Quản lý việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh của phòng giáo dục đào tạo đối với các trường trung học cơ sơ huyện hải hậu, tỉnh nam định từ nay đến năm 2020 (Trang 39 - 64)

1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học tiếng An hở các trường trung học cơ

1.4.4. Quản lý việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo

giáo viên

Với mơn tiếng Anh, ngồi việc bồi dưỡng về mặt PPDH, cần chú ý tới việc phát triển năng lực ngôn ngữ của GV các trường THCS trên địa bàn huyện. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế, văn hóa phát triển của một huyện 36 năm dẫn đầu toàn quốc về văn hố nơng thơn, nếu GV tiếng Anh huyện Hải Hậu phát âm không chuẩn, khả năng giao tiếp kém sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến HS. Phòng GD-ĐT huyện Hải Hậu cần đặc biệt chú trọng chỉ đạo và đảm bảo vấn đề này. Ngoài việc yêu cầu các nhà trường đưa vào nội dung sinh hoạt tổ, nhóm hàng tuần cần tích cực triển khai có hiệu quả các nội dung cơ bản như bồi dưỡng GV theo chu kỳ về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ, cập nhật PPDH hiện đại, khai thác ứng dụng CNTT, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ, bồi dưỡng kỹ năng ra đề, KTĐG kết quả của HS.

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học tiếng Anh

Nội dung KT, giám sát hoạt động dạy học tiếng Anh đối với các nhà trường trên địa bàn QL của Phòng GD-ĐT bao gồm:

1.4.5.1. Kiểm tra hoạt động sư phạm, đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên

Phòng GD-ĐT điều động lực lượng cộng tác viên thanh tra, kiểm tra là GV nòng cột của huyện tham gia vào hoạt động thanh tra các nhà trường nhằm mục đích tư vấn, thúc đẩy nâng cao chất lượng giờ dạy cho 100% GV trong huyện. Mỗi GV được định kỳ chu kỳ 5 năm/lần thanh tra theo cấp trường và xếp loại về trình độ nghiệp vụ tay nghề, việc vận dụng đổi mới PPDH, hoạt động sư phạm của GV. Dạy học theo hướng phát huy triệt để tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong học tập; phân hóa dạy học theo đặc điểm của đối tượng; tạo điều kiện cho HS hoạt động thực hành; tăng cường dạy cách tự học.

1.4.5.2. Giám sát việc sử dụng thiết bị dạy học

Khai thác sử dụng tối ưu các điều kiện cốt yếu phục vụ cho hoạt động dạy học như CSVC, TBDH là cách tối ưu để phục vụ việc đổi mới PPDH ngoại ngữ theo hướng giao tiếp. Quản lý CSVC có nghĩa là QL thực trạng TBDH ngoại ngữ hiện có; xây dựng danh mục TBDH và xây dựng phòng học ngoại ngữ với các thiết bị đạt tiêu chuẩn; biên soạn tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về sử dụng thiết bị và phòng học ngoại ngữ. Sử dụng các ứng dụng, các phần mềm chuyên dụng phục vụ dạy học ngoại ngữ. Phát huy tác dụng các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tiếng Anh.

1.4.5.3. Giám sát việc tổ chức các hình thức ngoại khóa, hợp tác giáo dục trong dạy học tiếng Anh

Việc tổ chức các hình thức giao lưu ngôn ngữ, các kỳ thi tài năng cho HS như Olympic tiếng Anh, thi hùng biện, trị chơi ngơn ngữ, IOE...chính là tạo ra các sân chơi ngôn ngữ lành mạnh, tạo cơ hội cho thầy và trị cùng rèn luyện thực hành ngơn ngữ, thấy được ý nghĩa của môn học, đưa kiến thức vào

thực tiễn trải nghiệm. Đây cũng là cơ hội hợp tác liên trường, và giao lưu tích cực giữa GV, HS với người bản ngữ. Công tác tổ chức sự kiện, giám sát các mơ hình dạy học tiếng Anh chất lượng cao, các dự án liên kết với yếu tố nước ngồi giúp Phịng GD-ĐT đánh giá chính xác hơn chất lượng dạy học ngoại ngữ của các trường nhằm động viên, khích lệ và nắm vững thực trạng chất lượng đầu ra của hoạt động dạy học bộ môn.

