VIỆT NAM – CTCP
2.2.1 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty
2.2.1.1 Thực trạng phân loại chi phí sản xuất tại công ty
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khảo sát thiết kế thủy lợi, ngoài những đặc điểm cơ bản của một đơn vị khảo sát thiết kế, Tổng Công ty Tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt Nam - CTCP có những đặc điểm khác biệt cụ thể của mình quy định sự khác biệt của chi phí sản xuất của công ty. Cụ thể:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của HEC bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu cần thiết tạo ra sản phẩm hoàn thành. Giá trị vật liệu bao gồm giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng lao động, bảo hộ lao động cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành sản phẩm. Do sản phẩm của công ty có đặc tính kỹ thuật cao và là sản phẩm trừu tượng nên nguyên vật liệu thường không phải là bộ phận chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm. Mặt khác, việc sản xuất mang tính đơn chiếc nên nguyên vật liệu phát sinh thường không cố định và không giống nhau cho mỗi sản phẩm. Giá trị nguyên vật liệu chủ yếu là các loại vật tư phục vụ cho công tác khảo sát (nhiên liệu cho sử dụng máy, các loại thước đo đạc địa hình, các phụ tùng để thay thế, các loại mũi khoan, các khoan, ống chèn …) và một số vật
liệu sử dụng cho thiết kế như: văn phòng phẩm, giấy bút phục vụ cho việc vẽ đồ án thiết kế …
* Chi phí nhân công trực tiếp
Tại HEC công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là một công việc quan trọng trong toàn bộ quá trình hạch toán chi phí sản xuất và chi phí này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các khoản mục chi phí thuộc giá thành của Công ty. Phạm vi chi phí nhân công trực tiếp của Công ty gồm có các khoản chi trả lương cho công nhân khảo sát, nhân công thiết kế. Khoản mục chi phí này được xác định trên cơ sở phần trăm của sản lượng thực hiện của từng loại hình công tác.
* Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những khoản chi phí thuộc phạm trù chi phí sản xuất chung nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất cấu tạo nên sản phẩm. Chi phí sản xuất chung của Công ty bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng chung, chi phí khấu hao, chi trả lương cho cán bộ quản lý chi nhánh, các khoản trích theo lương của cán bộ, công nhân viên Chi nhánh …
* Chi phí sử dụng máy
Hiện nay, tại HEC thì khối lượng chi phí sử dụng máy chưa được hạch toán riêng thành một khoản mục chi phí liên quan như chi phí nhân công sử dụng máy, chi phí vật tư, chi phí sản xuất chung liên quan đến việc sử dụng máy vẫn được hạch toán trực tiếp vào các tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo nội dung kinh tế của từng loại chi phí.
Các khoản chi phí trên đây được tập hợp theo từng đối tượng để tính giá thành. Thông thường, đối tượng hạch toán chi phí của Công ty là từng công trình riêng biệt. Tuy nhiên, đối với các công trình, các dự án lớn chi phí cũng có thể được tập hợp theo từng hạng mục, hay theo giai đoạn thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư và của công tác quản lý. Đến cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành tổng hợp chi phí của từng hạng mục, từng giai đoạn cho từng công trình cụ thể.
luôn bám sát vào số chi phí giao khoán để làm cơ sở ghi nhận các khoản mục chi phí thực tế phát sinh. Song song với phần việc này, kế toán cũng phản ánh việc cấp vốn cho mục đích thi công. Đây là một quy trình khép kín từ giao khoán - cấp vốn - sử dụng vốn để trang trải các chi phí sản xuất. Nhận biết một cách sâu sắc về quy trình này có tác dụng đưa ra những nhận định mang tính tổng quát và đầy đủ phần hành hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do đó, xin được trình bày sơ lược về phương thức giao khoán giữa công ty và các tổ đội thi công.
Hình thức giao khoán:
Giống như hầu hết các doanh nghiệp xây lắp khác hoạt động trong cơ chế thị trường, phương thức giao nhận thầu và giao khoán được áp dụng một cách có hiệu quả tại công ty. Với mỗi công trình, công ty đều phải lập các dự toán tham gia đấu thầu. Khi trúng thầu, phòng dự án sẽ tiến hành lập các dự toán nội bộ và giao khoán cho các tổ đội thi công. Theo cách này, công ty giữ lại khoảng 10% gía trị công trình (mức phí giữ lại này có thể giao động khoảng 2% giá trị công trình tuỳ thuộc vào quy mô và mức độ phức tạp của các công trình) để trang trải chi phí quản lý và thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước. Khoảng 90% giá trị công trình còn lại công ty tạm ứng cho các tổ đội thi công chủ động sử dụng để phục vụ thi công các công trình.
Các tổ, đội có quyền chủ động tiến hành thi công trên cơ sở các định mức kĩ thuật, kế hoạch tài chính đã được Ban giám đốc thông qua:
• Chủ động trong việc mua, tập kết và bảo quản vật tư cho các công trình thi công.
• Chủ động thuê và sử dụng nhân công ngoài xuất phát từ nhu cầu thực tế.
• Chủ động trong việc thuê máy thi công cho thi công xây lắp sao cho hiệu quả nhất.
Quá trình thi công chịu sự giám sát chặt chẽ của phòng Kế toán về mặt tài chính, Bộ phận quản lý đầu tư và Bộ phận thiết kế, thi công về mặt kỹ thuật cũng như tiến độ thi công. Đầu tháng, mỗi tổ, đội thi công đều phải lập kế hoạch sản xuất - kế hoạch tài chính gửi cho các phòng ban chức năng; qua đó xin tạm ứng để có nguồn tài chính phục vụ thi công.
