TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 3.1 Cơ hội và thách thức của MSB chi nhánh Đống Đa trong điều kiện hội nhập
3.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
❖ Tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng
- NHNN cần tham mưu cho Chính phủ trong việc hoạch định chính sách tiền tệ, đảm bảo sự ổn định trong nền kinh tế và sự an toàn trong hệ thống các NHTM.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực thi luật ngân hàng và luật các TCTD.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm sốt từ phía NHNN, xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo các hoạt động kiểm soát của hệ thống ngân hàng có hiệu quả và độ an tồn cao nhất.
❖ Xử lý thỏa đáng những việc liên quan đến hợp đồng tín dụng.
Trong thời gian qua đã xảy ra khơng ít những sự việc liên quan đến sai phạm trong hợp đồng tín dụng, làm suy giảm uy tín và suy yếu hoạt động ngành ngân hàng. Từ những bài học đó địi hỏi NHNN phải thường xuyên giám sát hoạt động của các ngân hàng, phối hợp với các cơ quan cơng an, tịa án, viện kiểm sát,… kịp thời phát hiện những sai phạm để ngăn ngừa, răn đe những đối tượng có ý định lừa đảo ngân hàng, góp phần lành mạnh hóa các quan hệ tín dụng, giảm thiểu RRTD đối với ngân hàng. ❖ Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng
NHNN cần sửa đổi, bổ sung các cơ chế, thể lệ cụ thể, rõ ràng, tạo lập khung pháp lý hoàn thiện cho các hoạt động tín dụng, có những văn bản hướng dẫn cụ thể luật và các văn bản dưới luật của Chính phủ về hoạt động ngân hàng.
Bên cạnh đó, NHNN phải có những biện pháp hữu hiệu trong việc buộc các NHTM thi hành đúng các cơ chế, thể lệ đó. Kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm túc những sai sót, vi phạm khi xảy ra.
Ngoài ra, NHNN cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường liên ngân hàng cũng nhưu việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác thơng tin phịng ngừa rủi ro của trung tâm thơng tin tín dụng. Có các hạn mức quy định về việc trích lập quỹ bù đắp rủi ro với một tỷ lệ hợp lý để các ngân hàng có thể tự bù đắp RRTD.
❖ Hỗ trợ các NHTM trong việc nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, xử lý nợ, giảm thiểu rủi ro
- Ban hành những thông tư hướng dẫn về thủ tục xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng
- Hình thành quỹ bảo hiểm tín dụng nhằm san sẻ, góp phần hạn chế bớt những thiệt hại do RRTD gây ra
- Có những chính sách và biện pháp quy định bắt buộc về cung cấp thơng tin tín dụng cho ngân hàng đúng thời hạn và mở rộng phạm vi cung cấp thông tin khơng chỉ về tín dụng mà cả thơng tin về kinh tế phục vụ cho hoạt động tín dụng.