3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Phòng GD-ĐT đố
3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh và
và về tính cấp thiết phải nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh của các trường trung học cơ sở huyện Hải Hậu
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Thế giới hiện nay, tiếng Anh được xác định là quốc tế ngữ. Đất nước chúng ta đang mở cửa và hội nhập, chúng ta cần ngoại ngữ để tự chủ trong học tập, nghiên cứu, trong giao tiếp, trong kinh doanh, và trong sản xuất. Một khi các chủ thể, khách thể tham gia vào công tác chỉ đạo, QL và thực hiện đã nhận thức rõ được điều này họ sẽ có quan tâm, có đầu tư, có (tạo) động lực, niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo, tự học và sự tâm huyết đối với việc dạy môn tiếng Anh trong nhà trường THCS. Còn đối với HS, các em sẽ tích cực học tập, cha mẹ HS tích cực tạo điều kiện, tạo phương tiện để con em học tiếng Anh tốt hơn.
Đối với huyện Hải Hậu, thông qua tuyên truyền làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức của tồn hệ thống chính trị và toàn dân trong huyện về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của bộ môn và điều nhất thiết là phải nâng cao chất lượng bộ môn, đáp ứng yêu cầu của địa phương và của Đề án ngoại ngữ 2020. Từ đó, tạo sự đồng thuận trong cơng tác chỉ đạo, QL và tổ chức thực hiện.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong các cơ quan, nhà trường, các tổ chức chính trị xã hội, tơn giáo và đến tận các khu dân cư thông qua hệ thống truyền thông, thông tin đại chúng của huyện và của các xã, thị trấn :
Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo và yêu cầu Đài phát thanh – truyền hình huyện và Đài tiếp thanh các xã, thị trấn thường xuyên có các chuyên đề về Dạy và Học ngoại ngữ để phát sóng hàng tuần và hàng tháng. Các thơng tin về tầm quan trọng, ý nghĩa và tính cấp thiết về chất lượng của bộ môn được chuyển tải tới các tầng lớp cán bộ và nhân dân trong toàn huyện.
Cán bộ quản lý các trường THCS xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ để tuyên truyền đối với HS và trong các phiên họp CMHS đối với CMHS. Trong đó đội ngũ GV (nhân tố quyết định chất lượng GD trong nhà trường) phải là những hạt nhân, đóng vai trị quan trọng trong việc tuyên truyền. Nhận thức của CBQL có tác động rất lớn đến nhận thức của đội ngũ ấy. Ngọn lửa chuyên mơn phải do chính người đứng đầu trường học, các nhà QLGD khơi gợi lên, đóng vai trị như các sứ giả. Phần lớn GV môn tiếng Anh sẽ khơng thờ ơ đứng ngồi cuộc khi chính Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của họ có trình độ tiếng Anh nhất định, am hiểu về chuyên môn và quan tâm thực sự đến việc dạy và học tiếng Anh cũng như chất lượng GD chung của nhà trường. Bên cạnh đó, CBQL nhà trường phải là người đưa ra các biện pháp và tổ chức thực hiện nhằm quán triệt các GV tiếng Anh về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc DH tiếng Anh ở trường THCS hiện nay. Đồng thời bức thông điệp này cũng phải được các nhà trường gửi tới các bậc CMHS, HS một cách đúng đắn và kịp thời.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
Trước hết các cấp ủy Đảng, Chính quyền từ cấp huyện đến các xã, thị trấn và từ đây tới các thơn, xóm. Trực tiếp hơn phải là cán bộ, lãnh đạo Phòng GD-ĐT, CBQL các nhà trường nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn tiếng Anh và yêu cầu cần cải thiện nâng cao chất lượng bộ môn của huyện
hiện nay đảm bảo đáp ứng yêu cầu giai đoạn hiện nay đến 2020.
Mỗi thầy cô giáo dạy môn tiếng Anh và GV chủ nhiệm phải thực sự có tâm huyết và trách nhiệm với cơng việc trong việc tiếp thu và tự hồn thiện nhận thức của mình. Chính GV phải là người tiên phong trong việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng để khơng ngừng nâng cao trình độ ngoại ngữ và chuyên môn, PPGD để thu hút ngày càng đông HS hứng thú học tập tiếng Anh hiệu quả.
Tất cả những ca tuyên truyền, buổi tọa đàm, thảo luận có liên quan đến dạy và học môn tiếng Anh phải được tổ chức nghiêm túc, chu đáo và có nội dung thiết thực; và phải chọn thời gian, địa điểm có nhiều người được tiếp thu nhất cho dù khơng nhất thiết phải có quy mơ lớn, tránh hình thức và lãng phí.