Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển tại công ty cổ phần kinh doanh quốc tế fingroup (Trang 66)

1. 4 Nhiệm vụ của cảng

3.1. Cơ hội và thách thức

3.1.1. Cơ hội

Nhu cầu vận chuyển tăng. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa đóng container trong khu vực châu Á có thể tăng lên đáng kể.

Bộ GTVT siết chặt tải trọng phương tiện đường bộ đã khiến giá cước vận tải đường bộ tăng cao và buộc các doanh nghiệp chuyển sang các phương tiện vận chuyển khác như: đường biển, đường sắt,... Mặc dù có thời gian vận chuyển lâu hơn, nhưng giá cước vận tải biển chỉ bằng 40-50% vận tải đường bộ.

Các doanh nghiệp còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm về vận tải và bảo hiểm nên cần một công ty trung gian chuyên về logistics đứng ra thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa

Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do quan trọng EVFTA, CPTPP, RCEP,… tạo cơ hội tăng trưởng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, lượng hàng hóa XNK qua đường biển có xu hướng tăng lên

Mơi trường chính trị ổn định, kinh tế phát triển mạnh mẽ trong những năm qua và trong thời gian tới. Việt Nam đã trở thành một điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư nước ngồi nên khối lượng hàng hóa thơng qua hệ thống cảng biển của Việt Nam tiếp tục gia tăng trong những năm tới, tạo cơ hội phát triển lớn cho đội tàu biển Việt Nam.

Việt Nam đã ký kết 28 Hiệp định hàng hải song phương với các quốc gia (tính đến tháng 02/2019). Điều này tạo rất nhiều thuận lợi cho đội tàu biển Việt Nam khi hoạt động tại vùng biển quốc gia ký kết.

3.1.2. Thách thức

Thị trường cạnh tranh cao và xu thế hợp tác, liên minh của các công ty vận tải biển trên thế giới. Với kinh nghiệm lâu năm, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, năng lực của các cơng ty vận tải nước ngồi là một điều không thể phủ nhận, do vậy, các

58

doanh nghiệp Việt Nam nếu khơng có những đột phá trong kinh doanh thì khó lịng có thể cạnh tranh được.

Giá nhiên liệu ở mức cao do ảnh hưởng chiến tranh Nga và Ukraina khiến giá cước tăng cao.

Thách thức về nguồn nhân lực. Tại Việt Nam, hiện chưa có cơ sở đào tạo chuyên nghiệp về logistics. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp logistics Việt Nam chủ yếu là tự đào tạo theo kinh nghiệm thực tế, mức độ chuyên nghiệp còn kém. Khi thị trường bùng nổ, các doanh nghiệp logistics sẽ phải đối diện thêm với xu hướng thiếu hụt nhân lực giỏi do sức hút của các doanh nghiệp ngoại hoặc tự tách ra thành lập cơng ty riêng.

Địi hỏi của khách hàng ngày càng chặt chẽ, nghiêm ngặt, tiêu chuẩn cao hơn. Khơng chỉ chất lượng mà cịn cả tính thẩm mỹ, giá cả cùng các dịch vụ đi kèm (thời gian giao hàng, kênh phân phối, tư vấn,…) cũng yêu cầu khắt khe hơn.

Đối mặt với cạnh tranh mạnh mẽ do sự ra đời ngày càng nhiều của các công ty TNHH, công ty tư nhân trong lĩnh vực giao nhận và đại lý hàng hải với những chính sách linh hoạt, sẵn sàng chấp nhận lợi nhuận thấp, chi hoa hồng cao để lôi kéo và giữ khách hàng.

Sự liên kết giữa các cảng và dịch vụ hậu cảng (như kho, bãi, trung tâm logistics) cịn hạn chế do thiếu các ứng dụng cơng nghệ cao trong quản lý khai thác logistics, dẫn đến chi phí phải trả của ngành cao.

3.2. Một số giải pháp nhằm hồn thiện quy trình và thực hiện tốt quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển

3.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao nhận.

Cần bổ sung thêm bước theo dõi tiến trình đóng hàng và thơng tin cập nhật từ nhà xuất khẩu sau bước nhận hồ sơ từ khách hàng vì nếu hàng có hư hại gì có thể kịp thời cập nhật cho nhà nhập khẩu.

