cận đảm ảo chất lượng ở trường liên cấp
1.5.1. Yêu cầu về đổi mới phương pháp giáo dục và hiện đại hóa nhà trường đáp ứng mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường đáp ứng mục tiêu, sứ mệnh, tầm nhìn của nhà trường
Các trường liên cấp thường hướng tới mục tiêu: xây dựng môi trường giáo dục hiện đại - nhân văn, trở thành một trường có truyền thống, phát triển
bền vững, gìn giữ những giá trị tinh hoa của văn hóa dân tộc và đạt chuẩn quốc gia, quốc tế trong những lĩnh vực giáo dục cơ bản như ngôn ngữ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn. Nhà trường chú trọng phát triển nhân cách và năng lực tồn diện để tất cả học sinh có nền tảng kiến thức vững vàng có năng lực thực tiễn, có cơ hội thành cơng trong những mơi trường làm việc sáng tạo đỉnh cao trong tương lai. Để làm được nhưng điều đó thì các trường liên cấp tu thục phải trở thành một trường học đa ngơn ngữ - đa văn hóa và hợp tác Quốc tế tồn diện có hiệu quả trong mọi hoạt động giáo dục, phát triển cả về chất lượng và số lượng trong hệ thống giáo dục phổ thông của Hà Nội. Với mục tiêu như thế thì yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục cũng cần tương xứng với mục tiêu về giáo dục. Toàn bộ trường sở, nhà ăn, thư viện, phịng ngủ, phịng máy tính, phịng thí nghiệm và các phịng chức năng, nhà đa năng, sân bóng, bể bơi… được đầu tư đồng bộ và hiện đại ngay từ đầu. Các trang thiết bị giáo dục hiện đại, phù hợp với mục đích giáo dục và các giá trị cốt lõi của nhà trường cũng được đầu tư và đưa vào hiệu quả.
1.5.2. Nhận thức và năng lực của nhà quản lý, đội ngũ giáo viên cũng như ý thức của học sinh thức của học sinh
Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục là công việc của người quản lý chính là Hiệu trưởng và Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất. Ban giám hiệu có trách nhiệm quản lý toàn diện về cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục từ khâu lập kế hoạch xây dựng, mua sắm, đến việc sử dụng và bảo quản. Do đó cơ sở vật chất và TBGD có phát huy tính tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục hay khơng chính là do nghệ thuật quản lý của Hiệu trưởng, của nhà đầu tư. Nhà quản lý phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ, bên cạnh đó phải có năng lực lãnh đạo và một số phẩm chất khác để quản lý cơ sở vật chất sao cho chất lượng giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao.
Giáo viên là người sử dụng trực tiếp cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục để giảng dạy cho học sinh. Giáo viên cần hiểu rõ tính năng cũng như tình trạng
của thiết bị giáo dục. Hiệu quả sử dụng của thiết bị giáo dục đến đâu là do giáo viên bởi vậy, giáo viên phải có trình độ, biết cách sử dụng và khai thác thiết bị giáo dục. Không chỉ sử dụng tốt, giáo viên cũng phải biết cách bảo quản nó đúng theo quy định. Điều này phụ thuộc vào quá trình đào tạo, tập huấn của nhà trường, sự cẩn thận, lịng nhiệt tình của người sử dụng. Song song với việc sử dụng thiết bị giáo dục sắn có, giáo viên tự sáng tạo ra thiết bị giáo dục phục vụ cho dạy học của mình, chính họ là người tạo ra thiết bị giáo dục phù hợp với tình hình thực tế nhất. Qua đây có thể thấy vai trị của giáo viên rất lớn ảnh hưởng tới quản lý thiết bị giáo dục.
Học sinh là đối tượng trực tiếp sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục, thông qua thiết bị giáo dục để thu nhận kiến thức. Do đó, học sinh ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc quản lý thiết bị giáo dục. Học sinh kết hợp với giáo viên sử dụng, bảo quản và xây dựng thiết bị giáo dục.
1.5.3. Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới phương thức dạy học
Các trường liên cấp tư thục với nhiều ưu thế về cơ sở vật chất cũng như chương trình giáo dục và phương thức dạy học tiên tiến đang là sự lựa của nhiều phụ huynh và học sinh. Nhiều ngôi trường phát triển khá nhanh và là mơi trường năng động có rất nhiều cơ hội để giáo viên rèn luyện và phát triển. Để làm được điều đó cũng là do nền văn hóa của nhà trường được định hướng xây dựng ngay từ đầu. Với mỗi học sinh thì tri thức là nền tảng nên nhà trường luôn tạo điều kiện để các thầy cô trau dồi tri thức. Sáng tạo - Tự chủ - Trung thực - Yêu thương là những điều mà mỗi học sinh được học, được giáo dục, được đào tạo từ những bài học đầu tiên. Thông qua những hoạt động là cách để các thành viên gắn kết với nhau, đoàn kết với nhau, tin cậy nhau, bạn sống thì tơi sống, mọi người học cách tôn trọng nhau, tôn trọng tập thể. Tất cả những điều đó giúp Pascal là một khối vững mạnh như hiện nay.
Tiểu kết chư ng 1
Trên cơ sở nghiên cứu TBGD và quản lý TBGD, đảm bảo chất lượng, quản lý TBGD theo hướng tiếp cận đảm bảo chất lượng, có thể khẳng định:
- TBGD là một yếu tố của điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của nhà trường và là một thành tố của quá trình dạy học. Hiệu quả của việc triển khai nội dung và phương pháp dạy học có vai trị quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dạy và học, đặc biệt trong việc tạo khả năng xây dựng hình thành, củng cố, hệ thống hóa, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
- Cơ sở lý luận của quản lý thiết bị nói chung và quản lí TBGD theo hướng tiếp cận đảm bảo chất lượng nói riêng được nghiên cứu, trình bày một cách hệ thống, tồn diện. Luận văn được đúc rút xây dựng khung lí thuyết về quản lý TBGD theo hướng tiếp cận đảm bảo chất lượng với các nội dung sau: (1) Xây dựng hệ thống chất lượng cho việc quản lý TBGD, (2) Xây dụng quy trình đảm bảo chất lượng, (3) Vận hành quy trình đảm bảo chất lượng và (4) Hình thành văn hóa chất lượng trong quản lí TBGD.
Các nội dung đã trình bày ở chương 1 là cơ sở khoa học để hình thành phương pháp và thiết kế bảng hỏi, đề cương phỏng vấn để khảo sát thực trạng quản lý TBGD ở trường TH - THCS Pascal.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC - TRUNG HỌC CƠ SỞ PASCAL