Tạo lập văn hóa chất lượng trong quản lý thiết bị giáo dục tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục theo hướng tiếp cận đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học THCS pascal, thành phố hà nội (Trang 77 - 82)

3.2. Cc iện ph p quản lí thiết ị g io dục theo hướng đảm ảo

3.2.4. Tạo lập văn hóa chất lượng trong quản lý thiết bị giáo dục tạ

TH - THCS Pascal

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của giải pháp

Văn hóa chất lượng và mơi trường văn hóa chất lượng trong quản lý TBGD của các trường phổ thơng nói chung, của các trường tư thục nói riêng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyết định tương lai và vị thế của trường. Văn hóa chất lượng trong quản lý TBGD ở Pascal là một nội dung giải pháp trong Quản lý thiết bị TBĐT theo hướng ĐBCL. Lĩnh vực quản lý TBĐT chỉ có thể duy trì cải tiến liên tục, lâu dài theo tinh thần quản lý chất lượng tổng thể ở một môi trường mà mọi thành viên đều hướng đến chất lượng. Đảm bảo chất lượng vốn là cách quản lý dựa trên nền tảng văn hóa của tổ chức hướng vào mục tiêu chất lượng hay “văn hóa chất lượng”. Mơi trường văn hóa chất lượng cũng là đích hướng tới của các tổ chức hướng tới đảm bảo chất lượng. Nói cách khác, mơi trường văn hóa chất lượng vừa là điều kiện vừa là mục tiêu của đích đến của đảm bảo chất lượng.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp a. Nội dung

Nội dung, yêu cầu cần đạt được trong việc tạo lập và củng cố môi trường VHCL trong quản lý TBGD phải được xác định rõ. Phải định hình nội dung, trong quản lý TBGD mà nhà trường cần đạt được. Phải đảm bảo cho các lực lượng đều biết cơng việc của mình thế nào là có chất lượng và có ý

thức tự nguyện làm theo yêu cầu chất lượng trong quản lý TBGD. Xây dựng môi trường VHCL trong quản lý TBGD là phải xác lập được các giá trị văn hóa chung hướng đến chất lượng và củng cố, phát triển các giá trị đó lâu dài trong hoạt động của mọi cá nhân, mọi bộ phận trong trường đối với quá trình quản lý TBGD. Khi các giá trị chung được tơn trọng thì sự hợp tác giữa các bộ phận đảm bảo, quản lý, sử dụng, phục vụ mới thực sự hiệu quả.

- Khi xây dựng môi trường văn hóa cần chú ý đến các vấn đề sau:

+ Vai trò “lãnh đạo chất lượng” nhà trường trong quản lý TBGD cần được xác lập theo yêu cầu quản lý chất lượng tổng thể. Tạo lập và củng cố môi trường VHCL cần trở thành tư tưởng bao trùm mọi hoạt động của lãnh đạo nhà trường trong quản lý TBĐT, vì thế không thể thiếu vai trò của HĐQT, Ban giám hiệu nhà trường. Người lãnh đạo nhà trường cần có nhận thức sâu sắc, đầy đủ về các vấn đề liên quan chất lượng; tin tưởng, trao quyền và trách nhiệm cho đội ngũ; thực hiện sự lãnh đạo kiên định về chất lượng; cởi mở trong giao tiếp, biết lắng nghe; thích ứng với đổi mới và có khả năng quản lý sự thay đổi.

+ Sự thống nhất hành động trong đội ngũ cần đạt được trên cơ sở chia sẻ tầm nhìn. HĐQT, Ban giám hiệu nhà trường phải truyền tải tầm nhìn của nhà trường đến mọi thành viên, giúp mọi người hình dung được hình ảnh chung, khơi gợi trí tưởng tưởng của họ về trạng thái tương lai của từng lĩnh vực hoạt động. Phải đạt được sự thống nhất mục tiêu xuyên suốt trong mọi lĩnh vực công việc, ở mọi cấp của quá trình quản lý TBGD, tạo được sự nhất quán trong mục đích, huy động và động viên tinh thần nỗ lực có chí hướng của cán bộ quản lý các cấp và nhân viên, thúc đẩy hành động phù hợp với sứ mạng và theo sự dẫn dắt của tầm nhìn đã xác định. Đó là điều kiện để đảm bảo thành cơng lâu dài của các q trình chất lượng trong quản lý TBGD.