Cần bổ sung thêm bước đăng ký cấp các Giấy chứng nhận liên quan đến lơ hàng trước khi đăng kí mở tờ khai hải quan sau bước lấy D/O vì: Nhà nước có các quy định đối với một số hàng hóa (loại hàng, mã HS code,...) cần phải có Giấy chứng nhận. Tùy thuộc vào từng loại hàng nhập khẩu, chủ hàng hoặc chủ hàng ủy

59

quyền cho công ty giao nhận làm thủ tục đề nghị cấp các chứng nhận có liên quan. Nếu khơng đăng ký cấp các Giấy chứng nhận liên quan đến lơ hàng thì lơ hàng sẽ khơng được thơng quan cũng như gặp khó khăn trong q trình làm hàng với các cơ quan chức năng.

Gộp bước 6 đến bước 9 thành 1 bước 6 là “Mở và thông quan tờ khai; thanh lý tờ khai” để lược bớt các trùng lặp và công ty chỉ cần làm việc đầu tiên là tiến hành làm thủ tục hải quan tại cảng. Tiếp theo, tiến hành mở tờ khai. Để thực hiện được bước này, cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: Giấy giới thiệu, Tờ khai phân luồng, Invoice, Packing list, Bill of lading, Các chứng từ cần thiết khác. Sau khi hoàn thành việc nộp thuế và tờ khai được thông quan, tiến hành in mã vạch. Nộp mã vạch + tờ khai đã thơng quan cho hải quan giám sát ít nhất là 2 bộ. Hải quan sẽ đóng dấu lên mã vạch và trả lại cho doanh nghiệp 1 bộ, còn 1 bộ hải quan sẽ giữ.

Cần bổ sung thêm bước cuối cùng là lưu trữ hồ sơ và chứng từ vì: mọi chứng từ, giấy tờ liên quan đến quy trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển cần phải được lưu trữ kỹ lưỡng để đối chiếu trong trường hợp có phát sinh, khiếu nại,…

3.2.2. Một số giải pháp thực hiện tốt quy trình.

Nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn cho nhân viên:

- Mặc dù công ty qua thời gian đã xây dựng được một đội ngũ nhân sự xuất sắc làm nền tảng cốt lõi để có được nhiều thành tựu như ngày hơm nay, nhưng vẫn cịn một số nhân viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó sẽ có hai trường hợp xảy ra một là cơng ty sẽ có nhiều nhân viên thơi việc và tìm cho mình một thử thách mới, hoặc hai là cơng ty mở rộng khả năng hoạt động và cần thêm những nhân sự xuất sắc hơn. Dù là trong trường hợp nào công ty cũng phải tuyển nhân sự cốt cán để đóng góp cho cơng ty. Vậy cách duy nhất để làm được điều này là chuẩn hóa quy trình tuyển dụng và đào tạo, xây dựng các tiêu chí cụ thể và chi tiết để đánh giá ứng viên qua nhiều hình thức.

- Qua quá trình chọn lọc từ giai đoạn gửi email cho tới phỏng vấn, công ty mới xác định những ứng viên tiềm năng cho vị trí tuyển chọn. Sau thời gian

60

ngắn thử việc, công ty phải quan sát đánh giá lựa chọn hoặc khơng chọn. Sau q trình này, phải đầu tư thời gian và cơng sức huấn luyện bài bản quy trình cho nhân viên. Một khi đã có được nền tảng và sự hiểu biết vững chắc, công ty sẽ hạn chế được rủi ro và tiếp nhận được người phù hợp với định hướng công ty.

- Lập kế hoạch dài hạn trong việc dành một quỹ thời gian để hướng dẫn, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ chun mơn, văn hóa kinh doanh và nâng cao trình độ ngoại ngữ.

- Đưa ra nội quy chặt chẽ, chính sách thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích tinh thần tự giác, đãi ngộ tốt đối với người có sáng kiến cải tiến cơng việc. Chính sách sử dụng lao động phải đúng người đúng việc, lãnh đạo công ty phải gương mẫu trong thực hành tiết kiệm, ý thức, trách nhiệm cao với công việc

- Khuyến khích nhân viên tiếp tục nghiên cứu khoa học và những đề tài có khả năng đóng góp cho thực tiễn công việc.

