Vấn đề thiết kế bài giảng điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 30)

10. Cấu trúc luận văn

1.2.2.Vấn đề thiết kế bài giảng điện tử

1.2. Vấn đề xây dựng bài giảng điện tử

1.2.2.Vấn đề thiết kế bài giảng điện tử

Thiết kế BGĐT là trình bày lên tài liệu điện tử toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học. Kế hoạch đó đã được số hóa một cách chi tiết giúp GV thuận lợi trong việc truy xuất các tài liệu liên quan trong khi tham khảo, có cấu trúc chặt chẽ và lôgic, được quy định bởi cấu trúc của bài học.

Thiết kế BGĐT hỗ trợ GV tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS dựa trên cơ sở là muốn cung cấp cho GV các hoạt động dạy học sao cho có thể giúp HS vừa học vừa chơi, tạo bớt áp lực cho các em khi học các phần lý thuyết khô khan, giúp các em có thể nắm bắt các ứng dụng của bài học trong cuộc sống hằng ngày chứ không phải chỉ đơn thuần học lý thuyết.

Trong quá trình thiết kế, cần linh hoạt khi thiết kế các hoạt động khám phá, làm sao từ hoạt động đó giúp HS có hứng thú khi bắt đầu học bài mới. Hoạt động khám phá cần được thiết kế sao cho HS có thể tự làm được, từ đó có thể trả lời các câu hỏi mà GV nêu ra.

1.2.3. Sự cần thiết của việc sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học hiện nay

Môi trường dạy học hiện nay có tích hợp BGĐT sẽ mang một cấu trúc mới đầy triển vọng với những đặc trưng sau:

 Hệ thống tự tổ chức (có định hướng của người dạy), mang tính mở.

 Cấu trúc ngang trong dạy học, khơng thứ bậc (hồn tồn khác với các mơ hình tổ chức dạy học quen thuộc từ trước đến nay với những vấn đề tranh cãi: đâu là đỉnh của tam giác sư phạm, người dạy, người học hay nội dung môn học).

 Mơi trường bình đẳng, dân chủ, tự nguyện.

 Với những đặc điểm cấu trúc trên, quá trình dạy học sẽ có một sự biến đổi mạnh mẽ cả về chất lẫn lượng. Quá trình dạy học nhờ đó sẽ được triển khai chủ yếu dựa trên nguyên tắc hoạt động nhận thức tích cực mang định

hướng cá nhân của người học (người học chủ động, người dạy chủ đạo,dạy học phân hoá theo đối tượng, dạy học theo định hướng vào nhân cách).

Phát huy vai trị, vị trí của người dạy, người học. Trong mơi trường học tập mới có sử dụng các cơng nghệ hiện đại, người học thực sự đứng ở trung tâm, là người chủ, khám phá của việc học với đầy đủ các đặc điểm: cá thể hố, hoạt động tương tác, hợp tác, tính tích cực và đa dạng về phong cách học tập. Người học có thể học mọi nơi, mọi lúc, học bất cứ điều gì quan tâm, hứng thú, học bất cứ với ai, tự lựa chọn cho mình cấp độ và tốc độ học phù hợp từ một khách hàng sử dụng để trở thành nhà sản xuất, người sáng tạo, người biết hợp tác trong việc tạo ra các học phẩm nhờ có cơng nghệ thơng tin.

Trong thực tế, các bài giảng điện tử có thể được đóng gói và vận hành trong môi trường Web, sử dụng mạng Internet hoặc Intranet phục vụ cho các khoá học từ xa hay đào tạo qua mạng. Nhưng trước mắt, chúng ta có thể tích hợp ngay được BGĐT vào quá trình dạy học thực tiễn hiện nay với kiểu học lên lớp trực tiếp, cho lớp học đông người mà vẫn đảm bảo được yêu cầu phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.

Thứ nhất, việc triển khai các BGĐT cho phép người học tìm tới sự cân

bằng giữa việc tích luỹ nội dung tri thức mơn học và các chiến lược học tập thông qua việc tự định hướng, tự điều khiển, tổ chức, quản lí, tự đánh giá chính việc học của mình. Do đó, người dạy khơng cịn giữ vị trí độc tơn “trung tâm tri thức”, “ kho chứa tri thức” như trước. Điều này hồn tồn khơng có nghĩa phủ nhận vai trò của người dạy. Trái lại, để có thể thiết kế được BGĐT, người dạy phải khơng ngừng nỗ lực tìm kiếm các nguồn tài liệu bổ sung, phương pháp, hình thức triển khai mới cho bài giảng của mình. Thay vào lối truyền giảng, thông báo thơng tin một chiều, người dạy sẽ giữ vai trị điều khiển, định hướng người học vào q trình tìm kiếm và xử lí thơng tin,

đưa ra các phương án để giải quyết nội dung bài học bằng những chiến lược dạy học mới.

