Phân tích định tính diễn biến các giờ học trong quá trình thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 76 - 77)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.5.1.Phân tích định tính diễn biến các giờ học trong quá trình thực

3.5. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.5.1.Phân tích định tính diễn biến các giờ học trong quá trình thực

nghiệm sư phạm

Theo quan sát của chúng tôi cho thấy, nhìn chung các em học sinh lớp thực nghiệm rất thích thú khi được học các tiết học bằng BGĐT. Các em học sinh tỏ ra sôi nổi khi tham gia các trị chơi, thảo luận nhóm, chăm chú quan sát các video quay thí nghiệm thực, các thí nghiệm ảo, Flash và tập trung, nghiêm túc khi làm các phiếu học tập cuối giờ học.

Các em HS rất hào hứng khi được tham gia trị chơi ơ chữ, ở hoạt động này chúng tơi tiến hành chia nhóm (4 nhóm ứng với 4 tổ). Kết thúc hoạt động là những phần thưởng nhỏ liên quan đến nội dung bài học đã kích thích được sự tị mị, sơi nổi của các tổ, tạo được khơng khí tích cực đầu giờ học.

Do triển khai dạy ở phòng học đa năng, máy chiếu đã cũ, bị hạn chế về âm thanh, ánh sáng ... nên một số video quay thí nghiệm thực trở nên khó quan sát, chỉ có một số HS ngồi gần máy chiếu là quan sát rõ. Các thí nghiệm mơ phỏng, thí nghiệm ảo, Flash đều dành được sự quan tâm, bàn luận của các em về các hiện tượng và các qui trình đã nêu, và hiệu quả của nó được thể hiện qua kết quả câu trả lời trong các phiếu học tập.

Phần ôn tập và củng cố cuối tiết dạy đã thực sự thu hút được cả lớp. Phần mềm Violet với nhiều loại câu trắc nghiệm như: điền khuyết, kéo thả, ghép đôi, trắc nghiệm đa lựa chọn đã tăng thêm tính hiệu quả cho bài giảng.

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, hoạt động dạy học vẫn còn một số điểm phối hợp chưa tốt. Do học sinh quen với lối học thầy giảng – trò chép nên các em thường cố gắng chép lại hết các nội dung trình chiếu mà chưa biết cách chắt lọc các nội dung trọng tâm; các em cũng chưa quen với hình thức thảo luận nhóm, một số vẫn tỏ ra thiếu tập trung và phân tán chú ý. Có thể nói, cách triển khai giảng dạy này còn quá mới mẻ với các em học sinh, mặt khác những nhược điểm của cách dạy truyền thống chưa dễ gì thay đổi ngay được qua một, hai tiết dạy thực nghiệm. Tuy nhiên, có thể thấy, BGĐT đã tạo được sự hứng thú, tính tích cực, sự sôi nổi của học sinh, thể hiện ở khơng khí lớp học, ở kết quả các phiếu học tập, kết quả các phiếu điều tra; qua đó phần nào phản ánh được tính hiệu quả, sự phù hợp và tính khả thi của BGĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 76 - 77)