Khắc phục những chậm trễ sai sót trong việc tiếp nhận bộ chứng từ:

- Lập một bảng kê chi tiết là nhận những chứng từ nào, sau đó đóng dấu kí tên vào bảng kê đó để có thể đối chiếu sau này khi có các vấn đề phát sinh giữa cơng ty và khách hàng.

- Kiểm tra đối chiếu kỹ lưỡng giữa các chứng từ với nhau, nếu có sự sai lệch thơng tin về hàng hóa giữa các chứng từ thì cần phải tìm hiểu những nguyên nhân nào gây ra sự sai lệch đó, sự sai lệch bắt đầu từ chứng từ nào, cần phải liên lạc nhanh với khách hàng để khách hàng liên lạc với người XK để tìm hiểu nguyên nhân các sự sai lệch đó và yêu cầu sửa đổi chứng từ cho ăn khớp với nhau.

- Trong quá trình lưu chuyển chứng từ công ty cần phải kiểm tra theo dõi để tránh trường hợp có thể bị thất lạc chứng từ.

Hồn thiện nghiệp vụ khai báo Hải quan:

- Giao cho nhân viên giao nhận giỏi trong lĩnh vực này chuyên chịu trách nhiệm lo các thủ tục Hải quan, thường xuyên cử họ đi học hỏi để tiếp nhận các chính sách mới về Hải quan và thủ tục Hải quan.

61

- Tiêu chuẩn hóa các cơng việc cho từng người, chia nhỏ các công việc ra để thực hiện.

- Xây dựng các mối quan hệ tốt với các nhân viên Hải quan

Hồn thiện cơng tác vận chuyển hàng nhập khẩu cho chủ hàng:

- Tìm hiểu những đặc tính riêng biệt của hàng hóa cần vận chuyển đến cho chủ hàng Chuẩn bị về nhân công, kho bãi cũng như phương tiện vận chuyển để có thể tiến hành xếp dỡ, lưu kho hoặc vận chuyển thẳng hàng NK đến cho chủ hàng theo đúng tiến độ thời gian đã thoả thuận giữa hai bên.

- Áp tải hàng hóa trong khi vận tải trên đường để cùng giám sát những yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho hàng hóa được đặt ra cho người vận tải và hỗ trợ cho người vận tải

- Giao hàng đúng thời gian tiến độ đã thỏa thuận với chủ hàng. - Giảm thiểu mọi rủi ro xảy ra cho hàng hóa

- Đảm bảo uy tín cho cơng ty trong mắt khách hàng trên đường đi khi gặp những khó khăn trở ngại

- Giao hàng cho chủ hàng và phải lập biên bản giao hàng theo đúng khối lượng chất lượng mà nhà NK đã uỷ thác cho công ty

Hoàn thiện thêm kho bãi lưu container và phương tiện xếp dỡ vận chuyển hàng hóa:

- Trang bị thêm phương tiện vận chuyển hàng hóa, xe nâng hạ cần được bảo dưỡng thường xuyên để năng suất xếp dỡ hàng hóa cao hơn.

- Mở rộng diện tích kho bãi để lưu trữ được nhiều hàng hóa và container hơn.

3.3. Một số kiến nghị với nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan

Chính sách về đầu tư, phát triển đội tàu

Nhà nước cần hình thành "quỹ hỗ trợ phát triển vận tải biển" riêng biệt để đầu tư cho việc đóng mới và mua tàu đã qua sử dụng. Quỹ này có thể được hình thành từ nguồn thu của các hoạt động hàng hải nói chung và huy động các nguồn thu của ngân sách. Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích đầu tư đóng mới tàu biển trong nước, nhưng cũng không nên hạn chế việc mua lại tàu của nước ngoài đã qua sử dụng để khai thác, tạo ra sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp vận tải biển và doanh nghiệp đóng tàu biển.

62

Chính sách về giá, thuế, phí và lệ phí

Giảm thuế tàu biển đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển khi họ có nhu cầu th tàu, vì hiện tại thuế tàu quá cao. Điều chỉnh những bất hợp lý, quy định khơng rõ ràng về biểu cước, phí... Đặc biệt chú trọng đển việc giảm phí cho các liên doanh vận tải biển để khuyến khích nhà đầu tư nước ngồi vào Việt Nam trong lĩnh vực này. Qui định cụ thể việc giảm thuế VAT, giải quyết thủ tục hoàn thuếVAT cho doanh nghiệp vận tải biển khi: mua sắm trang thiết bị và nhiên liệu trong nước để thực hiện vận tải hàng hóa chạy tuyến nước ngồi. Có chính sách miễn, giảm thuế NK linh kiện, vật tư, phụ kiện... phục vụ cho công việc sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên các tàu đi biển để khuyến khích việc đóng mới và sửa chữa tàu biển trong nước.