Với việc sử dụng các GV nước ngoài vào giảng dạy tại trường, tạo ra rất nhiều lợi ích khơng chỉ cho HS mà còn tạo ra uy tin, nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Khi GV nước ngồi vào giảng dạy, họ đã đem lại khơng ít những lợi ích như nâng cao khả năng ngoại ngữ cho HS, nâng cao chất lượng giảng dạy, chuyển giao kỹ năng giảng dạy, tạo danh tiếng cho chương trình đào tạo, mở rộng qua hệ hợp tác quốc tế cũng được đánh giá cao.

1.4.6. Quản lý các điều kiện phục vụ dạy học

Để tăng cường hiệu quả hoạt động dạy học phải đảm bảo điều kiện về phòng học ngoại ngữ với thiết bị đầy đủ cho việc học, phòng học, thư viện, tài liệu sách giáo khoa và các thiết bị cho GV, HS tự học tiếng Anh như đài, đầu video, CD, VCD, các chương trình dạy tiếng Anh, các phần mềm học tiếng Anh…. Quản lý TBDH bao gồm: Đầu tư mua sắm, bảo quản TBDH; Quản lý việc tự làm TBDH; Quản lý sử dụng TBDH.

Cơng tác quản lý TBDH cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng khối lớp, từng GV để tạo ra tính chủ động, tích cực của mỗi chủ thể. Có được phương tiện, điều kiện phục vụ dạy học đầy đủ, đồng bộ, lại được khai thác, sử dụng tốt là có được một điều kiện tối ưu để nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt trong dạy học ngoại ngữ.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Vai trị của Phịng GD-ĐT

Thơng tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29/05/2015 quy định tại Điều 6,7 trong Chương II về vị trí, chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn của Phịng GD-ĐT [9] với những nội dung tóm lược như sau:

Phịng GD-ĐT là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng QL nhà nước về GD-ĐT tại địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi QL của Phòng GD-ĐT theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo uỷ quyền của UBND huyện.

Nhiệm vụ của Phòng GD-ĐT là hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch, chun mơn, nghiệp vụ, các hoạt động GD, phổ cập GD, xóa mù chữ; cơng tác tuyển sinh, thi, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở GD thuộc thẩm quyền QL của UBND cấp huyện. Tức là, có trách nhiệm trước UBND cấp huyện về việc QL, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ trong dạy và học của trường MN, TH và THCS trên địa bàn trong đó có bộ mơn tiếng Anh. Vì vậy, có thể khẳng định cơng tác QL của Phịng GD-ĐT có ảnh hưởng quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh tại các trường THCS.

- Chức năng và nhiệm vụ đối với bộ môn tiếng Anh

Với vai trò QL nhà nước và chỉ đạo chun mơn của mình, Phịng GD- ĐT nắm chắc đặc điểm địa bàn, các điều kiện phục vụ cho dạy và học tiếng Anh. Do đó có khả năng tham mưu, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, qua đó trực tiếp góp phần QL tốt hoạt động dạy học, đưa chất lượng dạy và học tiếng Anh được nâng lên (thông qua QL, chỉ đạo về nội dung, chương trình; về đổi mới PPDH; về cơng tác tham mưu tuyển chọn, bồi dưỡng đội ngũ GV...). Điều này có nghĩa, Phịng GD-ĐT thực hiện tốt nhiệm vụ, chức năng của mình sẽ là một trong những yếu tố nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh của các trường trên địa bàn huyện.

1.5.1.2. Năng lực của cán bộ quản lý

- Năng lực chuyên môn: Trước hết, CBQL cần phải có trình độ chun mơn, vững vàng, nắm vững nội dung, chương trình đào tạo. Đây là yếu tố tiền để để tiến hành công tác lãnh đạo, chỉ đạo đội ngũ giáo viên. Để đạt được điều

này, đòi hỏi CBQL phải có khả năng tự học, tự bồi dưỡng chun mơn, tích cực, nhạy bén để đáp ứng yêu cầu đào tạo của bậc, cấp học trong giai đoạn đổi mới như hiện nay.

