Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo

Một phần của tài liệu Lời cảm ơntrên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với (Trang 31 - 32)

5. Kết cấu của đề tài

1.2. Nội dung đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.2.4. Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo

Sau khi thực hiện chương trình đào tạo cần có những đánh giá để rút ra những mặt làm được chưa làm được, có những kinh nghiệm để chương trình đào tạo ngày càng được cải thiện tốt hơn.

Chương trình đào tạo được đánh giá qua các tiêu thức như: mục tiêu chương trình đào tạo có thực hiện được khơng? những điểm mạnh và điểm yếu, tính hiệu quả kinh tế thơng qua việc so sánh chi phí bỏ ra với lợi ích mà chương trình mang lại.

Sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn mẫu, quan sát hoặc yêu cầu người được đào tạo làm bài kiểm tra …để đánh giá kết quả của chương trình đào tạo. Các kết quả đó như: kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học với chương trình, khả năng vận dụng thực tế, sự thay đổi hành vi theo hướng tích cực…

Kết quả của chương trình đào tạo thường được phản ánh qua: Kết quả học; sự đánh giá của người học với chương trình đào tạo; kết quả thực hiện công việc sau đào tạo của học viên… Để đo lường các kết quả trên, có thể dùng các phương pháp như phỏng vấn, bảng câu hỏi, quan sát, thông qua giám sát kiểm tra của cấp trên. Những thông tin này giúp cho các nhà quản lý tổ chức một hệ thống đào tạo có hiệu quả cao cũng như có biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo.

Theo nhu cầu các bước đánh giá hiệu quả sau đào tạo của Kirkpatrick thì hệ thống đánh giá bốn cấp bậc được xem là hệ thống nổi tiếng nhất, được công nhận nhiều nhất và được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo của doanh nghiệp, cụ thể được thể hiện ở hình ảnh sau:

25

 Cấp độ ba – Ứng dụng: Khả năng và mức độ ứng dụng những kiến thức

và kỹ năng học viên đạt được từ khóa học vào cơng việc của họ là đối tượng đánh giá chủ yếu của cấp độ ba. Đánh giá ở cấp độ này tương đối phức tạp và khó thực hiện do cần có nhiều thời gian và cơng tác để thu thập dữ liệu và rất khó dự đốn khi nào những thay đổi trong biểu hiện cơng tác của học viên sẽ diễn ra. Vì vậy mà thường có rất ít cơng ty thực hiện tốt từ cấp độ ba trở lên. Cấp độ này thường được đánh giá qua các phương pháp như: Quan sát trực tiếp của tổ trưởng giám sát, thông qua các cuộc thi đánh giá tay nghề, phỏng vấn… (thời gian đánh giá thường từ 3 – 6 tháng).

 Cấp độ bốn – Kết quả: Cấp độ bốn đánh giá hiệu quả đào tạo thông qua

ảnh hưởng của nó với kết quả kinh doanh, tức là đánh giá mức độ đem lại lợi nhuận mà các chương trình đào tạo đem lại. Cấp độ này không tập trung vào ảnh hưởng của đào tạo đối với từng cá nhân mà nó tập trung vào ảnh hưởng chung của đào tạo đối với toàn tổ chức bao gồm tất cả cá nhân trong tổ chức. Cấp độ bốn là cấp độ phức tạp nhất, mất nhiều thời gian và địi hỏi nhiều kinh phí nhất để thu thập, sắp xếp và phân tích dữ liệu.

Một phần của tài liệu Lời cảm ơntrên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)