6. Kết cấu khóa luận
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng
1.6.1. Nhân tố khách quan
Một số nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng nhân lực như sau:
- Thứ nhất là kinh tế chính trị.
Khi một quốc gia có tình hình kinh tế chính trị ổn định, nền kinh tế sẽ có điều kiện phát triển bền vững, thu nhập của người lao động được cải thiện, do vậy đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao về cả vật chất lẫn tinh thần. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, hồn thiện cơng tác của mình và mở rộng quy mơ.
- Thứ hai là văn hóa xã hội.
Văn hóa xã hội của một tổ chức có ảnh hưởng lớn đến hoạt động quản trị nhân sự cũng như công tác tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp. Nếu yếu tố này phát triển nó sẽ giúp ý thức và phẩm chất của con người được nâng cao, vì thế sẽ nâng cao được chất lượng cá ứng viên vào quá trình tuyển dụng.
20
Luật lao động của nước ta đã được ban hành và áp dụng từ tháng một năm 1995. Luật pháp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tuyển dụng nhân lực. Các tổ chức cần phải tuân thủ luật pháp trong việc tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động.
- Thứ tư là thị trường lao động.
Doanh nghiệp cần nhìn nhận được mối quan hệ giữa cung và cầu về loại lao động mà doanh nghiệp đang sử dụng. Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động sẽ dẫn đến dư thừa lao động. Thường thì khi tỷ lệ lao động thất nghiệp càng cao thì nguồn cung cấp ứng viên càng nhiều và tổ chức càng dễ tuyển nhân viên. Cùng một công việc sẽ có nhiều người nộp đơn xin việc và nhà quản trị sẽ có cơ hội để lựa chọn được những ứng viên phù hợp nhất với công việc. Ở Việt Nam, dân số phát triển nhanh, lực lượng lao động hàng năm cần việc làm ngày càng đơng. Đây chính là một điều kiện thuận lợi cho các nhà tuyển dụng.
Ngược lại, nếu cung lao động nhỏ hơn cầu lao động thì cơng tác tuyển dụng sẽ gặp khó khăn. Nhà quản trị cần chớp lấy cơ hội tuyển dụng để đảm bảo ứng viên được lựa chọn vẫn đáp ứng đủ yêu cầu đã được đặt ra mà không bị đối thủ cạnh tranh “nẫng tay trên”.
- Thứ năm là sự cạnh tranh của các tổ chức trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm, hàng hố dịch vụ mà cịn cạnh tranh về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất mà các tổ chức phải lo gìn giữ, duy trì và phát triển. Để thực hiện được điều đó, các tổ chức phải có chính sách nhân sự hợp lý, chế độ đãi ngộ tốt thì mới thu hút được nhân tài, giữ chân được nhân viên ở lại với mình. Nguồn nhân lực giỏi chính là yếu tố quyết định sự thắng lợi của tổ chức trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt. Tổ chức nào càng có sức mạnh trong cạnh tranh thì càng thu hút được nhiều nhân tài. Ngược lại, nếu chính sách đãi ngộ khơng tốt thì tổ chức sẽ dễ mất nhân tài mà
21
việc tuyển dụng được những người tương đương là không dễ dàng, lại tốn thời gian và tiền bạc.
- Thứ sáu là khoa học kỹ thuật.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển khơng ngừng. Để có đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường, các công ty tại Việt Nam đã phải cải tiến kỹ thuật và thiết bị. Sự thay đổi này khiến tổ chức phải cần đến những ứng viên giỏi, thích nghi được với môi trường làm việc hiện đại.
1.6.2. Nhân tố chủ quan
Một số nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến doanh nghiệp như sau: - Một là hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp.
Đây là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng trong việc thu hút người xin việc và ảnh hưởng tới chất lượng tuyển dụng. Bởi hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp quan trọng trong việc thu hút ứng viên, bên cạnh đó khi tổ chức có uy tín cũng sẽ tìm kiếm được nhiều ứng cử viên tiềm năng. Thực tế đã cho thấy các cơng ty có tên tuổi khi đăng bài tuyển dụng thì lượng đơn xin việc của cơng ty sẽ nhiều hơn so với việc quảng cáo của một cơng ty bình thường khác.
- Hai là kế hoạch hóa nhân lực.
Tuyển dụng phụ thuộc trực tiếp vào kế hoạch hóa nhân lực của doanh nghiệp. ké hoạch hóa nhân lực là q trình đánh giá, xác định nhu cầu về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng các kế hoạch để đáp ứng các nhu cầu đó. Kế hoạch hóa nhân là cơ sở cho các hoạt động nhân lực khác.
- Ba là công tác chuẩn bị tuyển dụng.
Cơng tác chuẩn bị tuyển dụng có vai trị rất lớn với tuyển dụng, nó được thể hiện ngay từ khâu lập kế hoạch tuyển dụng, từ việc phân tích cơng việc để đưa ra các yêu cầu đối với người xin việc và sự đầu tư cho tuyển dụng bao gồm cả đầu vào tài chính, nhân lực, thời gian, cơ sở vật chất và sự quan tâm của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Một khi tất cả các yếu tố này được đều được thực hiện
22
tốt và đồng đều thì hiệu quả và chất lượng của cơng tác tuyển dụng sẽ rất cao. Bên cạnh đó việc đầu tư cho cán bộ tuyển dụng lao động về trình độ là rất quan trọng, ảnh hưởng đến cơng tác tuyển dụng.
- Bốn là chính sách tuyển dụng.
Hầu hết các doanh nghiệp lớn đều có những quy định cụ thể về tuyển dụng nhân viên. Bản chất của các quy định đó phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, những quy định đó bao gồm các nguyên tắc bắt buộc khi tuyển dụng nhân viên. Chẳng hạn như bắt buộc phải quảng cáo trên báo cho một số vị trí, một sơ vị trí khác thì chỉ tuyển dụng nội bộ. Ngồi ra cũng có các kế hoạch tuyển dụng và đào tạo những người chưa có kỹ năng và kiến thức cần thiết. Để đạt được kết quả tốt nhất, doanh nghiệp không những phải xem xét yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng mà cịn phải xác định nhu cầu tương lai và để làm được điều này doanh nghiệp cần phải có chính sách tuyển dụng rõ ràng với quy trình hợp lý.
- Năm là văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa đóng vai trị quan trọng vì đó là một trong những yếu tố quyết định sự thu hút của một doanh nghiệp đối với ứng viên tiềm năng và nhân viên hiện tại.