3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đố
3.2.3. Xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ
Luật GD năm 2005, Điều 15, Chương II [37] nêu rõ: “Nhà giáo giữ vai
trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng” và đặt ra yêu cầu nhà giáo
phải có trách nhiệm “Không ngừng học tập, rèn luyện, nêu tấm gương tốt cho
người học”
Đối với huyện Hải Hậu, như đã đề cập trong Chương II, thực trạng về đội ngũ còn rất bất cập về cả lượng và chất. Do đó, chúng tơi ln xác vị trí quan trọng của biện pháp này và coi đó đó là biện pháp trọng tâm.
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Đảm bảo ổn định và phát triển về số lượng và chất lượng của đội ngũ GV và CBQL đáp ứng:
- Chuẩn nghề nghiệp theo đánh giá cuối năm học gồm 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí qui định tại Thơng tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ GD-ĐT về Ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GV trung học phổ thơng và theo tiêu chí Thơng tư liên tịch số 22/2015/TTLT- BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ GD-ĐT và Bộ Nội vụ về qui định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp GV THCS công lập [10] .
- Yêu cầu của địa phương (của UBND huyện Hải Hậu tại Quyết định số 8339/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án “Tăng cường công tác QL, nâng cao chất lượng GD giai đoạn 2015-2020” và của UBND tỉnh Nam Định theo QĐ 2005/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2011 về việc phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở GD phổ thông tỉnh Nam Định, giai đoạn 2011- 2020 và theo yêu cầu của Đề án 2020. Cụ thể là đến năm học 2017- 2018, tất cả GV tiếng Anh cấp THCS phải đạt từ B2 trở lên thì mới được bố trí dạy ở các trường THCS trong huyện.
- Yêu cầu cơ bản về năng lực GV tiếng Anh phổ thông theo qui định tại Công văn số 792/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 25 tháng 02 năm 2014 [7]. GV tiếng Anh cấp THCS phải đạt về năng lực gồm 5 lĩnh vực: Kiến thức về môn
học và chương trình; Kiến thức về dạy học tiếng Anh; Kiến thức về học sinh; Giá trị và thái độ nghề nghiệp; Kết nối và rút kinh nghiệm về dạy học tiếng Anh.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Nội dung 1: Tham mưu UBND huyện tuyển mộ, sắp xếp và kiện toàn đội ngũ CBQL và GV tiếng Anh
- Triển khai dạy tiếng Anh đối với CBQL các nhà trường nhất là với CBQL còn trẻ để trước hết họ ý thức được vai trị vị trí và tính cấp thiết phải học tiếng Anh trong thời đại ngày nay và mục đích sâu xa hơn là để có được sự chỉ đạo và QL dạy học tiếng Anh từ chính họ một cách chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn,
- Ưu tiên bổ nhiệm những CB, GV có trình độ hoặc chun mơn tiếng
Anh tham gia đội ngũ chuyên viên, lãnh đạo Phòng GD-ĐT, BGH các trường. Từ đó tăng cường cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo và QL hoạt động DH tiếng Anh ở địa phương.
- Ưu tiên tuyển dụng những giáo sinh tốt nghiệp ĐH, CĐ loại Giỏi, Khá , tốt nghiệp Cao học từ các trường uy tín, đầu ngành: ĐH SP Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, CĐ sư phạm Nam Định...., đông thời bố trí, sắp xếp cho GV chỉ phải thực hiện dưới 19 tiết/tuần.
- Điều chuyển tiến tới sự cân bằng về trình độ giữa GV tiếng Anh cấp TH với trình độ đào tạo GV tiếng Anh cấp THCS. Bố trí việc làm khác đối với GV có chất lượng thấp liên tục trong 3 năm học liên tiếp.
Nội dung 2: Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ
Với mục đích chính là để nâng cao trình độ tiếng Anh, năng lực sư phạm, đặc biệt thủ thuật, PPDH theo hướng tăng cường TTSP nên Phòng GD- ĐT tiến hành:
- Cử GV tham gia các lớp tập huấn và bồi dưỡng do Sở GD-ĐT tổ chức trong nội dung chương trình theo Quyết định số: 2005/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Đề án dạy
và học ngoại ngữ trong các cơ sở GD phổ thông tỉnh Nam Định, giai đoạn 2011-2020
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng ở huyện theo các hình thức tổ chức dưới dạng lớp học, hội nghị, hội thảo tập trung hoặc online nhưng đảm bảo tiến trình sau: Căn cứ vào nhận xét, đánh giá từ phía CBQL các trường và từ Phòng GD-ĐT, kết hợp với điều tra, khảo sát nhu cầu về tập huấn, bồi dưỡng của GV tiếng Anh; Xây dựng mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình bồi dưỡng GV tiếng Anh; Xác định cấu trúc và lựa chọn nội dung bồi dưỡng; Viết dự thảo chi tiết về chương trình bồi dưỡng; Tổ chức hội thảo lấy ý kiến về chương trình bồi dưỡng; Tiếp thu ý kiến phản hồi để hồn thiện chương trình bồi dưỡng GV; Lựa chọn đối tác đủ năng lực cung cấp các dịch vụ GD đảm bảo theo qui định của Sở GD-ĐT tỉnh Nam Định; Trình UBND huyện phê duyệt và tiến hành triển khai.
