KT và ĐG thành tích học tập của HS. ĐG kết quả học tập là q trình thu thập thơng tin, phân tích và xử lý thơng tin, giải thích thực trạng việc đạt mục tiêu GD, tìm hiểu nguyên nhân, ra những quyết định sư phạm giúp HS học tập ngày càng tiến bộ.

- Theo quan điểm phát triển năng lực, việc ĐG kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc ĐG mà cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. ĐG kết quả học tập đối với các môn học và hoạt động GD ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trị quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS. Hay nói cách khác, ĐG theo năng lực là ĐG kiến thức,

kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa (Leen pil, 2011).

1.4.2.3. Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên

Đây là cơng cụ của CBQL nhằm nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các GV trong tổ bộ môn, đồng thời hồ sơ chuyên môn của các GV là một trong những cơ sở pháp lý đánh giá việc thực hiện nền nếp

chun mơn. Hồ sơ cần phải có của mỗi GV theo quy định của Bộ GD-ĐT tại Công văn số: 68/BGDĐT-GDTrH ngày 07/01/2014 gồm: Giáo án (bài soạn); Sổ ghi kế hoạch giảng dạy và ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, thăm lớp; Sổ điểm cá nhân; Sổ chủ nhiệm (đối với GV làm công tác chủ nhiệm lớp).

1.4.2.4. Quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên

- Tự bồi dưỡng là quá trình tự tổ chức, thực hiện các hoạt động bằng nỗ lực bản thân để chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành kinh nghiệm của ban thân, sáng tạo và năng động do đó QL hoạt động tự học, tự bồi dưỡng là một yếu tố rất quan trọng, đó chính là QL hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV, giúp họ nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Nội dung của bồi dưỡng là cập nhật kiến thức, hướng dẫn GV việc đổi mới, áp dụng PPDH mới và các hình thức dạy học có hiệu quả cao.

- Để có phương tiện QL hoạt động này, địi hỏi các nhà QL phải có các quy định về cơ chế, chính sách và hồ sơ, chẳng hạn như là kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng của GV cho từng học kỳ, từng năm học và từng giai đoạn....

1.4.2.5. Quản lý nền nếp dạy học

Xây dựng nền nếp dạy học: xây dựng nền nếp dạy học tiếng Anh là

những tác động có mục đích, có kế hoạch theo chức trách của người QL nhằm chuyển hoá những yêu cầu khách quan mang tính chất hành chính của q trình dạy học tiếng Anh thành ý thức tự giác, tự chủ và tự quản, ý thức trách nhiệm cá nhân và tinh thần cộng đồng trách nhiệm của mỗi GV tiếng Anh thành hành vi, thói quen làm việc có tổ chức, có kỷ luật, tuân theo pháp luật và các qui chế, qui định GD các cấp đã được ban hành. Một trong những nhiệm vụ của Phòng GD-ĐT là chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học, phát huy tối đa vai trị của tổ chun mơn.

Giáo viên là người tổ chức, định hướng và giúp đỡ HS: tạo động lực

cho HS hứng thú học tập, kích thích HS tích cực trong hoạt động học và là người người hướng dẫn, lập kế hoạch trong công việc định hướng cho cả quá

trình học của HS cũng như phương pháp sư phạm của GV. GV cũng cần tìm hiểu được đối tượng HS của mình, biết rõ những điều kiện HS đã biết khi bắt đầu học hoặc bắt đầu bài học mới. Ln đặt vị trí của mình vào vị trí người học, cảm nhận và thơng hiểu các vấn đề HS vướng mắc, từ đó đề xuất và trợ giúp các phương hướng khả thi giải quyết các tình huống sư phạm.

Giáo viên là người điều khiển hoạt động dạy học: GV là người điều

phối các hoạt động dạy học, điều hoà các mối quan hệ giữa GV và HS.

1.4.2.6. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh Đổi mới phương pháp dạy học tiếng Anh

Đổi mới PPDH là q trình chuyển từ thầy thuyết trình, phân tích ngơn ngữ - trò nghe và ghi chép thành phương pháp mới đó là thầy là người tổ chức, giúp đỡ hoạt động học tập của học sinh, còn HS là người chủ động tham gia vào quá trình hoạt động học.

Hầu hết các quốc gia triển khai dạy học tiếng Anh đều nhận định rằng cách tiếp cận giao tiếp là phương pháp được ưa chuộng. Do đó GV nên khuyến khích HS tự thể hiện trong lớp một cách tự nhiên, càng thường xuyên càng tốt và tiếp xúc tối đa ngoại ngữ là vô cùng quan trọng.

Coi việc phát triển năng lực giao tiếp của HS qua càc hình thức nghe, nói, đọc, viết là đích của giảng dạy, lấy chủ đề là đơn vị dạy học, lấy nhiệm vụ (nhiệm vụ trong đời sống thực và nhiệm vụ GD) là những hoạt động giao tiếp trong lớp học và xem các thành phần của ngữ liệu: ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng là những phương tiện phải được cung cấp để người học rèn luyện và có thể giao tiếp thành cơng (chính xác và phù hợp) trong những tình huống cụ thể.

