CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VINFAST THUỘC TẬP ĐOÀN VINGROUP
2.3 Môi trường bên trong
2.3.2 Vị thế thị trường và lợi thế cạnh tranh VinFast
VinFast đã khẳng định mình khi được vinh danh giải thưởng “ngơi sao mới” tại Paris Motor Show 2018. Chiến lược kinh doanh khá hoàn hảo và toàn diện.
Khẳng định vị thế bản thân – chiến lược kinh doanh cho sản phẩm
Mẫu xe sedan của VinFast mang tên LUX A2.0; được trang bị động cơ xăng tăng áp 2.0L cho cơng suất 174 mã lực. Trong khi đó, mẫu xe SUV của VinFast có tên gọi LUX SA2.0, được trang bị khối động cơ với công suất 178 hoặc 228 mã lực tùy phiên bản. Cả 2 đều dùng hộp số tự động 8 cấp của nhà sản xuất danh tiếng ZF giống như trên các dòng xe của BMW, Audi hay Porsche.
Sự xuất hiện của VinFast tại Paris Motor Show 2018 đã làm kinh ngạc giới chuyên môn trong ngành và truyền thông quốc tế trong suốt thời gian qua. Các trang báo đã tốn rất nhiều giấy mực cho sự hiện diện bất ngờ này. Đặc biệt hơn nữa, VinFast ra mắt những mẫu xe đầu tiên; chỉ trong hơn 365 ngày, điều mà các hãng xe tên tuổi nhất thế giới cũng phải mất ít nhất vài năm.
Thống kê cho thấy Vinfast bán được 4.040 xe trong tháng 11/2020, một kỷ lục mới của thương hiệu này. Đầu tàu chủ lực của Vinfast chính là mẫu hatchback Vinfast Fadil với mức tiêu thụ 2.816 chiếc trong tháng 11. Cộng dồn 11 tháng đầu năm 2020, Vinfast Fadil đã bán được 11.128 chiếc. Như vậy, Fadil đã vượt qua các tượng đài doanh số lâu năm như Kia Morning, Hyundai Grand i10, hai ‘con át chủ bài’ của THACO và TC Motor.
Vinfast Lux A2.0 cũng không hề tỏ ra thua kém đàn em Fadil khi xuất sắc giành lấy ngôi vương phân khúc sedan tầm giá 1 tỷ từ tay Toyota Camry. Kể từ khi công bố doanh số chi tiết từ tháng 5/2020, Lux A2.0 đã liên tục vượt Toyota Camry trong bảng xếp hạng doanh số, chỉ trừ một lần tụt hạng vào tháng 7/2020. Thống kê đến hết tháng 11/2020,
Vinfast đã bán được đến 2.937 chiếc Lux A2.0, vượt xa so với doanh số 2.390 chiếc trong cùng khoảng thời gian của Toyota Camry.
Mẫu xe còn lại của Vinfast là Lux SA2.0 dù khơng có doanh số ấn tượng như Fadil và Lux A2.0 nhưng đã dần dần tạo vị thế vững chắc trong phân khúc SUV hạng E. Tính tổng, Vinfast đã cán mốc 30.000 xe bán ra sau chưa đầy 18 tháng gia nhập thị trường Việt Nam. Đây được coi là một kỳ tích chưa từng có của một thương hiệu xe Việt Nam. Vinfast đã chứng minh rằng chỉ cần có chiến lược kinh doanh hợp lý, lấy khách hàng làm trọng tâm thì hãng có thể giành vị trí số 1 ở mọi phân khúc.