 Dạy học bằng chính hoạt động học tập của người học.

 Dạy học cá thể hoá trong hoạt động tương tác, hợp tác.

 Dạy học hướng vào cách tự học, tự nghiên cứu.

 Dạy học dựa trên sự đánh giá và tự đánh giá.

Thứ hai, việc lựa chọn BGĐT thay cho kiểu dạy học truyền thống sẽ kéo theo những biến đổi căn bản trong hoạt động của người dạy và người học như sau:

 Chuyển từ hoạt động thông báo và ghi nhớ kiến thức sang hoạt động độc lập tìm kiếm, khám phá, nỗ lực hợp tác, người học có thể sử dụng những đường dẫn trong BGĐT để liên kết đến các kho dữ liệu khổng lồ.

 Phá bỏ sự ràng buộc về thời gian, khơng gian đối với q trình dạy học (người học có thể nghe, nhìn, học qua BGĐT đã được đóng gói vào đĩa CD- Rom chẳng hạn, với số lần không hạn chế,mọi lúc, mọi nơi).

 Chuyển từ hoạt động với những người học có năng lực khá là chủ yếu sang hoạt động với tồn thể người học (thơng qua cá nhân, cặp hoặc nhóm nhỏ để thực hiện các bài tập cụ thể với những chỉ dẫn và dữ liệu đã cho trong BGĐT).

 Phát huy tối đa tính tích cực, chủ động của người học (mỗi người học sẽ tự chọn cho mình cách thức, cấp độ và tốc độ giải quyết nhiệm vụ học tập).

 Hoạt động đánh giá dựa trên mục tiêu cụ thể (có thể sử dụng bất cứ hình thức nào để giải quyết nhiệm vụ miễn là đạt mục tiêu).

 Tiếp cận theo hướng cạnh tranh lành mạnh sẽ chiếm ưu thế chủ đạo trong mọi hoạt động (cạnh tranh ngay giữa các thành viên trong nhóm, giữa các nhóm, giữa các hình thức nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập).

 Chuyển từ chỗ người học chỉ chiếm lĩnh một loại kiến thức (đơn ngành) sang việc tích hợp nhiều loại kiến thức (đa ngành, đa lĩnh vực).

 Chuyển từ tư duy ngôn ngữ là chủ yếu sang tư duy tổng hợp nhờ đa giác quan hố trong q trình dạy học (người học có thể thao tác được với bài giảng có kèm theo hình ảnh, âm thanh, mơ phỏng sinh động) .

1.2.4. Khả năng ứng dụng của bài giảng điện tử

Theo báo cáo tổng kết của UNESCO năm 2004, việc triển khai tích hợp cơng nghệ thông tin vào trường học thông qua các dự án thí điểm như “Trường học thơng minh” (Small School Pilot Project, EdNet, SchoolNet…) tại một số nước Châu Á (Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Thái lan…) đã đem lại kết quả rất khả quan giúp phát triển kĩ năng tư duy bậc cao ở người học (khái quát, lập kế hoạch, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, cấu trúc hố, mơ hình hố kiến thức), kỹ năng tự định hướng và quản lý việc học.

Bàn về mơ hình tổ chức dạy học tương lai, Collins (1991) đã nhấn mạnh đến một khuynh hướng sẽ làm thay đổi bộ mặt của lớp học trong thế kỷ XXI: chuyển từ hình thức dạy học “tổng lực” cho toàn lớp sang dạy học theo nhóm nhỏ. Người học sẽ làm việc một cách độc lập nhưng khơng đơn lẻ, theo các nhóm hoặc các cặp, đa dạng hoá chiến lược học tập như thảo luận, lập dự án, nghiên cứu, tìm tịi, thực hiện các nhiệm vụ học tập dưới nhiều hình thức khác nhau như giải bài tập, trình bày báo cáo trước lớp, viết đề án, tổ chức hướng dẫn cho các nhóm cịn lại “động não”. Trong q trình này người học sẽ học cách sử dụng và quản lí cơng nghệ thơng tin để tìm kiếm, tích hợp các nguồn thông tin, tài nguyên, học liệu cần thiết cần giải quyết các vấn đề trong “đề án” cụ thể của mình hơn là học thuộc những gì đã có trong giáo trình, sách giáo khoa. Các BGĐT, sách điện tử, giáo án điện tử sẽ khơng cịn chỉ đóng vai trị là phương tiện, điều kiện mà cịn là mơi trường để thực hiện q trình dạy học hiệu quả [12]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở Việt Nam, trong những năm qua, việc lắp đặt hệ thống máy tính trong nhà trường hiện thường được hiểu một cách đơn giản như mua những vật dụng khác rồi sắp xếp chúng vào một căn phịng nào đó cũng chỉ như bàn, ghế, tivi… Hệ quả từ những suy nghĩ đơn giản đó có thể gây cản trở rất lớn cho hoạt động hiệu quả và có tác dụng của một tài nguyên có giá trị tương đối lớn. Chúng ta cần phải nhìn nhận thật chính xác việc áp dụng BGĐT vào dạy học theo đúng nghĩa của nó để triển khai một cách hiệu quả.