Giáo viên là người quyết định hàng đầu trong việc đổi mới phương pháp

giảng dạy có hiệu quả: Với sự nhận thức đúng đắn, với tinh thần trách nhiệm

và sự quyết tâm cao, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học và tổ chức hướng dẫn HS học tập tốt là những phẩm chất cần thiết của người GV trong nhà trường.

Tri thức của GV là những đặc điểm quan trọng trong công tác GD. GV với bất cứ lớp học nào đều phải hội đủ các điều kiện về kiến thức, khả năng giảng dạy hữu hiệu, lịng nhiệt thành và đức tính thân mật. Bên cạch đó GV phải có kỹ năng tổ chức hướng dẫn HS trong lớp học, có kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học, có năng lực tự thu thập thông tin phong phú của thời đại để phục vụ yêu cầu dạy học.

Đổi mới PPDH học phụ thuộc vào đối tượng, điều kiện, hồn cảnh vì vậy nhà giáo cần phải chủ động và có sáng kiến:

Làm cho HS biết tự học, tự vận dụng; Luôn liên hệ với thực tiễn đang thay đổi; Làm cho HS biết hợp tác và chia sẻ; Tận dụng sự hỗ trợ của phương tiện dạy học; Học cách thức đi tới sự hiểu biết. Coi trọng sự khám phá và khai phá trong học thuật; Học kỹ năng thực hành và thái độ thực tiễn trong nghề nghiệp; Học phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động. Biết mềm hóa tư duy và tuy cơ ứng biến; Học phương pháp nghiên cứu đi từ phân tích đối tượng và mơi trường để tìm giải pháp đồng bộ giải quyết những tình huống đa chiều.

Đổi mới PPDH không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học GD thực chất là tạo được một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có. Nói như vậy, không phải chúng ta dung hòa để làm "hơi khác hay tương tự cái đã có". Mà phải có cái mới thực sự để đáp ứng được

đòi hỏi của sự tiến bộ.

Nếu PPDH cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho HS làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên. Song cái khác căn bản ở đây là phương pháp giảng dạy cũ đã phần nhiều "bỏ quên HS". Nên bình thường, HS bị động trong tiếp nhận. Còn phương pháp giảng

dạy mới phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Thay vì bố trí bàn ghế theo kiểu truyền thống để giảng giải, phân tích như trước đây, GV bố trí, sắp xếp bàn ghế trong lớp học cơ động, tổ chức phong phú các hình thức hoạt động cho HS trong tiết học tạo điều kiện và môi trường thuận tiện cho việc dạy học, phát huy tối đa tính tích cực. Hoạt động học tập có thể được tiến hành theo hình thức cá nhân, theo cặp, theo nhóm, cả lớp và việc sắp xếp bàn ghế trong lớp học ngoại ngữ phải thuận tiện cho giao tiếp của HS, nên các hình thức được khuyên sử dụng là hình chữ U, hình trịn, hình móng ngựa...

Khơng giống như tổ chức dạy trong lớp như trước đây, GV có thể tham mưu và đề nghị với nhà trường tổ chức các hoạt động học ngoài lớp học: Tổ chức trải nghiệm, cắm trại, đến các làng quê, địa danh tham gia các hoạt động cộng đồng (sử dụng tiếng Anh trong khi tham gia)....

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tương tác sư phạm trong dạy học tiếng Anh

- Về tổng thể, tương tác là sự tác động qua lại giữa chủ thể hành động, các thành phần trong một hệ thống hoặc giữa các hệ thống.

- Trong dạy học nói chung, tương tác là sự tác động qua lại giữa các chủ thể là người dạy, người học và đối tượng dạy học cũng như toàn thể các thành phần của quá trình dạy học.

- Tương tác sư phạm là cách tiếp cận hoạt động dạy học, trong đó nhấn mạnh các mối quan hệ biện chứng giữa ba nhân tố, xem xét cơ chế tương tác trong mối quan hệ tam giác: người dạy - người học - môi trường.

Các yếu tố này tác động qua lại với nhau, tương tác với nhau nhằm đạt mục tiêu dạy học đề ra.

Trong thực tế giảng dạy, việc ứng dụng tốt PPDH trong môi trường TTSP sẽ giúp HS nhanh chóng khắc phục những điểm còn bất cập như khả năng giao tiếp, tính “e ngại”… trong học tiếng Anh, lớp học đơng, GV khơng bao qt hết, ít có cơ hội giao tiếp. Có thể khẳng định việc xây dựng mơ hình dạy học tiếng Anh trong mơi trường TTSP chính là tạo điều kiện tối ưu để phát huy tính đặc thù của dạy học bộ môn.

1.4.2.7. Quản lý việc sử dụng, khai thác công nghệ thông tin trong giảng dạy

Nội dung quản lý khai thác sử dụng CNTT trong giảng dạy bao gồm: thiết kế các giáo án điện tử, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, khai thác hàng loạt kho ứng dụng, học liệu online .....vào dạy học tiếng Anh từ đó thay đổi mẫu thức tương tác truyền thống GV - HS, mẫu thức tương tác trong PPDH đổi mới đa dạng hơn: GV- HS; HS –HS; GV, HS với TBDH có ứng dụng CNTT hiện đại; GV, HS với môi trường dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh của phòng giáo dục đào tạo đối với các trường trung học cơ sơ huyện hải hậu, tỉnh nam định từ nay đến năm 2020 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)