Có được thành cơng này phải kể đến những chương trình khuyến mại mạnh tay của Vinfast trong suốt năm vừa qua. Kể từ tháng 5/2020, Vinfast đã liên tục có những chương trình kích cầu tạo dấu ấn như Khuyến mãi giảm giá đặc biệt lên tới hơn 286 triệu, hỗ trợ thuế trước bạ 100%, mua xe Vinfast chỉ từ 37 triệu đồng,v.v. Đặc biệt là chương trình dành 600 tỷ đồng để tri ân 30.000 khách hàng đã mua xe Vinfast kể từ khi hãng gia nhập thị trường Việt Nam cho đến hết ngày 31/12. Cụ thể, hơn 30 nghìn khách hàng mua xe Fadil, Lux A2.0, Lux SA2.0 và President đều được nhận kỳ nghỉ 5 sao tại hệ thống Vinpearl cho tối đa 4 người lớn và 2 trẻ em.
Ngồi ra, để đón đầu cơng nghệ xe điện trên thị trường Việt Nam, sau thời gian nghiên cứu, phát triển, cuối tháng 3.2021 VinFast chính thức cơng bố mẫu ơ tơ điện đầu tay VF e34 với giá 690 triệu đồng và bắt đầu nhận đơn đặt hàng. VinFast cũng triển khai mơ hình cho th pin thay vì bán xe kèm pin thơng thường. Theo kế hoạch của hãng xe Việt, những chiếc VinFast VF e34 đầu tiên sẽ được bàn giao đến tay khách hàng từ tháng 11/2021. Sự xuất hiện của VinFast VF e34 được xem là bước khởi phát cho kỷ nguyên chuyển đổi từ ô tô dùng động cơ đốt trong, chạy bằng nhiên liệu xăng dầu sang các dịng xe điện khơng phát thải và thân thiện với môi trường. VinFast VF e34 sẽ là mẫu xe đầu tiên giúp người Việt làm quen với ô tô điện. Ngay sau khi VinFast mở bán VF e34, rất nhiều người Việt hứng thú và xuống tiền đặt cọc mua mẫu xe này.
Tuy nhiên, chiến dịch gây ấn tượng nhất đối với người dân Việt Nam trong năm 2020 của Vinfast chính là tập trung nghiên cứu sản xuất máy thở để ứng phó với đại dịch Covid 19 vào cuối tháng 3 năm 2020. Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, Tập đoàn Vingroup đã đưa ra kế hoạch sản xuất máy thở không xâm nhập và máy thở xâm nhập tại cơ sở nhà máy ô tơ Vinfast và nhà máy sản xuất VinSmart. Ngồi ra, hãng cịn sản xuất thành cơng máy đo thân nhiệt với chi phí linh kiện 16 triệu đồng, rẻ hơn rất nhiều so với thị trường. Các máy thở không xâm nhập do Vinfast sản xuất có giá 22 triệu đồng, máy xâm nhập 160 triệu đồng, cũng thuộc hàng rẻ hàng đầu thị trường. Trong tình hình bệnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp vào thời điểm đầu năm 2020, việc Vinfast tham gia sản xuất máy thở đắt đỏ nhằm giúp đỡ ngành y tế nước nhà cho thấy cam kết vững chắc trong việc đóng góp xã hội của Vinfast nói riêng và Vingroup nói chung. Điều này càng làm tăng hình ảnh, vị thế của VinFast nói riêng và VinGroup nói chung đối với người tiêu dùng, thị trường hiện nay.
Chiến lược kinh doanh quảng bá sản phẩm
“Những gì VinFast đang làm quả thực là phi thường. VinFast đã phát triển được rất nhiều mẫu xe và xây dựng một tổ hợp nhà máy hiện đại và quy mô tại Việt Nam sau chỉ vỏn vẹn 1 năm. Những kế hoạch và khát vọng của VinFast đã vượt xa xây dựng một công ty ô tô, cơng ty đang góp phần xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia sản xuất ô tô quốc tế. Để đạt được hiệu ứng cao, VinFast đã công bố thông tin xe hơi rầm rộ và chọn sân chơi lớn. Cùng với đó là thiết lập trang web chuẩn seo thu hút sự chú ý của dư luận. VinFast làm rất bài bản và tạo ra hiệu ứng tốt. Việc làm truyền thơng nhiều đợt cũng là việc bình thường vì họ cần thời gian để thông tin ngấm; đồng thời đợi phản ứng của thị trường, từ đó đưa ra những điều chỉnh nếu cần thiết
Thế mạnh cạnh tranh
Điểm mạnh đầu tiên của VinFast đó chính là thương hiệu con của VinGroup. Bên cạnh đó, việc đầu tư cơng nghệ bài bản cũng giúp VinFast có thêm niềm tin và khơi gợi tự hào
thương hiệu Việt. Tuy nhiên, mọi lợi thế chỉ được đón nhận sau khi khách hàng được trải nghiệm để kiểm chứng.
