Các chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty tnhh thương mại quảng cáo và in phú sỹ (Trang 28 - 30)

6. Kết cấu khóa luận

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá công tác tuyển dụng

Sau khi thực hiện công tác tuyển dụng, cần thiết phải đánh giá lại quy trình tuyển dụng để xác định hiệu quả mà công tác tuyển dụng đem lại. Khi tiến hành phân tích, đánh giá, doanh nghiệp cần chú ý thu thập các số liệu sau:

18

1.5.1. Chi phí mỗi lần tuyển dụng

Tiêu chí này phản ánh chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có thể tuyển dụng thành cơng một nhân sự. Thơng qua đó, doanh nghiệp có thể đánh giá:

- Ngân sách tuyển dụng được sử dụng phù hợp hay không? - Nguồn tuyển dụng nào mang lại hiệu quả tài chính tốt nhất - Điều chỉnh ngân sách cho những nhu cầu tuyển dụng năm sau… Cơng thức = Tổng chi phí tuyển dụng trong kỳ / Tổng số nhân sự được tuyển dụng trong kỳ

1.5.2. Nguồn cung ứng viên

Mỗi vị trí có những nhóm nguồn cung ứng viên phù hợp khác nhau như: - Trang web tuyển dụng trực tuyến

- Diễn đàn, hội nhóm chuyên ngành - Cơng ty tuyển dụng th ngồi

- Dịch vụ săn ứng viên chuyên nghiệp…

Mỗi nhóm nguồn cung ứng viên lại có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ. Vị trí càng khó tuyển thì chi phí trả cho nguồn cung ứng viên sẽ càng cao. Tuy nhiên, cùng một chất lượng ứng viên vẫn có những nguồn cung mang đến hiệu quả tài chính tốt hơn cho doanh nghiệp.

1.5.3. Tỉ lệ ứng viên nhận việc sau khi trúng tuyển

Tỉ lệ ứng viên ứng viên nhận việc sau khi được trúng tuyển cho biết có bao nhiêu ứng viên trúng tuyển xác nhận sẽ gia nhập vào đội ngũ nhân sự của cơng ty. Ví dụ như trong 3 nhân viên trúng tuyển vào vị trí Marketing Executive, có 2 ứng viên phản hồi xác nhận vị trí trúng tuyển, như vậy tỉ lệ là 66.7%.

Chỉ số này cho biết về hiệu quả làm việc của team tuyển dụng. Tỉ lệ ứng viên nhận việc cao đồng nghĩa với việc team tuyển dụng đã đưa ra những quyết định tuyển dụng chính xác, đánh giá ứng viên qua các vòng tuyển dụng một cách kĩ càng, cẩn thận, cung cấp cho ứng viên những trải nghiệm tốt và tạo ảnh hưởng, gây ấn tượng nhất định đối với các ứng viên.

19

1.5.4. Tiêu chí giữ chân nhân viên

Cịn gọi là tiêu chí đánh giá sự hài lịng của nhân viên. Trước đây, doanh nghiệp thường chỉ quan tâm những gì mình nhận được mà ít khi chú ý đến sự hài lòng của nhân viên.

Nhưng giờ đây, khi nhân tài là vốn tài sản quý của mỗi tổ chức thì tiêu chí này ln là yếu tố đánh giá khơng thể bỏ qua. Trường hợp nhân viên rời doanh nghiệp ngay năm đầu tiên không phải là hiếm nhưng đây cần được xem là dấu hiệu cảnh báo cho vấn đề tuyển dụng yếu kém hoặc cần cải thiện gấp những chính sách nhân sự khơng phù hợp.

Cơng thức = Tổng số nhân viên nghỉ việc sau 1 năm làm việc / Tổng số nhân viên tuyển dụng mới trong năm đó

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty tnhh thương mại quảng cáo và in phú sỹ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)