1.3.3.1. Nhân tố khách quan
Đây là tác nhân gây ra RRTD bất khả kháng, xảy ra ngồi ý muốn và tầm kiểm sốt của con người trong một thời điểm nào đó.
Xuất phát từ mơi trường kinh tế - xã hội không ổn định:
Trong một nền kinh tế tang trưởng lành mạnh tiềm năng sản xuất và tiêu dùng của xã hội cịn lớn thì hoạt động sản xuất kinh doanh cịn có nhiều cơ hội để phát triển và ngược lại, khi nền kinh tế có hiện tượng lạm phát tăng vọt kéo theo đồng tiền nội địa bị mất giá, dẫn đến kinh doanh trong nước bị trở ngại và khó khăn khiến cho khả năng thu hồi vốn tín dụng trở nên phức tạp.
Thứ nhất, sự biến động quá nhanh và khơng dự đốn được của thị trường thế giới. Nền kinh tế Việt Nam vẫn cịn lệ thuộc q nhiều vào sản xuất nơng nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp... vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu.
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế mở, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới và trong khu vực là hiển nhiên, vì vậy trước những biến động của thị trường thế giới khơng tránh khỏi tác động. Do đó hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Thị trường bất động sản và chứng khốn đang trong tình trạng khó khăn, các khoản đầu tư vào hai thị trường đó khó có thể thu hồi, việc mua bán diễn ra khó khăn hơn, khách hàng sẽ khơng có nguồn trả nợ, đồng thời tỷ lệ TSĐB không đủ đảm bảo cho dư nợ còn lại... khiến hàng loạt các nguy cơ tiềm ẩn của RRTD xuất hiện.
Thứ hai, rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế. Q trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo mơi
Nhận biết RRTD Đo lường RRTD Ứng phó RRTD Kiểm sốt và xử lý RRTD
trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết khách hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các NHTM trong nước và quốc tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp nguy cơ rủi ro tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.
Thứ ba, rủi ro có thể xuất hiện khi tràn lan hàng nhập lậu. Nước Việt Nam ta có hàng trăm kilomet biên giới đường bộ và đường biển, do đó việc buôn bán hàng nhập lậu qua biên giới là không tránh khỏi. Cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài từ nhiều năm nay, song kết quả hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm cho các doanh nghiệp trong nước và ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này gặp khơng ít khó khăn, rủi ro cũng từ đấy phát sinh.
Thứ tư, thiếu sự quy hoạch,phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành.
Mơi trường pháp lý cịn nhiều bất lợi
Đây là một nhân tố cũng ảnh hưởng tới khả năng phát sinh RRTD, cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, NHNN và các cơ quan có liên quan đã ban hành nhiều luật, văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, việc áp dụng luật và các văn bản này vào hoạt động thì hết sức chậm chạp và còn nhiều vướng mắc. Luật và các văn bản có liên quan của Việt Nam khơng đồng bộ, cịn nhiều khe hở, như việc quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay khi khách hàng không trả được nợ, song để thực hiện điều này thì rất khó và tốn nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, sự thanh tra, kiểm tra,giám sát chưa hiệu quả của Ngân hàng nhà nước. Mơ hình tổ chức thanh tra cịn nhiều bất cập, chưa hiệu quả, hoạt động thanh tra giám sát thường chỉ tại chỗ là chủ yếu, còn thụ động theo kiểu xử lý những việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn và phịng ngừa rủi ro. Vì thế, có những sai phạm của các NHTM không đươc thanh tra NHNN cảnh báo sớm, có biện pháp ngăn chặn từ đầu, để đến khi hậu quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệp.
Ngoài ra, hệ thống thơng tin quản lý cịn bất cập và tồn tại nhiều yếu kém. Hiện nay,môi trường thông tin đã được cải thiện, kênh cung cấp thơng tin về tình hình hoạt động tín dụng tốt nhất Việt Nam là trung tâm thơng tin tín dụng ngân hàng (CIC) của
NHNN. Trong tình hình cạnh traanh ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trò của CIC là rất quan trọng trong việc cung cấp thơng tin kịp thời, chính xác để ngân hàng có các quyết định cho vay hợp lý. Đáng tiếc hiện nay ngân hàng dữ liệu CIC chưa đầy đủ, thơng tin cịn q đơn điệu, chưa đáng tin cậy tuyệt đối. Hơn nữa, Việt Nam vẫn còn hạn chế trong khâu quản lý và cung cấp thơng tin, do đó sẽ là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm sốt tín dụng.