Bên cạnh đó, đến hết 2019, VinFast cịn cho ra mắt thêm 4 mẫu xe máy điện thông minh, phủ khắp các phân khúc từ trung cấp, cao cấp đến siêu cao cấp nhằm đa dạng hóa sự lựa chọn cho người tiêu dùng, bên cạnh 3 mẫu xe điện tập trung cho nhóm khách hàng học sinh sinh viên. Như vậy, chỉ hơn 1 năm tới, dải sản phẩm xe máy điện của VinFast đã lên con số 8.
Để có đất cho “con” của mình, VinFast kết hợp với các đối tác, trong đó có PV Oil, nhằm thiết lập 30.000 – 50.000 trạm sạc và trạm thuê pin trên toàn quốc đến năm 2020, theo ba mơ hình: trạm sạc thường, trạm thuê pin và trạm sạc nhanh. Hệ thống trạm sạc, cho thuê pin của VinFast sẽ có mặt ở các vị trí như bãi đỗ xe, các cửa hàng tiện ích VinMart+, hầm các chung cư, cổng trường học, ký túc xá trường học,… giúp việc sạc điện xe dễ dàng hơn bao giờ hết.
Các chuyên gia nhận định :” Chuyển sang các phương tiện sử dụng năng lượng sạch như điện là xu hướng tất yếu tại Việt Nam, đó cịn chưa kể tới các lợi ích về việc tiết kiệm chi phí trong q trình sử dụng loại xe này”.
Như vậy có thể thấy được tham vọng và tiềm lực của VinFast trong những giai đoạn sắp tới.
2.3.3 Mơi trường tài chính và phi tài chính
Nguồn đầu tư từ cơng ty mẹ.
Bản thân Vingroup cũng đã là một tập đồn mạnh về tài chính, là một thành phần của tập đồn này do đó Vinfast được sự hậu thuận lớn về mặt tài chính bởi dịng tiền tươi. Điều này được minh chứng qua báo cáo giao dịch với các bên liên quan của tập đồn này. Ngồi quan hệ góp vốn, Vingroup cịn rót tiền cho VinFast thơng qua hình thức cho vay.
Cụ thể, 9 tháng từ đầu năm 2019, tập đoàn mẹ đã “bơm” 25.140 tỷ đồng tiền cho vay với VinFast để bổ sung vốn lưu động. Đây là số tiền cho vay lớn nhất giữa Vingroup và các cơng ty con của mình từ đầu năm đến tháng 09/2019. Xếp sau là các khoản cho
vay với Công ty CP Vincommerce (16.999 tỷ đồng) - đơn vị vừa được công bố nhượng cho Tập đồn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, và Cơng ty NHH Nam Hà Nội (9.875 tỷ đồng)…
Đến cuối tháng 9, số tiền công ty sản xuất ôtô này tất tốn cho tập đồn mẹ là 15.780 tỷ nợ gốc. Số tiền VinFast cịn nợ lại là 9.360 tỷ đồng. Tồn bộ số tiền vay còn lại này là nợ vay ngắn hạn với lãi suất 9%/năm.