- Năng lực quản lý: CBQL phải có năng lực dự báo, thiết kế, tổ chức,

thực hiện kế hoạch; năng lực QL hành chính, tài chính; năng lực QL xây dựng đội ngũ; năng giao tiếp, thực hiện công tác xã hội hóa GD; tổng kết rút kinh nghiệm; nghiên cứu khoa học; KT, ĐG, tư vấn thúc đẩy. Tất cả là làm cho các cá nhân, bộ phận được vận hành theo đúng qui luật một cách ổn định và phát triển.

1.5.1.3. Đội ngũ giáo viên

Nghị quyết lần thứ II của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa VIII đã khẳng định “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển GD là phải đặc biệt

chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ GV và cán bộ QLGD cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và nâng cao năng lực chuyên môn” [15, tr.15]. Đội

ngũ GV là nguồn nhân lực sư phạm có vai trị quyết định chất lượng GD trong các nhà trường. QL đội ngũ GV bao gồm phát triển đội ngũ ngang tầm với nhiệm vụ, sử dụng nguồn nhân lực sư phạm có hiệu quả và xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mỗi cá nhân và tập thể.

Xã hội nói chung, GD nói riêng, càng phát triển bao nhiêu thì địi hỏi chất lượng đội ngũ càng phải cao bấy nhiêu và chất lượng đội ngũ GV cũng khơng phải là ngoại lệ, và có như vậy mới đưa GD lên tầm cao mới.

1.5.1.4. Tập thể học sinh

Sản phẩm và kết quả đào tạo của nhà trường phổ thông thể hiện ở mức độ thông hiểu, kiến thức, kĩ năng và thái độ của HS. Ở cấp huyện sức ép đè lên các trường THCS ngày càng lớn, nhất là chất lượng tuyển sinh đầu vào lớp 10 ở các trường THPT ngày càng cao đối với tất cả các bộ môn thi. Đối với bộ mơn tiếng Anh thì khơng thể tránh khỏi vì bộ mơn này nhiều năm nay đã được các Sở GD-ĐT đưa vào là bộ môn thi bắt buộc, ngồi ra cịn phải đạt chuẩn đầu ra là A2 theo quy định là bài toán thách thức với bất cứ cơ sở GD nào.

Hiện nay, Đề án quốc gia 2020 đã được ban hành và được xem là bước đột phá chiến lược nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ nhưng để đạt được chỉ tiêu đề ra, Đề án đã dành sự quan tâm đặc biệt đến bồi dưỡng phát triển đội ngũ, rà soát bổ sung CSVC dạy học ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Từ những phân tích trên cho phép chúng ta khẳng định rằng các yếu tố ảnh hưởng đến các biện pháp QL hoạt động dạy học tiếng Anh tại các trường THCS không chỉ là các yếu tố mang tính khách quan mà cịn có các yếu tố mang tính chủ quan. Trong đó, yếu tố khách quan đóng vai trị tiền đề và yếu tố chủ quan đóng vai trị quyết định.

Tiểu kết chương 1

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh là một bộ phận trong công tác QLGD ở nhà trường phổ thông, góp phần làm cho quá trình GD trở nên tồn diện. Cơng tác QL, chỉ đạo điều phối toàn bộ những điều kiện tiên quyết cho tất cả các nhân tố tồn tại và hoạt động theo hướng ổn định và phát triển. Từ đó khiến các chủ thể và khách thể tham gia trong hoạt động dạy học đi đúng theo quy luật của tự nhiên, của chuyên môn và phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, nhờ đó chất lượng mơn tiếng Anh được cải thiện, phát triển.

Phòng GD-ĐT - cấp QL trung gian – trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình cần phải có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dạy học các bộ mơn trong đó có mơn tiếng Anh. Vai trị QL chun mơn của Phòng GD-ĐT, đối với bộ mơn tiếng Anh phải được hết sức quan tâm vì việc QL chuyên môn tiếng Anh ở cấp trường là rất khó khăn: CBQL các trường khơng có chun mơn là tiếng Anh, hơn thế việc triển khai Đề án ngoại ngữ 2020 cũng địi hỏi phải có sự chỉ đạo, QL từ cấp huyện.