1.3.3.2. Nhân tố chủ quan
● Quy trình tín dụng cịn nhiều bất cập
Ngân hàng khơng có đủ thơng tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng... dẫn đến việc xác định sai hiệu quả phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó cịn có thể là do sự nới lỏng trong quá trình kiểm tra, giám sát sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn vay khơng đúng mục đích. Hay phía ngân hàng quá tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm coi đó là vật chất đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay dẫn đến những rủi ro trong q trình thu hồi vốn. Hiện nay cịn một số ngân hàng chạy theo số lượng (theo kế hoạch) mà sao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay, quá tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh khiến việc kiểm soốt chất lượng tín dụng giảm hiệu quả.
● Một bộ phận nhân viên còn thiếu đạo đức và trình độ chun mơn, nghiệp vụ chưa
cao
Ngân hàng có thể thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm từng địa phương khác nhau để phân tán rủi ro, các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ. Cán bộ tín dụng thực hiện khơng đúng quy trình cho vay hay do quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ và khơng phù hợp.
Ngân hàng vi phạm các nguyên tắc cho vay,cho vay vượt tỷ lệ an toàn, hoặc thiếu tài sản thế chấp, cầm cố. Do chất lượng cán bộ tín dụng thấp nên thẩm định khách hàng cho vay thiếu chính xác hoặc cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức trong cho vay,cấu
kết với khách hàng để cho vay không đúng quy định của ngân hàng, hoặc cán bộ tín dụng chiếm dụng vốn vay dẫn đến các khoản nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng.
● Do cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt nên ngân hàng nới lỏng về điều kiện cần có của khách hàng để cho vay nhằm thu hút khách hàng.
Sự nới lỏng các điều kiện cho vay của ngân hàng đối với khách hàng. Một số chi nhánh ngân hàng do chạy theo thành tích, muốn tăng nhanh dư nợ đã hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng, tạo ra việc cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các chi nhánh,làm giảm lợi nhuận của tồn hệ thống.
Thơng tin kinh tế, thơng tin rủi ro, phân tích tín dụng, phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa được tổ chức thực hiện có hiệu quả. Việc quản lý thơng tin tín dụng vẫn được thực hiện chủ yếu bằng thủ cơng, thiếu chính xác và khơng đầy đủ, kịp thời. Vì vậy, việc phân tích đánh giá tín dụng theo ngành, theo khách hàng chưa được thực hiện thường xun để có được những định hướng tín dụng chính xác và kịp thời.
● Rủi ro từ phía khách hàng
Rủi ro từ phía khách hàng là nhân tố chủ yếu dẫn đến rui ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Việc phịng tránh rất khó khăn và phức tạp
(1) Đối với khách hàng là cá nhân
- Thiếu năng lực tài chính: Khách hàng vay vốn khơng đủ khả năng tài chính để trả nợ, dẫn đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng gặp khó khăn. Cụ thể ngun nhân tài chính ở đây bao gồm rất nhiều yếu tố, có thể do khơng tn thủ làm đúng theo kế hoạch đã xây dựng ban đầu, hoạch định tài chính khơng hợp lý, phát sinh những khoản mục chi phí khơng tính trước,..
- Thiếu năng lực pháp lý: Khi khách hàng thiếu năng lực pháp lý thì việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp khó khăn do cản trở về mặt thủ tục và thời gian.
- Sử dụng vốn sai mục đích: Đó là việc khách hàng dùng vốn vay của mình khơng đún mục đích theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Từ đó dẫn đến việc khách hàng có thể làm ăn thua lỗ và khơng có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Do ý muốn chủ quan của người đi vay khơng có ý định trả nợ: Đây là trường hợp xấu nhất dẫn đến rủi ro tín dụng, nó được xét vào đạo đức của người đi vay mà nhân tố đọa đức có thể thấy trên thực tế là một trong những nhân tố quan trọng trong việc trả
nợ vay, người đi vay có thể có khả năng nhưng cố tình khơng trả nợ, lừa đảo chiếm đoạt tiền vay của người cho vay.
- Do hồn cảnh gia đình gặp khó khăn như bị sa thải, thất ngiệp, tai nạn lao động, ...dẫn đến mất đi nguồn thu nhập chính để trả nợ ngân hàng
(2) Đối với khách hàng là doanh nghiệp
- Doanh nghiệp bị mất năng lực pháp lý: Do trong quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh, dẫn đến sản xuất kinh doanh bị thất bại và không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Do doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích
- Do việc cạnh tranh với các cơng ty nước ngồi cịn yếu kém dẫn đến giảm sút thị trường tiêu thụ, giá thành sản phẩm làm ra phải hạ thấp để cạnh tranh từ đó các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và mất khả năng trả nợ cho ngân hàng.
- Do doanh nghiệp không mưa bảo hiểm: Bảo hiểm hảo hoạn, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm thiên tai,… nên khi có biến cố xảy ra thì doanh nghiệp bị tổn thất lớn và khơng có khả năng trả nợ vay.
- Sự thay đổi trong chính sách của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của Ngân hàng. - Quá chú trọng đến tốc độ tăng trưởng mà bỏ quên chất lượng tăng trưởng.