Cũng thông qua các khoản cho vay này, Vingroup đang có khoản lãi vay phải thu gần 400 tỷ đồng tại VinFast, nhưng tập đoàn chưa thu hồi. Ngoài các giao dịch cho vay thơng thường, Vingroup cịn giúp VinFast huy động trái phiếu thông qua các khoản bảo lãnh thanh tốn.
Cuối tháng 11năm 2019, Vingroup đã thơng báo bảo lãnh thanh toán cho các nghĩa vụ của VinFast liên quan đến việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp, các khoản vay/tín dụng trong và ngồi nước mà cơng ty này dự kiến thực hiện trong năm 2019 và 2020. Tổng hạn mức bảo lãnh tối đa lên tới 30.000 tỷ đồng.
Hồi tháng 9 trước đó, tập đồn mẹ cũng đã quyết định bảo lãnh thanh toán cho các nghĩa vụ của cơng ty VinFast liên quan đến trái phiếu có tổng mệnh giá tối đa 5.000 tỷ đồng.
Tình hình tài chính của VinFast qua các năm
Trong năm 2019 để tiến hành phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast, lần đầu tiên nhà sản xuất ơtơ này đã cơng bố số liệu tài chính của mình.
Cụ thể, VinFast cho biết đến cuối năm 2019, tổng vốn chủ sở hữu của công ty đạt 19.459 tỷ đồng. Với hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 3,67 lần, nợ phải trả của doanh nghiệp ước khoảng 71.414 tỷ.
Như vậy, tổng tài sản cân đối tổng nguồn vốn của nhà sản xuất ôtô và xe điện này đến cuối năm 2019 là gần 91.000 tỷ đồng.
Báo cáo tóm tắt cũng lần đầu tiên công bố con số lợi nhuận của nhà sản xuất ơtơ thương hiệu Việt. Trong đó, riêng năm 2019, cơng ty lỗ rịng sau thuế 5.702 tỷ, với tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) âm 29%.
Tới năm 2020, tình hình tài chính trong 6 tháng đầu năm 2020 có nhiều biến động VinFast lỗ sau thuế 6.591 tỷ đồng. Con số này gấp hơn 4 lần mức lỗ cùng kỳ năm 2019 là 1.570 tỷ đồng.
Việc VinFast thua lỗ là nằm trong dự tính bởi doanh nghiệp này vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, đòi hỏi phải giảm sâu giá bán và đặc biệt là chi phí khấu hao rất
lớn cộng thêm ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 nên sản lượng bán ra sụt giảm kéo theo doanh thu và lợi nhuận cũng giảm.
Mặc dù lỗ nặng nhưng tính đến hết ngày 30/6/2020, vốn chủ sở hữu của VinFast vẫn tăng hơn 3.000 tỷ đồng, lên mức 28.116 tỷ đồng. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu ở mức 2,81 lần, tương ứng nợ phải trả vào khoảng 79.000 tỷ đồng.
Như vậy, tổng nguồn vốn của VinFast tới tháng 06/2020 lên đến trên 107.000 tỷ đồng. Tổng tài sản theo đó ở mức tương tự.
