2.4.2.1. Thuận lợi:
- Đề án đã ra đời trong bối cảnh tình hình kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế nên đã nhận được sự đồng lịng, nhất trí của CBQL trong ngành, đội ngũ GV tiếng Anh, cha mẹ và HS trong cả nước nói chung và huyện Hải Hậu nói riêng. Hải Hậu là huyện có truyển thống 36 dẫn đầu tồn quốc về văn hố cấp huyện nên nơi đây luôn tồn tại tinh thần yêu nước và đặc biệt hiếu học của
lớp lớp thế hệ. Nhờ vậy mà phong trào học tiếng Anh, đặc biệt là việc triển khai học tiếng Anh theo Đề án 2020 ở huyện ngày càng được quan tâm hơn.
- Đội ngũ GV được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên hơn. Nhờ đó mà năng lực ngoại ngữ cũng như PPDH ngày càng được cải thiện và nâng cấp.
- Bộ phận HS cũng đã có ý thức vươn lên trong học tập, dành nhiều tâm, trí vào học hơn và quan tâm tới bộ mơn nhiều hơn, nhất là có ý thức rèn luyện không chỉ là kỹ năng viết, đọc hiểu mà còn cả kỹ năng nghe, nói và nghe nói tương tác.
- Trang bị CSVC, thiết bị trong phòng học ngoại ngữ của các trường THCS được đầu tư về lượng và chất: Laptop, Hệ thống âm thanh, máy chiếu Projector, Phịng học tiếng...
2.4.2.2. Khó khăn:
- Như đã đề cập ở trên, từ xưa tới nay, nơi đây đã tồn tại luồng tư tưởng là “sính” các mơn tự nhiên (Tốn, Lý, Hố) nên đa số cha mẹ HS đều hướng cho con em học các môn tự nhiên nhiều hơn, mong muốn con em họ vào được các trường THPT có chất lượng cao và sau này vào các trường đại học danh tiếng. Họ cho rằng lúc đó mới học tiếng Anh thì vẫn kịp. Do vậy, sự đầu tư của cha mẹ cho con em học tiếng Anh ngay từ cấp TH và THCS rất hạn chế, hơn nữa là ảnh hưởng xấu đến động cơ, động lực trong việc học tiếng Anh của học sinh THCS của huyện.
- Giọng nói ở địa phương cũng hết sức đặc biệt, đó là nói “ngọng” ,
chẳng hạn như là lộn “l” với “n”, “ch” với “tr” thậm chí với cả “t” – thay vì phát âm là “trường học”, nhiều người phát âm “tường học”. Vấn đề này khiến cho việc rèn phát âm, ngữ âm (pronunciation, phonics) gặp nhiều khó khăn, địi hỏi nhiều cơng sức, thời gian.
- Trang thiết bị, CSVC cũng còn thiếu và quá lạc hậu: các trường THCS mới chỉ trang bị các phịng nghe nhìn để dạy Âm nhạc và tiếng Anh. Đa số các trường trang bị máy laptop và projector để GV dạy một số tiết bằng Powerpoint là chủ yếu.
- Sĩ số HS trong một lớp quá đông nên việc truyền tải kiến thức cũng như phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS vẫn còn nhiều bất cập. Chất lượng học tiếng Anh của HS không đồng đều, việc đổi mới PPDH của GV chưa sâu, hạn chế giao tiếp, nặng về giảng giải. Thực tế đã phải tổ chức các chuyên đề để hướng dẫn GV tự học, tự thi lấy chứng chỉ, chia sẻ kinh nghiệm tự học và động viên để GV tự tin nói tiếng Anh. Thực tế cho thấy rằng NL ngoại ngữ của GV và HS còn quá xa so với chuẩn yêu cầu của KNLNN: Qua các đợt khảo sát GV và HS do Sở GD-ĐT Nam Định cũng như Phòng GD-ĐT Hải Hậu tiến hành trong những năm học vừa qua chỉ rõ:
Biểu đồ 2.1: Mức độ đáp ứng theo chuẩn KNLNN hiện nay của