Chính sách, quy chế đào tạo nguồn nhân lực

Cần có chính sách hỗ trợ các trường trong việc đào tạo lực lượng lao động cho ngành giao nhận vận tải phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Cần có cơ chế, chính sách thỏa đáng để các doanh nghiệp vận tải biển có thể tuyển đội ngũ nhân viên và cán bộ quản lý đi đào tạo ở nước ngồi, đặc biệt đối với doanh nghiệp là cơng ty cổ phần, TNHH và tư nhân. Cần sớm ban hành chính sách, cơ chế về đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về hàng hải, đặc biệt đối với các cán bộ ở các đại diện hàng hải tại nước ngoài. Đội ngũ này phải có trình độ, năng lực, sâu về chun mơn, giỏi ngoại ngữ... để đối phó với xu thế áp đặt các chế định quá khắt khe của một số nước lớn hoặc bênh vực quyền lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế.

Xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa cơng nghệ là yêu cầu cấp thiết đối với nhà nước trong thời gian 2 năm trở lại đây khi số lượng công ty xuất nhập khẩu, công ty FDI ngày một tăng lên. Khi cơ sở hạ tầng phát triển sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm đi nhiều loại chi phí.

Cơ sở hạ tầng là cơ sở nền tảng về kĩ thuật để đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm vừa qua đã tạo nên một nhu cầu rất to lớn về cơ sở hạ tầng và các dịch vụ GTVT. Trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng logistics, Nhà nước cần đóng vai trị là người quản lý, tạo ra khung pháp lí và môi trường hoạt động cho các DN xây dựng hệ thống hạ

63

tầng logistics bằng cách đề ra các chính sách thích hợp. Đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng logistics, cơ sở hạ tầng GTVT và hạ tầng CNTT là hai lĩnh vực cần ưu tiên tập trung phát triển. Có thể nói, trong hệ thống logistics thì hoạt động vận tải là một trong những hoạt động quan trọng nhất và chiếm tỉ trọng lớn chi phí logistics.

Nhà nước cần có chính sách để đẩy mạnh đầu tư xây cảng nước sâu, cảng vận chuyển, cảng container, cảng nội địa. Mặt khác, cũng cần thực hiện xây dựng nhà ga hàng hóa chuyên dụng với các khu quốc tế theo quy trình nghiệp vụ, thực hiện nâng cấp, hiện đại hóa và xây dựng thêm các kho hàng, bến bãi, trang bị thêm các trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa và container ở các điểm giao nhận. Nhà nước cần lên kế hoạch và thực hiện xây dựng các trung tâm logistics tại các vùng kinh tế trọng điểm có kết nối bằng đường sắt với các cảng biển lớn để tập trung hàng XNK và thành phẩm.

Đối với hạ tầng CNTT, Nhà nước cần có các chính sách để thúc đẩy và phát triển các cơng nghệ sử dụng cho hoạt động logistics để thực hiện nhanh chóng các thủ tục khai báo hải quan… Việc tin học hóa và khai thác các lợi điểm của CNTT sẽ giúp cho năng suất lao động được nâng cao, tiết kiệm được chi phí và nâng cao được lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều thuận lợi cho các hoạt động thương mại và XNK.

Cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính

Trước những khó khăn và hạn chế về kinh doanh trong phát triển ngành logistics Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, để nâng cao hiệu quả của ngành, việc cải cách các quy định pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đổi mới phương thức quản lý của các cơ quan Nhà nước, đẩy mạnh áp dụng Chính phủ điện tử… là hết sức cần thiết và cần được các cơ quan liên quan tập trung cải cách. Tuy nhiên, không thể khơng nói đến vai trị của doanh nghiệp trong q trình này. Bởi các doanh nghiệp đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của ngành logistics và trong việc giảm chi phí logistics. Việc giảm chi phí

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng container đường biển tại công ty cổ phần kinh doanh quốc tế fingroup (Trang 66)