+ Quyết tâm theo đuổi chất lượng trong quản lý TBGD phải được khẳng định qua cam kết của người lãnh đạo và đội ngũ. Mơi trường VHCL

trong nhà trường khó có thể được kiên trì tạo dựng và củng cố, nếu thiếu sự cam kết của những người lãnh đạo và đội ngũ. Sứ mạng của các mảng công tác phục vụ (trong đó có các dịch vụ TBGD) vốn được xem là “phụ” trong các trường có thể nhanh chóng rơi vào qn lãng và cơng việc sẽ được tiến hành như cũ. Để tầm nhìn, sứ mạng thấm vào vai trị từng thành viên, phải có sự chia sẻ trách nhiệm ngay từ HĐQT, Ban giám hiệu nhà trường đến các tổ bộ môn, giáo viên, tổ bán trú, nhân viên trong trường. Mỗi lĩnh vực công việc đều cần cam kết chất lượng của người được giao trách nhiệm quản lý. Cam kết chất lượng như “sợi thừng” kết nối mọi mặt trong cuộc sống của nhà trường với nhau. Các bộ phận dịch vụ sẽ không chờ đợi sự đánh giá từ bên ngoài mà tự đo lường chất lượng thường xuyên, để có điều chỉnh kịp thời. Cam kết chất lượng làm cho tầm nhìn và sứ mạng được tham chiếu thường xuyên bằng hành động.

- Các giá trị cơ bản điển hình cho một mơi trường VHCL trong trong quản lý TBGD có thể là: Sự tự ý thức (mỗi người đều nhận thức rõ về nhiệm vụ và tự giác thực hiện); mọi sáng kiến đều được coi trọng (lao động sáng tạo được khích lệ); sự chia sẻ và phân quyền (nhấn mạnh chức năng hành động vì mục đích chung hơn là quan hệ cấp bậc); giao tiếp hiệu quả trong tổ chức (sự thấu hiểu nhiệm vụ chung và sẵn sàng tạo điều kiện hỗ trợ nhau trong công việc; đề cao sự hợp tác và chủ động hợp tác); tổ chức biết học hỏi (sự phát triển, đào tạo, học tập là nhu cầu, trách nhiệm, quyền lợi của mọi thành viên); không ngừng cải tiến, phát triển và nâng cao chất lượng của TBGD để phục cho toàn bộ q trình đào giáo dục nói chung và cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh, nhân viên phục vụ ngày càng tốt hơn.

b. Cách thức thực hiện

Tạo lập mơi trường VHCL trong quản lý TBGD là q trình lâu dài và bao trùm mọi mặt hoạt động của quản lý TBGD. Diễn tiến của q trình này phụ thuộc vào mơi trường thực tế của nhà trường và tiềm năng của đội ngũ.

Luận văn đề xuất triển khai các biện pháp xây dựng môi trường VHCL trong quản lý TBGD cụ thể như sau:

+ Xây dựng chương trình hành động tạo lập môi trường VHCL trong quản lý TBGD.

+ Xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá vai trò lãnh đạo chất lượng trong quản lý TBGD. QLCL luôn gắn liền với các tiêu chuẩn, tiêu chí về chất lượng. Muốn tạo lập mơi trường VHCL trong quản lý TBGD thì phải xác lập chuẩn, đích cần đạt được. Tham chiếu chuẩn để đánh giá thực trạng và nâng thực trạng lên ngang chuẩn. Chuẩn khơng phải là giá trị bất biến, nó ln cần được tiếp tục nâng cao hơn thực trạng. Mỗi nhà trường cần căn cứ thực trạng môi trường của tổ chức mình để xác lập tiêu chí đánh giá. Bộ tiêu chuẩn phải khả thi, đồng thời phải thể hiện đích cần phấn đấu vươn tới trong thời gian nhất định. Mức độ u cầu có thể cịn thấp ở giai đoạn đầu, và nâng cao ở các giai đoạn tiếp theo. Qui trình thực hiện sẽ là: Xác lập chuẩn; đánh giá thực trạng so với chuẩn; đưa ra chương trình hành động nhằm nâng thực trạng lên ngang chuẩn; tiếp tục nâng chuẩn lên. Chương trình hành động cần định rõ thời gian đạt được, nội dung càng cụ thể càng tốt.

