Cải thiện quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh đống đa (Trang 68 - 69)

TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 3.1 Cơ hội và thách thức của MSB chi nhánh Đống Đa trong điều kiện hội nhập

3.3.4. Cải thiện quy trình tín dụng

Trước tiên MSB Đống Đa cần xây dựng chính sách tín dụng nhằm hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. Trong khi đó cần đặc biệt chú ý tránh việc chạy theo lợi nhuận dẫn đến chất lượng tín dụng bị suy giảm. Trong các quy định về tài sản thế chấp trong việc cho vay vốn chi nhánh không nên coi trọng tài sản thế chấp là chỗ dựa hoàn toàn đảm bảo an tồn tín dụng.

Việc giám sát và kiểm tra sau vay là một đòi hỏi cấp thiết đặt ra cho chi nhánh và các cán bộ tín dụng. Trong công tác này chi nhánh cần chủ động hơn, điều đó giúp ngân hàng sớm phát hiện các dấu hiệu rủi ro. Không chỉ dừng lại ở các báo cáo tài chính, các cán bộ tín dụng cần chủ động hơn, cần chủ động xuống tận cơ sở kiểm tra, việc kiểm tra phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh, nên tiến hành mỗi quý một lần. Theo dõi tình hình thị trường, ngành hàng sản xuất kinh doanh của khách hàng có ảnh hưởng đến vốn vay của ngân hàng. Đánh giá lại giá trị tài sản thế chấp khác hoặc dư nợ giảm tương ứng.

Đối với những khoản vay lớn cần có bộ phận chuyên trách đánh giá. Chi nhánh cần quy định cán bộ tín dụng xuống cơ sở của khách hàng để thu nợ khi tới kỳ hạn trả nợ. Quy định này thể hiện sự quan tâm theo dõi của chi nhánh đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng nâng cao ý thức trách nhiệm đối với khoản vay.

MSB Đống Đa chọn cách ứng phó RRTD là đảm bảo tiền vay. Chính vì vậy, cách bảo đảm tốt nhất cho các rủi ro tín dụng là có bảo lãnh vay tốt và đa dạng danh mục đầu tư. Với đặc thù kinh doanh trong một lĩnh vực chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn, việc có TSBĐ cho các khoản vay của khách hàng có điều kiện tiên quyết của ngân hàng. Do vây MSB Đống Đa cần phải có những biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý TSBĐ. Khi nhận TSBĐ ngoài việc phải tuân thủ các quy định của Chính phủ và NHNN thì việc quan tâm đến chính sách về đất đai, về tiêu chuẩn cơng nghệ Việt Nam và quốc tế, thực tế công tác quy định của địa phương và lợi thế của TSBĐ cũng rất quan trọng. Mỗi biến động về cơ chế, về quy hoạch hay chính sách của nhà nước liên quan đến bất động sản, xử lý TSBĐ cần có định hướng chỉ đạo đúng đắn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam chi nhánh đống đa (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)