* Đối tượng hạch toán (tập hợp) chi phí sản xuất: là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất cần tập hợp nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát chi phí và tổ chức tính giá thành. Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận …) hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí (như sản phẩm, nhóm sản phẩm …)
Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của công tác kế toán chi phí sản xuất. Có xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất mới có thể tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất từ khâu ghi chép ban đầu, tổng hợp số liệu đến tổ chức tài khoản và mở sổ chi tiết.
Để xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp cần căn cứ vào các yếu tố cơ bản sau:
- Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất giản đơn hay phức tạp, quy trình công nghệ liên tục hay song song.
- Loại hình sản xuất đơn chiếc hay hàng loạt. - Đặc điểm tổ chức sản xuất.
- Yêu cầu và trình độ quản lý doanh nghiệp. - Đơn vị tính giá thành trong doanh nghiệp.
Do đặc điểm khác biệt cụ thể của mình mà đối tượng tập hợp chi phí trong các đơn vị khảo sát thiết kế cũng có những đặc điểm khác so với bất cứ ngành sản xuất vật chất nào. Đặc điểm của ngành khảo sát thiết kế là quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ cao, loại hình sản xuất đơn chiếc, mỗi giai đoạn sản xuất có thể có dự toán riêng. Hơn nữa, công tác khảo sát thiết kế thường được tiến hành trong những điều kiện địa hình khác nhau, tổ chức sản xuất thường chia làm nhiều khu vực, bộ phận thực hiện. Vì vậy, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong các đơn vị này thường là công trình, đơn đặt hàng, giai đoạn công việc hoàn thành, hoặc theo đơn vị sản xuất (địa điểm phát sinh chi phí)
2.2.1.3 Thực trạng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại công ty
* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Công ty sử dụng phương pháp tập hợp trực tiếp. Mỗi công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành đều được mở sổ chi tiết để theo dõi tập hợp các chi phí theo khoản mục. Chi phí phát sinh ở công
trình nào được tập hợp trực tiếp vào công trình, hạng mục đó. 2.1.1.4 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty a) Kế toán chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản xuất xây lắp bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ phục vụ trực tiếp cho sản xuất sản phẩm xây lắp:
Do sản phẩm của công ty có đặc tính kỹ thuật cao và là sản phẩm trừu tượng nên nguyên vật liệu thường không phải là bộ phận cấu thành nên thực thể sản phẩm. Mặt khác, chi phí nguyên vật liệu phát sinh ở công ty thường không cố định và không giống nhau cho mỗi sản phẩm nên tùy theo khối lượng và tính chất của từng công trình khảo sát thiết kế, phòng kế hoạch sẽ lập dự toán chi phí chi tiết cho từng công trình. Việc mua sắm vật tư phục vụ công tác khảo sát thiết kế công trình thường được thực hiện theo yêu cầu của sản xuất, bởi vậy đối với khoản chi phí này công ty thực hiện khoán một phần cho các xí nghiệp, các đội.
* Chứng từ sử dụng:
- Phiếu xin mua vật tư, thiết bị - Hóa đơn mua hàng
- Phiếu xuất kho - Phiếu chi
- Bảng kê chi tiết vật tư
Xuất phát từ cơ chế khoán gọn, công ty sau khi ký được các hợp đồng xây dựng tiến hành giao khoán cho các đội xây dựng. Các đội xây dựng tự tổ chức cung ứng vật tư, nhân lực để thi công công trình. Trường hợp các đội không thể tự đảm bảo được nguồn vật tư thì có thể yêu cầu công ty giúp đỡ. Vì vậy, nguồn cung ứng vật tư chủ yếu cho các đội xây dựng thi công công trình là nguồn vật liệu mua ngoài. Trong cơ chế thị trường hiện nay việc cung cấp vật liệu tương đối dễ dàng, công ty áp dụng cách tổ chức này cho phép các đội có thể chủ động nguồn nguyên vật liệu, thuận tiện cho hoạt động thi công, tiết kiệm được chi phí lưu kho, bảo đảm và đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn.
lập giấy yêu cầu gửi Phòng Kế hoạch. Phòng Kế hoạch sau khi nhận được giấy yêu cầu của Đội, Chi nhánh, căn cứ trên Kế hoạch dự trù mua sắm vật tư thiết bị lập ban đầu sẽ lập tờ trình xin mua sắm vật tư thiết bị gửi Tổng giám đốc Công ty.
BỘ NN & PT NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔNG CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc THỦY LỢI VIỆT NAM - CTCP
---
Số: 101TVXD/KTKH Hà Nội, ngày 05 tháng 8 năm 2013
TỜ TRÌNH
XIN MUA SẮM VẬT TƯ - PHỤ TÙNG
Kính gửi:Tổng Giám đốc Công ty Tư vấn xây dựng Thủy Lợi Việt Nam - CTCP
Thực hiện kế hoạch mua sắm vật tư - thiết bị năm 2013 đã được Tổng Giám đốc Công ty duyệt tại văn bản số 150 TVXD/KTKH ngày 15/01/2013.
Phòng Kinh tế - Kế hoạch kính trình Tổng Giám đốc cho mua sắm một số vật tư, phụ tùng như sau để phục vụ sản xuất:
TT Loại thiết bị Quy cách Đơn vị Số
lượng Ghi chú
01 Lá côn XY-1 Cái 10 Cấp cho Công ty
Khảo sát và Xây dựng 15
02 Vòng bi 38213 Vòng 5
03 Xy lanh bơm XJ-100 Cái 20
04 Mũi khoan ∅57 Cái 2
- Việc mua sắm được thực hiện tại Công ty CP Thiên Phong cung cấp. - Giao cho phòng Kế toán thực hiện việc lập hợp đồng theo dõi mua sắm.
Vậy kính trình Tổng Giám đốc phê duyệt.