CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
2.2. Nghiên cứu thực nghiệm về thị trường và hành vi người tiêu dùng ở Việt Nam
2.2.5.2. Hành vi mua sắm
Mức độ mua sắm
Để đánh giá được mức độ thường xuyên mua sắm của người tiêu dùng, nghiên cứu sử dụng câu hỏi “Trong 6 tháng trở lại đây anh/chị có thường xuyên mua sắm không và anh/chị thường mua những loại sản phẩm dịch vụ nào nhất?”. Và kết quả thu thập được như dưới đây:
Các sản phẩm, dịch vụ
Các sản phẩm dịch vụ Số lượng Tỷ lệ phần trăm Đồ dùng sinh hoạt hằng ngày (Các
vật dụng cá nhân, nhà bếp…)
11 15.7%
Thực phẩm, đồ uống, đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống
23 32.8%
Điện thoại, máy tính, hàng điện tử 2 2.8% Quần áo, giày dép, hàng thời trang 20 28.5%
Quà sinh nhật, quà tặng/biếu 10 14.2%
Khác 4 6%
Bảng 2.5. Các sản phẩm dịch vụ
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện hành vi mua sắm các loại sản phẩm dịch vụ
15.70% 32.80% 2.80% 28.50% 14.20% 6%
Đồ dùng sinh hoạt hằng ngày (các vật dụng cá nhân, nhà bếp…)
Thực phẩm, đồ uống, đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống
Điện thoại, máy tính, hàng điện tử Quần áo, giày dép, hàng thời trang Quà sinh nhật, quà tặng, quà biếu Khác
42
Các loại sản phẩm thường được lựa chọn cho mua sắm và tiêu dùng hằng ngày là: Thực phẩm, đồ uống, dịch vụ ăn uống; quần áo giày dép, hàng thời trang; đồ dùng sinh hoạt hằng ngày; quà tặng, quà sinh nhật và các loại sản phẩm khác. Trong các nhóm hàng hóa kể trên, thực phẩm và dịch vụ ăn uống là được sử dụng nhiều nhất với tỷ lệ chọn khoảng 32.8%. Tiếp theo mặt hàng quần áo giày dép thời trang cũng được lựa chọn với tỷ lệ 28.5%.
Từ kết quả trên cho thấy 2 loại mặt hàng được bình chọn nhiều nhất này cũng chính là những sản phẩm được bán nhiều nhất, không chỉ mua bán theo kiểu truyền thống mà ngay cả trên website, sàn TMĐT hay mạng xã hội cũng được bán với số lượng khổng lồ. Đây cũng chính là một lợi thế và cơ hộ cho các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam kinh doanh thời trang và thực phẩm.
Những nơi hay mua sắm
Nơi mua sắm Số lượng Tỷ lệ phần trăm
Mạng xã hội 23 32.8%
Trang web, sàn TMĐT 30 42.8%
Mua sắm theo kiểu truyền thống
17 24.4%
Bảng 2.6. Những nơi hay mua sắm
Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện những nơi hay mua sắm
32.80%
42.80% 24.40%
0.00% 5.00%10.00%15.00%20.00%25.00%30.00%35.00%40.00%45.00% Trên mạng xã hội
Trên các trang web, sàn TMĐT Mua sắm theo truyền thống
43
Có các loại hình mua bán trực tuyến như sau: Các trang mạng xã hội (Facebook, instagram, twitter, youtube, tiktok…); các sàn TMĐT (shopee, Lazada, Tiki…); các trang web công ty (hoanghamobile.com, mxl.vn…). Theo kết quả thu thập ở trên, mua sắm trên các trang web, sàn TMĐT hay chúng ta có thể nói ngắn gọn là mua hàng online, là phượng thức được lựa chọn nhiều nhất với 42.8%. Các sàn TMĐT hiện nay chính là nơi tập trung nhiều mặt hàng nhất, các loại hàng hóa đa dạng phong phú và thậm chí là giá thành cực kì rẻ. Thậm chí mua hàng online chúng ta vừa tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà có những thứ thậm chí mua hàng theo kiểu truyền thống chúng ta cũng khơng thể tìm được. Vậy nên các đáp viên lựa chọn hình thức này là nhiều nhất cũng khơng phải là điều q khó hiểu.
Bên cạnh đó, các hình thức kinh doanh bán hàng trên các trang mạng xã hội cũng đang ngày càng phát triển. Rất dễ để tìm kiếm một mặt hàng nào đó trên các trang của Facebook, Instagram hay Tik Tok…những trang mạng này không ngừng lớn mạnh cộng với sự đa dạng hàng hóa và uy tín và chắc chắn sẽ là một đối thủ với các hình thức bán hàng truyền thống khác.
Chi tiêu
Mức độ chi tiêu được thu thập kết quả như dưới đây:
Mức độ chi tiêu Số lượng Tỷ lệ phần trăm
Dưới 500.000đ 34 48.5% Từ 500.000đ đến 1 triệu đồng 20 28.5% Từ 1 triệu đến 3 triệu đồng 13 18.6% Trên 3 triệu đồng 3 4.4% Bảng 2.7. Chi tiêu
44
Biểu đồ 2.7. Biểu đồ thể hiện chi tiêu mua sắm
Với câu hỏi “anh/chị thường bỏ ra bao nhiêu tiền cho mỗi lần mua sắm”, qua biểu đồ trên cho thấy mức độ chi trả cho việc mua sắm hàng hóa của người tiêu dùng đa phần là ở mức dưới 500.000đ. Do số lượng người khảo sát khá thấp và chủ yếu là học sinh, sinh viên – những người chưa đi làm nên mức thu nhập không cao, và kết quả đạt được tới 48.5% là sử dụng mức thấp nhất cho tiêu dùng. Những mức chi trả còn lại cũng thấp dần tương ứng với 28.5% cho chi tiêu từ 500.000đ đến 1 triệu đồng; 18.6% cho mức từ 1 đến 3 triệu đồng; và 4.4% còn lại cho mức trên 3 triệu đồng.
Mức độ thường xuyên
Tương tự, đối với câu hỏi “Anh/chị có thường đi mua sắm khơng, mức độ thường xuyên là bao nhiêu?” Kết quả nhận được của đa số các đáp viên là 1 đến 2 lần/tháng với tỷ lệ là 80%, còn lại là từ 3 đến 5 lần hoặc trên 5 lần. Vẫn như kết quả cho câu hỏi ở trên, số lượng đáp viên là học sinh sinh viên, chỉ dành dưới 500.000đ cho việc mua sắm nên số lượng đi mua sắm cũng vì thế mà giảm xuống.