Đối với mơn Hố học, BGĐT khi được kết hợp với các hình thức triển khai khác như dạy học thực hành, sẽ làm phong phú thêm cách tiếp cận của người học và khai thác triệt để những điểm mạnh đặc thù của bộ môn.

1.2.5. Ý nghĩa của việc xây dựng bài giảng điện tử mơn Hố học

Hố học là một mơn khoa học của các biểu tượng. Tất cả các kết quả nghiên cứu về các chất và sự biến đổi của chúng đều phải được biểu diễn dưới dạng các phương trình phản ứng hố học, các đồ thị, sơ đồ, biểu bảng. Tất cả các biểu tượng đó đều có thể được trình bày một cách trực quan nhờ ứng dụng công nghệ thông tin.

Như chúng ta đã biết, hố học là mơn khoa học có hệ thống lí thuyết đồ sộ và logic, là mơn khoa học thực nghiệm và có nhiều ứng dụng trong thực tế nhưng thời gian dành cho hoạt động dạy học mơn Hố học trong nhà trường phổ thông lại vơ cùng hạn chế. Đó cịn chưa kể có nhiều lí thuyết hố học rất trừu tượng cũng như nhiều quy trình, phản ứng hố học khơng thể thực hiện trong mơi trường phịng thí nghiệm ở trường phổ thông. Vậy nên, BGĐT được coi là một giải pháp khắc phục những khó khăn trên.

Việc xây dựng BGĐT sẽ giúp cho việc dạy học mơn Hố học ở nhà trường phổ thông trở nên trực quan hơn và đem đến sự đổi mới trong phong cách dạy và học của giáo viên và người học. Nó khơng chỉ có ý nghĩa hiện tại mà xa hơn nữa, điều đó cịn mang một ý nghĩa chiến lược, góp phần đào tạo

con người phát triển toàn diện, năng động hơn ngay từ khi còn là người học. Giá trị mà BGĐT mang lại lớn nhất là phát huy được tinh thần tự học của người học ở mọi lúc, mọi nơi khi mà xã hội phát triển với tốc độ như vũ bão hiện nay [8].

1.2.6. Quan hệ giữa việc khai thác và sử dụng Internet với việc thiết kế bài giảng điện tử giảng điện tử

Đặc trưng cơ bản nhất của thiết kế BGĐT là toàn bộ kiến thức của bài học, mọi hoạt động điều khiển đều được số hóa. Để số hóa, nội dung kiến thức cần phải có nguồn học liệu đa phương tiện bao gồm: hình vẽ, hình động, ảnh chụp, phim video, phim flash, audio… Để tạo ra nguồn này cần có các thiết bị như camera kỹ thuật số, máy tính tốc độ cao, nhiều phần mềm hỗ trợ và khả năng sử dụng các loại thiết bị và phần mềm này.

Khai thác từ nguồn có sẵn: các phần mềm dạy học, các phim video, sự chia sẻ từ đồng nghiệp…

Khai thác từ Internet: Đây là nguồn tài liệu rất to lớn. Do sự phát triển E-Learning ngày càng mạnh trên thế giới nên nguồn tài liệu trên Internet phục vụ cho việc dạy học ngày càng nhiều, cơng cụ hỗ trợ tìm kiếm ngày càng mạnh, kết nối Internet ngày càng mở rộng. Việc tìm kiếm nguồn tài liệu từ Internet phục vụ cho việc thiết kế BGĐT là hết sức cần thiết.

Từ Internet, chúng ta có thể khai thác được những tư liệu cần thiết để thiết kế BGĐT, như: các trang Web dạy học Hố học, hoạt hình, video clip thí nghiệm, phần mềm mơ phỏng, thí nghiệm ảo và các phần mềm khác có liên quan đến việc thiết kế BGĐT. GV có thể khai thác các trang Lesson-Plan để nghiên cứu và học tập thêm các PPDH được áp dụng ở các nước phát triển…

Tóm lại: Việc sử dụng nguồn tài liệu từ Internet phục vụ cho dạy học là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với việc thiết kế BGĐT. Vì đây là nguồn thơng tin, nguồn tri thức khổng lồ luôn được cập nhật, bổ sung.