- Cập nhật thường xuyên chương trình bồi dưỡng.
Nội dung 3: Tăng cường và nâng cao hiệu quả việc sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn của giáo viên tiếng Anh
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV gồm: bồi dưỡng đào tạo, sinh hoạt chuyên môn, xây dựng các lớp học ảo, trao đổi thảo luận, tham gia diễn đàn, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các nguồn thơng tin khoa học và GD ... Do đó, Phịng GD-ĐT chủ trương chia thành 4 miền, mỗi miền gồm 9- 10 trường THCS có vị trí gần nhau để tổ chức sinh hoạt chuyên môn mỗi tháng 01 lần, đồng thời yêu cầu mỗi tổ nhóm chun mơn tiếng Anh trong từng trường THCS xây dựng tối thiểu 02 chuyên đề dạy học/học kì, tổ chức dạy thử nghiệm để dự giờ, phân tích, rút kinh nghiệm và nộp kết quả qua diễn tại tại website: truonghoctructuyen.edu.vn. Nội dung sinh hoạt được Phòng GD-ĐT định hướng, gồm:
- Xây dựng chủ đề, chủ điểm /chuyên đề DH: Thay cho việc dạy học
đang thực hiện theo từng bài/tiết trong SGK như hiện nay, các tổ/nhóm chun mơn căn cứ vào chương trình và SGK hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề, các chủ điểm, các chuyên đề phù hợp với PPDH tích cực.
- Biên soạn câu hỏi/bài tập: Với mỗi chủ đề, chủ điểm, chuyên đề, xác
định và mô tả 4 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để KT, ĐG năng lực và phẩm chất của HS trong DH.
- Thiết kế tiến trình DH: Tiến trình DH chủ đề, chủ điểm, chuyên đề
được tổ chức thành các hoạt động học của HS để có thể thực hiện trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của PP và kĩ thuật DH được sử dụng.
- Tổ chức DH và dự giờ: Trên cơ sở các chủ đề, chủ điểm, các chuyên
đề đã được xây dựng, tổ/nhóm chun mơn phân cơng GV thực hiện bài học để dự giờ, phân tích và rút kinh nghiệm về giờ dạy. Tập trung quan sát hoạt động học của HS thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu như sau:
+ Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của HS; đảm bảo cho tất cả HS tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
+ Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; khơng có HS bị “bỏ quên”.
+ Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học TTSP tích cực được sử dụng; khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.
+ Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS; chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học được thông qua hoạt động.
- Phân tích, rút kinh nghiệm bài học: quá trình DH mỗi chủ đề, chủ điểm,
chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động học của HS dưới dạng các nhiệm vụ học tập kế tiếp nhau, có thể được thực hiện trên lớp hoặc ở nhà. HS tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn của GV. Phân tích giờ dạy theo quan điểm đó là phân tích hiệu quả hoạt động học của HS, đồng thời ĐG việc tổ chức, KT, định hướng hoạt động học cho HS của GV. Việc phân tích bài học được căn cứ vào các tiêu chí sau:
Bảng 3.2. Các tiêu chí căn cứ để phân tích bài học theo Cơng văn 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08/10/2014 [6]
Nội dung Các yêu cầu
Kế hoạch và tài liệu dạy học
1 Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
2 Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kỹ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.
3 Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.
4 Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.
Tổ chức hoạt động học cho học
sinh
5 Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập.
6 Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.
7 Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
8
Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh.
Hoạt động của học
sinh
9 Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả HS trong lớp
10 Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
11 Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
12 Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Nội dung 4: Tăng cường và nâng cao kỹ năng ra đề KT và ĐG HS.
Tổ chức đánh giá HS theo qui định tại Điều 7,8 và 10 – Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 (sau đây gọi là Thông tư 58) [4]. Đây là một hoạt động mang tính pháp lý, địi hỏi người GV khơng chỉ có trình độ chuyên môn cao, nắm vững và sử dụng thành thạo các PP DH hiệu quả, mà còn phải nắm rõ những qui định, và được trang bị kĩ thuật KTĐG, tuân thủ những nội dung định hướng, các nguyên tắc và các qui trình KTĐG:
- Các qui định: Theo Điều 7,8 và 10 Thông tư 58.
- Nội dung: Các thành tố ngôn ngữ theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ngôn
ngữ của chương trình tiếng Anh THCS hiện hành; Các kỹ năng, kiến thức theo qui định về KNLNN đối với HS THCS tại Thông tư 01/2014/TT-BGD ĐT ngày 24/01/2014 [5].