+ Triển khai các biện pháp chia sẻ tầm nhìn, nâng cao trách nhiệm của mọi thành viên, kết nối, liên kết đội ngũ, tạo môi trường thông tin, truyền thông thuận lợi trong quản lý TBGD.

+ Xác định viễn cảnh phát triển chất lượng của các lĩnh vực công tác trong trong quản lý TBGD từ tầm nhìn chung, căn cứ sứ mạng của nhà trường. Cam kết hiện thực hóa viễn cảnh đó. Để tầm nhìn được chia sẻ, thẩm thấu vào mọi đơn vị, bộ phận thì, trước hết, nhà trường cần xác định viễn cảnh phát triển của từng lĩnh vực công tác phù hợp với tầm nhìn chung đó. Đội ngũ phải hình dung được về viễn cảnh hoạt động của khu vực dịch vụ mà mình đang làm việc và cách thức để đạt tới tương lai đó. Viễn cảnh khơng chỉ được diễn đạt trên văn bản, nó phải được trao đổi, bàn bạc trong đội ngũ. Sự

thấu hiểu qua hình thức tự nhận thức và tự lựa chọn hành động của đội ngũ là con đường hình thành bền vững các giá trị văn hóa của tổ chức.

+ Đảm bảo sự vận hành hiệu quả của hệ thống chất lượng trong quản lý TBGD, sự thành cơng của các q trình chất lượng; hoạch định rõ ràng chiến lược, kế hoạch chất lượng của từng lĩnh vực, từng bộ phận và kiên trì thực hiện; nghiên cứu, xác lập chuẩn cho mọi lĩnh vực, công việc trong nhà trường và nâng cao chất lượng công tác tự đánh giá.

+ Xây dựng một môi trường mà ở đó thơng tin, truyền thông rộng rãi trong đội ngũ trở thành nhu cầu, quyền lợi và trách nhiệm của từng thành viên.

Nghiên cứu xây dựng, hồn thiện các tiêu chí đánh giá sự hình thành và mức độ phát triển của môi trường VHCL trong quản lý TBGD, đa dạng hóa các hình thức đánh giá chất lượng cơng việc.

Xây dựng môi trường VHCL trong quản lý TBGD là một quá trình lâu dài và khó khăn. Cần có biện pháp tác động để hành vi VHCL trong quản lý TBGD được liên tục tích lũy trở thành thói quen hành động vì chất lượng của mọi thành viên, làm cho hành động liên tục cải tiến chất lượng trở thành niềm tin và giá trị chung ngự trị trong bầu khơng khí của nhà trường.

Tóm lại, tạo lập và củng cố môi trường VHCL trong quản lý TBGD của nhà trường là một quá trình lâu dài và nhiều khó khăn. Song, nếu khơng quan tâm đúng mức đến mơi trường VHCL, thì khơng tổ chức nào có thể đạt được chất lượng tổng thể. Môi trường VHCL được củng cố sẽ dẫn đến hạn chế đến mức tối thiểu vai trò kiểm tra của người lãnh đạo và tối đa hóa quyền hạn của nhân viên trực tiếp, gần khách hàng nhất. Trong mơi trường đó, hiệu quả vận hành các quá trình, tổ chức cơng việc trong nhà trường nói chung, và quản lý trong quản lý TBGD nói riêng mới được nâng lên vững chắc.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp

Tạo lập và củng cố môi trường VHCL trong quản lý TBGD của nhà trường là một q trình lâu dài và nhiều khó khăn. Văn hóa nói chung, văn hóa chất lượng nói riêng phải được tạo lập thơng qua một số giai đoạn: giai

đoạn đầu phải có tính áp đặt rồi tạo dần thành thói quen tn thủ các thủ tục, quy trình của quản lý chất lượng. Khi đã “thành thói quen” thì văn hố trở thành truyền thống và trở thành sức mạnh của tổ chức, vì vậy lãnh đạo nhà trường phải có lộ trình để tạo lập và phát triển văn hóa chất lượng của nhà trường nói chung và văn hóa chất lượng trong QLTBGD nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thiết bị giáo dục theo hướng tiếp cận đảm bảo chất lượng tại trường tiểu học THCS pascal, thành phố hà nội (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)