Tác động của bài giảng điện tử đến khả năng tiếp thu kiến thức của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 85 - 90)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.5.3.2.Tác động của bài giảng điện tử đến khả năng tiếp thu kiến thức của

3.5. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.5.3.2.Tác động của bài giảng điện tử đến khả năng tiếp thu kiến thức của

học sinh

Biểu đồ 3. 6. Tác động của BGĐT đến khả năng tiếp thu kiến thức của HS.

Nhận xét : Dạy học sử dụng BGĐT có ảnh hưởng tích cực đối với HS.

Hơn 80% ý kiến cho rằng BGĐT giúp cho việc học mơn Hố học tốt hơn bài giảng thông thường. Điều này hoàn toàn phù hợp với tỉ lệ phần trăm hoàn

thành tốt các phiếu học tập số 1 và số 2. Dưới 20% số ý kiến cho rằng khi dạy học sử dụng BGĐT khơng có gì thay đổi hoặc kém hơn so với bài giảng thông thường. Điều này có thể do kiến thức nền của các em còn chưa vững, hoặc do phương pháp dạy học của giáo viên chưa đáp ứng nhu cầu của các em, hoặc do các yếu tố khách quan (ánh sáng, khơng gian lớp học, tâm lí bất ổn của học sinh trong giờ học...) ảnh hưởng đến chất lượng của BGĐT.

Những thành tố góp phần làm nên hiệu quả của BGĐT so với bài giảng thơng thường có thể kể tới như: khối lượng thơng tin mà BGĐT cung cấp (thí nghiệm thực, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mơ phỏng, hình thức kiểm tra đánh giá, nguồn tài liệu tham khảo...), giao diện của BGĐT, các hoạt động dạy và học, việc sử tích hợp cơng nghệ trong bài giảng. Dưới đây là một số kết quả thu được:

Biểu đồ 3.7. Nội dung HS cảm thấy khó học nhất trong một bài hoá học.

Biểu đồ 3.8. Sự hỗ trợ của các cảnh quay thí nghiệm thực, bộ thí nghiệm ảo và phần mềm mơ phỏng sử dụng trong BGĐT.

Biểu đồ 3.9. Mức độ đạt được của phần kiểm tra, đánh giá sau mỗi bài học.

Biểu đồ 3.11. Đánh giá về nguồn tài liệu trong BGĐT.

Nhận xét : Đối với một bài Hoá học, đặc biệt là đối với phần hoá học

vơ cơ, khi được điều tra có tới gần 60% số ý kiến của HS cho rằng nội dung khó học nhất là phần tính chất hố học, tiếp đó là phần CTPT và CTCT (biểu đồ 7). Điều này cũng dễ hiểu bởi các nội dung này mang tính thực nghiệm, tính trừu tượng cần phải có minh hoạ, mơ phỏng trực quan hoặc trực tiếp tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng thì học sinh mới hiểu và nhớ bài lâu hơn,

nghiệm thực cần phải có sự chuẩn bị rất cơng phu, tạo tâm lí e ngại đối với giáo viên bộ mơn Hố nên các tiết thực hành thường bị giáo viên thay bằng tiết luyện tập, cơ hội để HS xuống phịng thí nghiệm khơng nhiều.

Trong BGĐT có rất nhiều phần được tích hợp vào và khơng thể khơng kể tới các cảnh quay thí nghiệm thực, các thí nghiệm mơ phỏng và thí nghiệm ảo. Sự hỗ trợ của các công cụ trực quan này đã làm cho khả năng tiếp thu bài của HS tăng đáng kể. Biểu đồ 8 cho thấy có 51.76% số ý kiến cho rằng các cơng cụ này hỗ trợ rất tốt. Vì thế, HS rất thích khi được xem các đoạn Video, Flash, thí nghiệm mơ phỏng... Có 32.94 % số ý kiến cho rằng các cơng cụ này chỉ hỗ trợ phần nào, số ý kiến cho rằng khơng có hiệu quả là rất ít. Ý kiến khác mà các em phản ánh là do các em chưa quan sát được rõ các thí nghiệm do yếu tố ánh sáng, âm thanh, chất lượng trình chiếu chưa thuận lợi. Nhưng hầu hết khẳng định rằng các phương tiện trực quan, sinh động có nhiều tác động tích cực tới khả năng tiếp thu bài của HS.

Các bài ôn tập, kiểm tra đánh giá sau mỗi bài học đã phân loại được HS và tạo được cho các em sự hứng thú. Các em rất thích làm các câu trắc nghiệm được sử dụng trên phần phần Violet với đủ các hình thức trắc nghiệm (một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng, đúng sai, ghép đơi...), hay chơi các trị chơi như ô chữ nhằm ôn tập và củng cố bài học. Đa số ý kiến cho rằng phần kiểm tra đánh giá của mỗi bài học ở mức độ vừa phải.(biểu đồ 9).

Khả năng tiếp thu kiến thức của HS tăng lên do đa số các em đều theo được những nội dung đưa ra trong BGĐT được thể hiện qua biểu đồ 10.

Đến với BGĐT, các em HS sẽ có được nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng ở nhiều kênh, nhiều phương tiện hỗ trợ tạo nên nguồn kiến thức sâu và rộng. Thơng tin thu được trong đó rất nhiều, đó là một trong những lí do chính đem lại sự lơi cuốn, hứng thú đối với người học, tăng hiệu quả của hoạt động dạy học. Biểu đồ 12 đưa ra những đánh giá của HS về nguồn tài

liệu trong BGĐT. Theo đánh giá này cho thấy BGĐT cần phải có sự cập nhật, hồn thiện hơn nữa nguồn tư liệu để tăng tính hiệu quả và sự hấp dẫn của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 85 - 90)