TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 3.1 Cơ hội và thách thức của MSB chi nhánh Đống Đa trong điều kiện hội nhập
3.4.3. Đối với Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam
MSB cần có những hướng dẫn cụ thể cho các hoạt động của tồn chi nhánh nói chung và MSB Đống Đa nói riêng, đồng thời tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống nhằm gián tiếp giúp MSB Đống Đa cũng như các chi nhánh khác thực hiện tốt hơn nữa cơng tác phịng ngừa, hạn chế RRTD.
Chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, kịp thời các chủ trương, chính sách của Chính phủ và của các bộ ngành có liên quan cho các chi nhánh thực thi giúp họ nhanh chóng giải tỏa những vướng mắc để nâng cao hiệu qua hoạt động.
Chuẩn hóa cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng, MSB cần quy định những tiêu chuẩn nhất định cho cán bộ ngân hàng, đồng thời tổ chức các lớp đào tạo cán bộ chuyên sâu trong từng lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng. Có thể tổ chức kỳ thi sát
hạch để tuyển chọn ra những cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, đồng thời khuyến khích họ khơng ngừng học hỏi, trau dồi nghiệp vụ.
Chỉ định những người có năng lực thực sự, phẩm chất đạo đức tốt để bố trí vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt của các chi nhánh. Một đội ngũ lãnh đạo giỏi về nghiệp vụ, tốt về đạo đức là điều kiện rất cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động, hạn chế tối đa những rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ nói chung cũng như hoạt động tín dụng nói riêng.
Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo trong hệ thống để trao đổi kinh nghiệm về các hình thức RRTD và các giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
Xây dựng các mơ hình quản trị rủi ro tiên tiến đảm bảo nhận diện, phòng chống và quản lý RRTD và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
Tăng cường hiệu quả của cơng tác thanh tra, kiểm sốt trong tồn hệ thống Ngân hàng cũng nên tạo điều kiện thuận lợi, chính sách đãi ngộ hợp lý. Không ngừng nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị đầy đủ cho các phòng ban để nâng cao hiệu quả làm việc.