Khảo sát thực trạng của việc dạy học Hoá học ở trƣờng trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 72 - 74)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1.Khảo sát thực trạng của việc dạy học Hoá học ở trƣờng trung học

phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Qua thời gian công tác tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều , tôi đã thấy thực trạng của việc dạy học Hóa học tại trường như sau:

Về cơ sở vật chất, trường THPT Nguyễn Gia Thiều tuy có khn viên

nhỏ, hẹp, nhưng được trang bị đầy đủ các thiết bị và phương tiện dạy học. Trường có 1 phịng thí nghiệm dành cho bộ mơn Hố – Sinh, với dụng cụ và hoá chất tương đối đầy đủ. Trường có 2 phịng máy với 2 máy chiếu để phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường.

Về đội ngũ giáo viên dạy mơn Hố học, trường hiện có 7 giáo viên dạy

Hố, trong đó đa phần các giáo viên dạy đồng thời chương trình của cả hai khối học. Riêng khối 12 có tổng số là 16 lớp, nhưng chỉ có 5 giáo viên dạy Hoá. Hầu hết các giáo viên ở trường đều có trình độ và năng lực tốt, nhiệt tình, u nghề, tuổi đời cịn trẻ, ln đổi mới và tiếp cận với công nghệ hiện đại.

 Về tình hình dạy và học mơn Hố học:

 Qua tìm hiểu và trao đổi với giáo viên và học sinh, tôi thấy hầu hết giáo viên Hố học rất ít khi sử dụng thí nghiệm trong các giờ dạy lí thuyết. Do phải kiêm nhiệm hai khối lớp, phải dạy cả sáng và chiều nên thời gian để chuẩn bị cho các thí nghiệm rất hạn chế. Mặt khác, cán bộ trơng coi phịng thí nghiệm cũng chỉ đáp ứng được phần nào các yêu cầu của giáo viên bộ môn, nên đối với các thí nghiệm khó và phức tạp, cầu kì và thời gian kéo dài thì hầu như khơng được thực hiện. Học sinh chỉ được xuống phịng thí nghiệm trong các tiết thực hành bắt buộc. Giáo viên bộ mơn Hố cũng chỉ lựa chọn

các thí nghiệm đơn giản, phù hợp với điều kiện nhà trường để tiến hướng dẫn thực hành thí nghiệm cho học sinh.

 Trong các giờ học trên lớp, vẫn duy trì cách giảng dạy truyền thống, hầu hết giáo viên thường sử dụng bảng phấn, và nếu cần minh hoạ cho bài học thì sử dụng các tranh vẽ, biểu đồ, biểu bảng là chính. Cách dạy vẫn theo lối là truyền thụ - lĩnh hội nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động cho học sinh. Học sinh vẫn phải chấp nhận các kết quả lí thuyết, mà ít có điều kiện để kiểm chứng. Do vậy, khi được xuống phịng thí nghiệm, hoặc được học tại phòng học đa năng, các em học sinh đều tỏ ra rất thích thú và hào hứng.

 Các phòng học đa năng được sử dụng chủ yếu cho việc học môn Tin học, hoặc trong các tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi. Khi tiến hành triển khai dạy học có sử dụng các phương tiện và cơng nghệ hiện đại, học sinh sẽ phải di chuyển từ phịng học thơng thường sang phòng học đa năng. Do lượng máy chiếu quá ít so với nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều của các giáo viên trong trường, của các môn học khác nhau, nên các phịng học đa năng thường rơi vào tình trạng quá tải.

 Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đã được nhà trường và các giáo viên quan tâm. Trường đã tổ chức được một số hội thảo, tập huấn về công nghệ thông tin cho giáo viên. Các giáo viên trong trường đều tham gia cuộc thi “Xây dựng bài giảng điện tử e- learning và các phần mềm giáo dục” do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà nội tổ chức. Tuy nhiên, quan niệm về BGĐT của giáo viên rất đơn giản, chỉ là hình thức trình chiếu Powerpoint thơng thường mà chưa thể hiện được kịch bản của toàn bộ quá trình dạy học, chưa phát huy hết thế mạnh của đa phương tiện trong dạy học. Việc xây dựng các thí nghiệm ảo, phần mềm mơ phỏng, tư liệu điện tử không nhiều mà chủ yếu là sưu tầm được. Cùng với những hạn chế về công cụ xây

dựng phần mềm, những hạn chế về trình độ tin học, ngoại ngữ, về khai thác và sử dụng Internet và về thời gian, các tiết dạy sử dụng công nghệ là không nhiều, chủ yếu là các tiết thao giảng, thi giáo viên giỏi còn mức độ dùng phổ biến và đại trà ở các lớp học là chưa thực hiện được. Với nhiều mơn học, nhiều giáo viên đăng kí mà chỉ có 2 phịng máy chiếu, dẫn tới tình trạng phải dàn xếp giữa các mơn học, có nhiều khi bài giảng đã soạn mà không thực hiện được do máy chiếu trục trặc và bị hỏng hóc, lỗi kĩ thuật....

Từ những hạn chế mà tơi thấy được ở trên, trong q trình làm luận văn thạc sĩ, bản thân tôi đã mạnh dạn sử dụng BGĐT trong dạy học mơn Hố học và bước đầu đã thu được các kết quả khả quan. Qua đó, tơi cũng muốn góp một phần nhỏ bé của bản thân vào việc thay đổi cách dạy, cách học mơn Hố học nói riêng và các mơn học nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 72 - 74)