1.3. Nguyên tắc xây dựng bài giảng điện tử.

Khác với các phương tiện công nghệ dạy học truyền thống như bảng, vật mẫu, tranh ảnh, tivi, video, máy cassette, có thể coi BGĐT như một đa phương tiện cho phép làm trung gian giao tiếp giữa người dạy với người học và nội dung tri thức.

Trong giai đoạn hiện nay, các BGĐT chủ yếu được xây dựng trên hạ tầng kĩ thuật là cơng nghệ máy tính và phần mềm, cơng nghệ web. Vì vậy, trước hết cần phải tính đến nguyên tắc phân bổ tư liệu dạy học. Các nguồn thơng tin, kiến thức dạy học có thể chia làm hai nhóm lớn sau: nhóm thơng tin cục bộ của người học (người học đang sở hữu và có thể tuỳ ý sử dụng vào bất cứ lúc nào như sách điện tử, tư liệu bài giảng đã được định dạng số hố và đóng gói); nhóm thơng tin phân quyền địi hỏi người học phải có một: “quyền sở hữu” có hạn định. Thơng tin loại này (có thể được chỉ dẫn bằng những đường liên kết) được lưu giữ tại các cơ sở dữ liệu có bản quyền như cơ sở dữ liệu quốc gia, các thư viện lớn của các trường đại học, công ty.

Đối với thơng tin thuộc nhóm thứ nhất, người học có thể mua “ đứt đoạn” một lần (các văn bản số hoá, sách điện tử, đĩa CD-Rom dữ liệu, video clip, phần mềm học tập đóng gói). Đối với nhóm thứ hai, người học phải đăng nhập vào những bài học (khoá học) cụ thể và được cấp quyền truy cập và chiết xuất thơng tin.

Do đó khi xây dựng BGĐT ta cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Tính tương tác với nội dung dạy học.

Các văn bản được số hố, hình ảnh, âm thanh, biểu đồ, ký hiệu, phần mềm mơ phỏng, thí nghiệm ảo chứa đựng nội dung dạy học được tích hợp theo ý đồ sư phạm trong BGĐT sẽ tạo cơ hội giúp người học trở thành chủ thể tích cực trong chính q trình dạy học. Những kiến thức và kĩ năng thu được ở người học sẽ tương ứng với mức độ tích cực, tính chủ động sáng tạo của

chính chủ thể hành động. Hơn nữa, mỗi người học sẽ có cơ hội lựa chọn cho mình khối lượng nội dung, tốc độ học tập phù hợp.

Trình bày nội dung bằng đa phương tiện

Điều này sẽ kích thích đa giác quan trong q trình tiếp nhận, lưu giữ và xử lí thơng tin, tăng sự chú ý, hứng thú và quan tâm ở người học. Thật vậy, học thuyết sư phạm tương tác (M. Roy & Denomme, 2005) dựa trên những kết quả nghiên cứu của khoa học thần kinh nhận thức đã chứng minh rằng mỗi người đều có một bộ máy học, có một cơ chế vận hành việc học của mình theo một cách riêng. Do vậy, nhờ đa phương tiện, người học có thể chiếm lĩnh các nội dung dạy học thông qua nhiều kênh giác quan khác nhau, phù hợp với đặc điểm riêng của bản thân về tâm sinh lý, nhu cầu, sở thích.

CHƢƠNG 2

XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ HÓA HỌC HỮU CƠ LỚP 12, CHƢƠNG TRÌNH NÂNG CAO

2.1. Qui trình xây dựng bài giảng điện tử.

Có thể tóm tắt qui trình xây dựng BGĐT thành các bước sau:

 Xây dựng kịch bản cho bài giảng điện tử

 Chọn lựa công cụ xây dựng và chuẩn bị học liệu

 Số hoá các học liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chọn lựa, thiết kế đa phương tiện

 Đóng gói bài giảng theo chuẩn SCORM

 Vận hành thử và hoàn thiện bài giảng điện tử.

2.1.1. Xây dựng kịch bản cho bài giảng điện tử

2.1.1.1. Kịch bản sư phạm

Kịch bản sư phạm có vai trị quan trọng trong việc xây dựng BGĐT. Nó cho thấy sự logic về mặt nội dung kiến thức và những ý tưởng triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bài giảng điện tử hóa học hữu cơ lớp 12, chương trình nâng cao (Trang 30)