TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 3.1 Cơ hội và thách thức của MSB chi nhánh Đống Đa trong điều kiện hội nhập
3.4.1. Đối với Chính phủ, các bộ ngành và các cơ quan có liên quan
3.4.1.1. Đối với Chính phủ
Mơi trường pháp lý có ý nghĩa rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực, nó tạo ra một hành lang những quy định, thể chế chặt chẽ mang tính cưỡng chế buộc các chủ thể phải tuân theo. Ngân hàng và khách hàng có mối ràng buộc chặt chẽ qua hợp đồng tín dụn. Tuy nhiên mức độ tuân thủ của các bên tham gia hợp đồng tùy thuộc vào sự hồn thiện và tính hiệu lực của hệ thống pháp lý. Vì vậy:
Thứ nhất, Chính phủ cần thiết lập một hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, tạo môi trường kinh doanh bình
đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trong tất cả các thành phần kinh tế, dần xóa bỏ những ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước, tránh tình trạng tín dụng ngân hàng trở thành hình thức phân tán vốn, tài trợ cho các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Đồng thời có những văn bản hướng dẫn cụ thể để thực thi luật và tránh được sự chồng chéo của cơ quan quản lý.Song song đó Chính phủ cần có những biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp yếu kém thốt khỏi khó khăn.
Thứ hai, Chính phủ nên phổ biến rộng rãi việc xếp loại đánh giá hiệu qua hoạt động của các doanh nghiệp, xúc tiến triển khai chương trình bình chọn cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả giúp cho ngân hàng yên tâm hơn trong khi cho vay đối với các doanh nghiệp này, nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Đồng thời các doanh nghiệp được bình chọn sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong kinh doanh, việc này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tìm cách hồn thiện hơn trong chu trình cơng nghệ để làm ăn có hiệu quả hơn, góp phần nâng cao chất lượng sử dụng vốn của ngân hàng, đưa đất nước phát triển hơn nữa.
Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơng ty kiểm tốn có thể nâng cao chất lượng kiểm tốn của mình, để nâng độ chính xác trong báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp cần vay vốn gửi cho Ngân hàng. Đồng thời Nhà nước cần phải có chính sách bắt buộc doanh nghiệp thực hiện pháp lệnh kế tốn thống kê một cách đầy đủ và chính xác. Bên cạnh đó Chính phủ cũng cần ban hành những chế tài xử lý mạnh để các doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành, có tránh nhiệm cao trong q trình cung cấp thơng tin cho ngân hàng.
Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội để tách bạch cho vay thương mại và cho vay chính sách ở các NHTM. Đảm bảo cho các NHTM được tự chủ trong quyết định cho vay, tránh tình trạng nợ tồn đọng, nợ khoanh,… làm đọng vốn của ngân hàng.
Cuối cùng Nhà nước cần tôn trọng quyền tự chủ trong kinh doanh của các ngân hàng, tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các TCTD.
3.4.1.2. Đối với các bộ, ngành và các cơ quan có liên quan
Cơng tác phịng ngừa, hạn chế RRTD tại ngân hàng ln cần được hồn thiện, vì vậy các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ tích cực trong cơng tác trao đổi thơng tin. Từ
đó tiến tới trong tương lai có thể xây dựng một hệ thống thông tin kinh tế-xã hội, thông tin về ngân hàng để phục vụ việc quản lý RRTD được tốt hơn.
Các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án vay vốn mà các doanh nghiệp trình lên theo hướng nâng cao trách nhiệm hơn nữa đối với sự phát triển của nền kinh tế, tránh tình trạng phê duyệt một cách hình thức, khơng tập trung và khơng mang tính khả thi khiến cho hoạt động bị đình trệ, gây tổn thất nặng nề. Thêm vào đó ngân hàng sẽ mất rất nhiều thời gian để xét duyệt nhưng kết quả là khơng cho vay được dự án vì dự án khơng có hiệu quả kinh tế.
Bộ tài chính cần tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra buộc các doanh nghiệp tiến hành hạch toán, thống kê, kế tốn theo đúng pháp lệnh, bảo đảm số liệu chính xác, trung thực và kịp thời nhằm giúp các ngân hàng có được các thơng tin tài chính giúp cho việc phân tích tài chính, tín dụng được chính xác.
Các cơ quan cơng an, Tịa án, Viện Kiểm sát tạo điều kiện cho ngân hàng thu giữ tài sản thế chấp, giải quyết nhanh chóng các vụ án để thu hồi lại vốn.