Quản lý hoạt động học của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh của phòng giáo dục đào tạo đối với các trường trung học cơ sơ huyện hải hậu, tỉnh nam định từ nay đến năm 2020 (Trang 36 - 39)

1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học tiếng An hở các trường trung học cơ

1.4.3. Quản lý hoạt động học của học sinh

Hoạt động học của HS là hoạt động song song cùng tồn tại với hoạt động dạy của GV. QL hoạt động học tập của người học là QL việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của người học trong suốt quá trình học tập. Người học vừa là đối tượng QL, vừa là chủ thể QL.

Yêu cầu đặt ra cho công tác QL hoạt động học tiếng Anh của HS tại các trường phổ thơng là phải làm cho HS có động cơ và thái độ đúng đắn trong học tập; có ý thức tự giác tìm tịi, nghiên cứu, chủ động lĩnh hội kiến thức tiếng Anh, rèn luyện các kỹ năng thực hành tiếng Anh và kỹ năng giao tiếp. QL hoạt động học tập của HS cần đạt được những yêu cầu sau:

1.4.3.1. Động cơ học tập của học sinh

Động cơ là quá trình tâm lý tạo nên sự kích thích, sự định hướng, sự bền vững của những hoạt động tự nguyện hướng tới mục tiêu.

Động cơ cùng với Mức độ khả năng + Mức độ kỹ năng + Tri thức về việc làm như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ + Tình cảm/cảm xúc + Tạo thuận lợi và kìm hãm những điều kiện ngồi tầm kiểm sốt là các nhân tố dẫn đến thành quả, thúc đẩy, định hướng và duy trì hoạt động tự học của HS. Theo thuyết nhu cầu được xếp từ thấp tới cao: nhu cầu cơ bản sinh học; nhu cầu về an toàn, nhu cầu về được thừa nhận, nhu cầu về sự thừa nhận, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện. Động cơ là tiền đề, là điều kiện cho việc học tiếng Anh của HS.

Sơ đồ 1.1: Tháp nhu cầu con người của Moslow

Việc xây dựng động cơ tích cực học tập cho HS là nội dung cơ bản, rất quan trọng của công tác QL hoạt động học tiếng Anh của HS. Phải làm cho HS có động cơ và thái độ đúng đắn trong học tập và có ý thức tự giác tìm tịi, nghiên cứu, chủ động lĩnh hội kiến thức.

Học sinh là chủ thể lĩnh hội tri thức, do vậy nếu các em chủ động, biết cách tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, có động cơ học tập đúng đắn, sẽ có hứng thú học tập và có kết quả tốt. Môi trường học tập tiếng Anh theo hướng tăng cường TTSP giúp HS trở thành người thợ chính trong quá trình học của mình. Học sinh cần thể hiện thái độ hứng thú ngay khi bắt đầu việc học và có hành vi tham gia tích cực liên tục, có trách nhiệm trong suốt quá trình học.

- Sự hứng thú của HS: Nội dung mơn học phong phú, có nhiều vấn đề

đòi hỏi HS phải động não cùng với khả năng sư phạm tốt của GV, sự điều phối giờ học một cách khoa học và dân chủ sẽ kích thích sự sáng tạo của HS. Ngược lại, HS tự tạo cho mình hứng thú đối với môn học bằng cách thấy

được tầm quan trọng và lợi ích của nội dung học trong cả hiện tại và tương lai. Từ đó tạo tâm thế phấn khởi, say mê đi vào nghiên cứu, tìm hiều những kiến thức cần thu lượm. HS tự tin trong việc học sẽ giúp các em học hỏi được nhiều hơn, tự tạo cho mình động lực và vượt qua rào cản đầu tiên trong quá trình lĩnh hội tri thức.

- Những trải nghiệm của HS: Từ những trải nghiệm đã qua GV giúp

làm phong phú cho vốn kinh nghiệm của HS, từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động học tập cho HS; và ngược lại, những tri thức mà HS thu nhận trong nhà trường sẽ được áp dụng vào trong thực tiễn cuộc sống.

- Các giá trị kích thích sự hứng thú: Những giá trị này được kế thừa từ

truyền thống gia đình, từ nhà trường và xã hội, từ các điều kiện vùng miền tự nhiên nơi HS sống và học tập. HS chịu ảnh hưởng của các giá trị truyền thống và sẽ có những điều chỉnh phù hợp với cuộc sống hiện tại.

1.4.3.2. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Theo dõi kết quả học tập của HS giúp GV thu nhận những thông tin phản hồi, kết quả học tập thể hiện chất lượng của quá trình dạy học và mức độ đạt được các mục tiêu dạy học.

Các hình thức KT, ĐG cần tuân thủ theo các hình thức cơ bản, theo quy chế chung của Bộ GD-ĐT bao gồm KT miệng; kiểm tra 15 phút; KT 1 tiết; KT cuối học kỳ. Cấu trúc của các bài KT viết 1 tiết và cuối học kì cần đo được 4 kỹ năng (Kiến thức ngôn ngữ:25-30%; Đọc:25-30%; Nghe:20-25%;

Viết:20-25%).

Nội dung các bài KT cần gắn liền với mục tiêu của các bài học tại thời điểm kiểm tra. Việc KT, đánh giá kết quả học tập của HS cần được thực hiện theo các qui định trong quy chế về KT, đánh giá kết quả học tập về KT định kỳ và KT thường xuyên. Khuyến khích việc đa dạng hóa các hình thức KTĐG: kiểm tra nói, viết, ĐG thơng qua các hoạt động thực hành, luyện tập bài học trên lớp cũng như chuẩn bị bài và làm bài tập ở nhà. Việc chữa bài

kiểm tra và củng cố kiến thức sau bài KT định kì cần được GV thu xếp trong thời lượng đã cho và trong khoảng thời điểm hợp lý.

Trong QL hoạt động học tập cần lưu ý tính phức tạp và tính trừu tượng về sự chuyển biến trong nhân cách, do tác động đồng thời của nhiều yếu tố chủ thể và khách thể, làm cho kết quả học tập bị hạn chế.

Quản lý hoạt động học tập có nội dung, yêu cầu cụ thể, vì vậy cần phải tăng cường việc KT-ĐG các hoạt động học tập của người học và hoạt động giảng dạy của người thầy. QL hoạt động học tập bao gồm: QL học trên lớp, hoạt động tự học và các hoạt động ngoại khóa.

1.4.3.3.Quản lý phương pháp học tập ngoại ngữ của học sinh

Phương pháp học tập có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập và đáp ứng được mục tiêu của GD phổ thơng. Ngồi hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu, động viên HS và giúp học HS tham gia vào các hoạt động giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo và với tinh thần hợp tác cao. GV cần hỗ trợ HS luyện tập thực hành giao tiếp một cách có ý thức trong hoạt động học tập trên lớp và tự học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học tiếng anh của phòng giáo dục đào tạo đối với các trường trung học cơ sơ huyện hải hậu, tỉnh nam định từ nay đến năm 2020 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)