2.3.4 Ma trận IFE
STT Các yếu tố bên trong chủ yếu Trọng số Phân hạng Điểm trọng số Điểm mạnh 1 2 3 4 5 6 7
Nguồn nhân lực trình độ cao Khối tài sản giá trị lời lớn Tốc độ tăng trưởng nhanh
Khả năng thực hiện dự án trong thời gian ngắn Sản phẩm chất lượng và độc đáo Nguồn vốn dễ huy động Uy tín cơng ty mẹ lớn mạnh 0.1 0.12 0.13 0.1 0.1 0.09 0.08 4 3 4 4 4 3 4 0.4 0.36 0.52 0.4 0.4 0.27 0.32 Điểm yếu 1 2 3
Hạn chế trong đào tạo nguồn nhân lực
Khó khăn trong tiếp cận thị trường mới
Đầu tư chưa mang lại hiệu quả
0.07 0.09 0.08 2 2 1 0.14 0.18 0.08 Tổng 3.07 Nhận xét:
Qua ma trận trên ta thấy điểm mạnh của Vinfast chính là lợi thế cạnh tranh trong ngành Công nghiệp ô tô với sự hậu thuẫn của Vingroup - doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt
Nam. Vinfast có khả năng gia cơng và sản xuất động cơ tại chỗ, theo tiêu chuẩn cao của châu Âu vượt tiến độ 3 tháng, VinFast đã xác lập kỳ tích mới trong ngành công nghiệp ô tô thế giới, khẳng định được chất lượng và tốc độ phát triển của mình. Điều này cho thấy Vinfast đang đi đúng hướng với các yếu tố cốt lõi của mình. Việc chú trọng đầu tư cho ngành tạo điều kiện cho việc nâng cao giá trị cho từng sản phẩm, từ đó có thể dễ dàng huy động vốn để tiếp tục phát triển thương hiệu.
Tuy vậy, các yếu tố hạn chế về đào tạo nguồn lực kế cận, hiệu quả đầu tư, tiếp cận thị trường mới cần được chú ý và có biện pháp khắc phục các yếu điểm quan trọng này. Vingroup đã tăng cường vay nợ khiến chi phí lãi vay tăng 48% cùng kì, lợi nhuận bị ăn mịn khi đổ vốn đầu tư cho Vinfast, điều này thể hiện rõ việc đầu tư vào sản xuất oto Vinfast chưa thực sự hiệu quả. Mặc dù đã tiến cận được thị trường Bắc Mỹ - Châu Âu, song Vinfast vẫn chưa thể hiện sự đột phá của mình ở các thị trường mới này.
Ngồi ra, với con số 3.07 tổng điểm trọng số cho thấy Vinfast vận hành các yếu tố nội bộ tốt, cho thấy nội bộ của Vinfast có các điểm mạnh có phần nổi bật so với đối thủ trong ngành.
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG KINH DOANHVINFAST VINFAST
3.1 Quan điểm mục tiêu dài hạn của Vinfast:
Phát huy vài trị doanh nghiệp dẫn đầu – “làn gió” mới cho ơ tơ Việt
Ơng Võ Quang Huệ, Phó Tổng Giám đốc Tập đồn Vingroup, người theo sát dự án Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast cho rằng, để phát triển ngành cơng nghiệp ơ tơ trong nước, phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn của toàn bộ ngành CNHT trong nước, trong đó, phải có DN dẫn đầu, đầu ngành và một mạng lưới, hệ thống các DN bao quanh, cung cấp linh kiện, sản phẩm cho các DN lớn.
Vinfast hướng đến xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các DN hỗ trợ tại Việt Nam nhằm xây dựng phát triển đồng bộ ngành công nghiệp hỗ trợ.
Để thu hút nhà đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện tại Việt Nam, cụ thể là trong khu công nghiệp phụ trợ của VinFast, Tập đoàn thành lập bộ phận nội địa hóa để đàm phán và hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc nghiên cứu tính khả thi, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để triển khai. VinFast sẽ dành riêng khoảng 30% diện tích cho các nhà cung cấp tại dự án Tổ hợp sản xuất ơ tơ VinFast ở khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phịng).
Để tăng tỷ lệ nội địa hóa và khả năng làm chủ cơng nghệ, VinFast đã quyết định thực hiện việc sản xuất động cơ và dập thân vỏ xe tại Việt Nam ngay từ khi bắt đầu sản xuất dòng xe Sedan và SUV.
3.2 Các cấp độ chiến lược
Theo Vancil và Lorange (1975), quá trình hoạch định chiến lược diễn ra ở ba cấp độ trong doanh nghiệp, bao gồm:
3.2.1 Chiến lược cấp doanh nghiệp:
Tầm nhìn của VinFast là trở thành một cơng ty sản xuất ơ tơ điện thơng minh tồn cầu và