- Nguyên tắc tổ chức: Xác định rõ mục đích, mục tiêu ĐG; Qui trình và
cơng cụ ĐG do mục đích, mục tiêu ĐG qui định; Có nhiều cơng cụ, biện pháp ĐG được sử dụng đồng thời mới có thể có được kết quả ĐG có giá trị; Nắm vững ưu nhược điểm của từng công cụ ĐG để sử dụng đúng; ĐG chỉ là phương tiện đi đến mục đích chứ khơng phải là mục đích; Kết quả của ĐG phải phục vụ các mục đích: Cải tiến, hồn thiện nội dung DH, PPDH; Quyết định liên quan đến cá nhân người học; Quyết định liên quan đến GV, chương trình đào tạo, quản lí hệ thống đào tạo
- Quy trình KTĐG bao gồm các bước sau: Bước 1: Xác định mục đích ĐG.
Trước khi tiến hành một hoạt động ĐG nào đó, Phịng GD-ĐT u cầu GV phải xác định mục đích ĐG. ĐG được tiến hành ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình DH. Ở mỗi thời điểm, ĐG có mục đích riêng: ĐG “khởi sự” – Placement Evaluation, nhằm khảo sát kiến thức đã có của người học trước khi bắt đầu giảng dạy đơn vị kiến thức mới liên quan; ĐG theo tiến trình (ĐG hình thành – Formative Evaluation) dùng để theo dõi sự tiến bộ của
người học, ĐG mức độ đạt các mục tiêu trung gian; ĐG chuẩn đoán (Diagnostic Evaluation) nhằm phán đoán, dự báo những khó khăn mà người học có thể gặp phải, phát hiện nguyên nhân của các lỗi thường gặp và lặp đi lặp lại để tìm cách khắc phục; ĐG tổng kết (Summative Evaluation) được tiến hành vào cuối kì giảng dạy 1 khóa học, mơn học, đơn vị học tập nhằm xác định được mức độ đạt được mục tiêu học tập và để đưa ra các quyết định về quản lý phù hợp.
Bước 2: Lựa chọn các hình thức, PP ĐG
Trên cơ sở mục đích ĐG được xác định, GV quyết định PP, hình thức ĐG phù hợp phù hợp – Có thể dùng PP quan sát, vấn đáp hay thi viết có thể dùng loại TNTL hay TNKQ hoặc kết hợp cả hai loại. Phòng GD-ĐT Hải Hậu định hướng lựa chọn sử dụng hình thức kết hợp TNTL với TNKQ đối với chương trình tiếng Anh các khối lớp 6,7,8 và sử dụng TNKQ đối với lớp 9.
Bước 3: Phân tích nội dung, xác định tiêu chuẩn, tiêu chí ĐG cho từng nội dung cần ĐG
Yêu cầu đặt ra đối với người soạn là phải xem xét toàn bộ nội dung ĐG và phân biệt: Những nội dung chỉ cần tái hiện hay tái nhận; Những nội dung cần giải thích, minh họa; Những ý tưởng phức tạp cần được phân tích, giải thích...
Bước 4: Thiết lập dàn bài thi
PP thường dùng để thiết lập dàn bài thi là lập bản quy định hai chiều (ma trận) với một chiều (hàng dọc) biểu thị tồn bộ nội dung, cịn chiều kia biểu thị cho các bậc mục tiêu (quá trình tư duy) mà bài thi muốn khảo sát.
Bước 5: Lựa chọn hoặc viết các câu hỏi
Đối với mục tiêu bậc 1 và một phần mục tiêu bậc 2 có thể viết các câu TNKQ nhiều lựa chọn hoặc ghép đơi. Trung bình để chọn được câu trả lời đúng cho một câu hỏi nhiều lựa chọn thì HS cần 01 phút. Do đó đây là căn cứ tương đối để người soạn quyết định số lượng câu hỏi cho các các mục tiêu ở bậc tương ứng.
Đối với một số mục tiêu bậc 2 và bậc 3 có thể dùng các câu TNTL có cấu trúc đề KT.
Bước 6: Phân tích câu hỏi
Nhằm xác định xem các câu hỏi có thể dùng làm cơng cụ để KT việc đạt các mục tiêu trong các nội dung cần KT hay không.
Nhằm ĐG độ khó, độ phân biệt của các câu hỏi đó để thay đổi hoặc điều chỉnh nếu cần.
Sau khi xem xét từng câu hỏi, phải phân tích để ĐG tồn bộ đề thi vừa được biên soạn, sử dụng các tiêu chí:
- Phạm vi nội dung cần bao quát.
- Sự cân đối của các loại câu hỏi về độ khó (bậc mục tiêu): Khả năng tái hiện; Hiểu biết, vận dụng; Phân tích, tổng hợp, đánh giá; Sự sáng tạo; Các