Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động Đấu thầu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 41)

Sơ đồ 1.1.7 : Quy trình đấu thầu cơ bản

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động Đấu thầu

Chất lượng đấu thầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu, lĩnh vực mà các bên liên quan. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động Đấu thầu.

1.2.1. Hệ thống Luật pháp của nhà nước về Đấu thầu

Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho chất lượng hoạt động đấu thầu. Những quy định pháp luật sẽ tạo hành lang pháp lý giúp giải quyết các tranh chấp xảy ra trong q trình đấu thầu, đem lại cơng bằng cho CĐT và NT. CĐT càng hiểu rõ về thể chế, chính sách, quy định của Nhà nước thì việc chuẩn bị, tổ chức thực hiện hoạt động Đấu thầu càng khoa học, chặt chẽ và chuyên nghiệp.

Trên cơ sở của các quy định của các văn bản pháp luật sẽ giúp hoạt động đấu thầu diễn ra một cách hiệu quả, minh bạch và công bằng. Tuy nhiên, các lĩnh vực trong hoạt động Đấu thầu lại chịu ảnh hưởng bởi các văn bản pháp luật khác nhau như đấu thầu xây lắp sẽ liên quan đến Luật xây dựng,…Do đó, để hoạt động Đấu thầu diễn ra hiệu quả cao, minh bạch và cơng bằng thì việc các văn bản pháp lý phải thống nhất, chặt chẽ.

Ngược lại, nếu hệ thống pháp lý thiếu sự đồng bộ, thống nhất thì sẽ gia tăng các hành vi gian lận, tiêu cực trong đấu thầu. Từ đó, ảnh hưởng đến việc

29

triển khai hoạt động đấu thầu gặp nhiều khó khăn, gây lãng phí nguồn lực cũng như thời gian, nguồn ngân sách của nhà nước.

Hiện nay, Hoạt động Đấu thầu tuân theo một số văn phản pháp luật về Đấu thầu sau đây:

Luật Đấu thầu

Luật này quy định chi tiết về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, được Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2013 có hiệu lực đến ngày 01 tháng 07 năm 2014. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế thay đổi nên một số quy định đã không thể đáp ứng được nhu cầu thị trường nên Luật Đấu thầu nay đã hết hiệu lực một phần.

Nghị định và các văn bản hướng dẫn

Những văn bản hướng dẫn này có nội dung quy định cụ thể, chi tiết, dễ dàng điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi khi cần thiết. Sau nhiều lần sửa đổi, chỉnh lý, bổ sung, ngày 28 tháng 02 năm 2020, Chính Phủ (CP) đã ban hành Nghị định số 25/2020/NĐ-CP về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.

1.2.2. Chủ đầu tư và các tổ chức đại diện chủ đầu tư

Theo định nghĩa đã nêu ở trên về chủ đầu tư (CĐT) là tổ chức sở hữu vốn hoặc tổ chức được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án.

Như vậy, CĐT là tổ chức chịu trách nhiệm chính các việc liên quan đến dự án và tổ chức hoạt động Đấu thầu toàn bộ hoặc một phần dự án tham gia. CĐT có thể tự tổ chức hoặc thuê các tổ chức tư vấn thực hiện hoạt động Đấu thầu. Tổ chức tư vấn được thuê chịu trách nhiệm giúp chủ đầu tư thực hiện các công việc: chuẩn bị các tài liệu pháp lý, xây dựng kế hoạch đấu thầu các gói thầu, xây dựng tiêu chuẩn xét thấu, soạn thảo hồ sơ mời thầu, tiếp nhận và quản lý hồ sơ dự thầu, giúp đỡ chủ đầu tư xem xét, đánh giá, xếp hạng các hồ sơ dự thầu, lập báo cáo xét thầu trình người có thẩm quyền phê duyệt.

Để hồn thành cơng việc trên, tổ chuyên gia cần có tinh thần trách nhiệm cao, sự am hiểu luật pháp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt và đánh giá một cách khoa học các hồ sơ dự thầu để giúp chủ đầu tư lựa chọn chính xác nhà thầu đáp ứng tốt nhất yêu cầu của chủ đầu tư.

30

Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng cần quan tâm đến các vấn đề có liên quan đến định hướng tư tưởng, quan điểm lựa chọn nhà thầu; chỉ đạo thực hiện công tâm; rà soát một cách nghiêm túc các tiêu chuẩn xét thầu, lựa chọn và bố trí cán bộ đảm bảo cơ cấu, trình độ chun mơn, phẩm chất và năng lực; thẩm định một cách khoa học báo cáo xét thầu là yếu tố quan trọng đóng góp vào chất lượng cao của hoạt động đấu thầu.

1.2.3. Nhà thầu

Nhân tố không thể thiếu và góp phần quan trọng đến sự thành cơng của hoạt động Đấu thầu chính là các nhà thầu. Việc nhà thầu am hiểu, nắm bắt được các quy định pháp luật để chuẩn bị hồ sơ tham dự thầu là yếu tố quyết định đến chất lượng đấu thầu.

Các tình huống móc ngoặc, mua chuộc thậm chí là đe dọa gia đình, thành viên trong tổ chuyên gia xét thầu, thống nhất tỷ lệ ăn chia giữa nhà thầu và đại diện bên mời thầu hay hiện tượng dàn dựng “quân xanh, quân đỏ” là các hiện tượng nhà thầu làm suy giảm chất lượng hoạt động Đấu thầu.

1.2.4. Các cơ quan quản lý Nhà nước về Đấu thầu

Đảm bảo và phát huy tốt vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đấu thầu. Các cơ quan này vừa là các cơ quan quản lý chuyên môn, chuyên ngành, vừa là các cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu nên sự ảnh hưởng của yếu tố này được thể hiện ở các mặt như: giúp Chính phủ và Quốc hội xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật và hướng dẫn thi hành; quản lý Nhà nước các hoạt động đấu thầu như: Tổ chức thẩm định các kết quả đấu thầu; giải quyết các khiếu nại tố cáo của các tổ chức, cá nhân về đấu thầu; phát hiện và xử phạt nghiêm minh các sai phạm trong đấu thầu.

Chất lượng đấu thầu được thể hiện qua việc các cơ quan quản lý Nhà nước về đấu thầu tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động đấu thầu, phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực bằng các hình thức xử lý kỷ luật thích đáng như cảnh cáo, phạt tiền, hoặc cấm tham gia các hoạt động đấu thầu trong một khoảng thời gian hoặc cấm vĩnh viễn đối với các nhà thầu vi phạm nhiều lần hoặc với giá trị lớn.

31

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)