Những nghiên cứu ban đầu về cơ sở lý luận và các vấn đề có liên quan đến Đề tài của chương 1 của luận văn là cơ sở để tiến hành điều tra nghiên cứu, phân tích thực trạng và từ đó đề xuất các biện pháp QL dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đối với các trường THCS ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ nay đến năm 2020.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TIẾNG ANH CỦA PHÒNG GD-ĐT ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG THCS

HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH 2.1. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Hải Hậu

2.1.1.Vị trí địa lí, dân số, lao động huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

Hải Hậu là huyện ven biển tỉnh Nam Định, hình thành cách đây hơn 5 thế kỷ, có tọa độ địa lí khoảng từ 20,00 đến 20,15 vĩ độ Bắc và 106,00 đến 106,21 kinh độ Đơng. Phía Đơng giáp huyện Giao Thủy. Từ Tây Bắc xuống Tây Nam huyện là sông Ninh Cơ, tiếp giáp với huyện Trực Ninh và Nghĩa Hưng. Phía Bắc giáp huyện Xuân Trường. Điểm cực Bắc là Trại Đập xã Hải Nam, phía Nam là biển Đơng - Điểm cực Nam là mũi Gót Chàng. Diện tích 226 km2, dân số hiện nay 294.216 người, trong đó đồng bào theo đạo công giáo trên 40%, được phân bố ở 32 xã và 3 thị trấn. Mật độ trung bình 1.301 người/km2. Lịch sử hình thành và phát triển mảnh đất, con người Hải Hậu là thành quả đấu tranh kiên cường mở đất và giữ đất, là sự đồng cam, cộng khổ, sự cố kết cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo và nhẫn lại, là những truyền thống quý báu kết tinh từ trí tuệ, mồ hơi và cả xương máu của bao thế hệ người Hải Hậu, khai phá, xây dựng và bảo vệ.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.

Trong những năm qua, Hải Hậu tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết và các Đề án của Đảng bộ huyện, huyện tiếp tục đạt được những thành tựu khởi sắc trong phát triển kinh tế xã hội. Năm 2015 huyện được công nhận đạt chuẩn nơng thơn mới tồn quốc, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,71% tăng 0,38%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, năng suất lúa đạt 127,23 tạ/ha tăng 2,2% so với năm 2015, tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 27,59 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 2,33%, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế ước đạt 70%, giữ vững điển hình văn hóa cấp huyện của cả nước 36 năm liên tục.

2.2. Sơ lược về các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

2.2.1. Giới thiệu về hệ thống trường trung học cơ sở

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hải Hậu có 39 trường THCS cơng lập với quy mô lớp, số HS cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Thống kê số lớp, số học sinh cấp THCS huyện Hải Hậu

Năm học Số trường Số lớp Số HS Số nữ

2013-2014 39 419 15 574 8172

2014-2015 39 418 15 414 8095

2015-2016 39 409 14 437 7785

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Phòng GD-ĐT các năm học gần đây)

Số liệu trên cho thấy quy mô trường lớp tương đối ổn định, số HS trong những năm gần đây có xu hướng giảm do làm tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, thêm vào đó, cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, do đó bình qn khơng q 45 HS/lớp, phù hợp với quy định của Bộ GD-ĐT.

- Về đội ngũ CB, GV, NV :

Bảng 2.2: Thống kê chất lượng đội ngũ quản lý và giáo viên dạy tiếng Anh cấp trung học cơ sở

TT Trình độ CM nghiệp vụ CBQL GV tiếng Anh Hệ đào tào tại chức GV tiếng Anh đạt chuẩn CEFR GV tiếng Anh chưa đạt chuẩn CEFR 1 Cao đẳng 03 17 09 15 08 2 Đại học 76 71 70 62 03 3 Sau đại học 01 00 00 00 00 Cộng 80 88 79 77 11

(Nguồn: Thống kê số liệu phát triển chất lượng cán bộ, viên chức Phòng GD-ĐT tính đến ngày 31/05/2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh của phòng giáo dục đào tạo đối với các trường trung học cơ sơ huyện hải hậu, tỉnh nam định từ nay đến năm 2020 (Trang 39 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)