1.3.2. Các loại hình ban quản lý dự án
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành là ban quản lý đối với những dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách do Bộ trường, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư, chủ đầu tư.
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực là ban quản lý đối với những dự án được thành lập theo quy định tại Điều 63 hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng cơng trình. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách của xã, CĐT là Ủy ban nhân dân cấp xã. Riêng đối với dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, CĐT là do người quyết định đầu tư quyết định phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.
1.3.3. Mục tiêu cơ bản của hoạt động Đấu thầu tại ban Quản lý dự án.
Trong q trình thực hiện cơng tác Đấu thầu, Ban QLDA đầu tư và xây dựng các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp phải hướng đến mục tiêu chung của Đấu thầu: cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Thông qua hoạt động đấu thầu, CĐT có nhiều cơ hội để lựa chọn những nhà thầu phù hợp trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận của mình. Tại Ban QLDA, chính là tiết
33
kiệm tối đa nguồn ngân sách mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của dự án. Đồng thời, những đơn vị dự thầu có nhiều cơ hội cạnh tranh nhằm ký kết hợp đồng cung cấp các hàng hóa dịch vụ để từ đó giúp giảm chi phí tối đa hóa lợi nhuận cho chính họ.
1.3.3.1. Đảm bảo tính cạnh tranh
Cạnh tranh trong kinh tế tức là cho phép các chủ thể kinh tế đưa ra giá cả đối với hàng hóa dịch vụ theo nhu cầu của thị trường; các mức giá đưa ra phản ánh cung và cầu đối với loại hàng hóa hay dịch vụ đó. Trong đấu thầu, tính cạnh tranh đạt được khi các nhà thầu không bị hạn chế mà đều được tham gia đấu thầu. Tính cạnh tranh giữa các nhà thầu sẽ giúp chính phủ mua được hàng hóa, dịch vụ tốt nhất, hiệu quả nhất bởi trước áp lực cạnh tranh từ các đơn vị dự thầu khác khiến cho doanh nghiệp phải đề xuất mức giá và chất lượng tốt nhất mà họ có thể cung cấp để có thể giành được hợp đồng. Việc cạnh tranh này sẽ kích thích sự sáng tạo, cải tiến, khuyến khích BMT hoặc CĐT đưa ra những yêu cầu phù hợp trong HSMT, và các nhà thầu cạnh tranh với nhau để giành được hợp đồng với giá bán cạnh tranh mà vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ.
1.3.3.2. Đảm bảo tính cơng bằng
Đối với CĐT hoặc BMT phải có trách nhiệm lập HSMT đảm bảo công bằng, không được tạo lợi thế cho một hoặc một số cá nhân qua việc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu khác. Khi HSMT đã được phê duyệt thì chủ đầu tư, BMT, tổ chuyên gia phải thực hiện theo đúng các nội dung nêu trong HSMT, không được đối xử thiên vị, bất công với bất kỳ nhà thầu nào. Ngoài ra, mọi thơng tin liên quan đến q trình tổ chức đấu thầu đều phải được công khai theo quy định đến tất cả các nhà thầu để đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp nhận thông tin.
1.3.3.3. Đảm bảo tính cơng khai, minh bạch
Tính minh bạch trong đấu thầu được thể hiện ở bốn khía cạnh khác nhau: - Cơng khai thơng tin về gói thầu trên các phương tiện truyền thông đại chúng để các nhà thầu có thể tiếp cận và tham gia dự thầu. Tùy thuộc vào hình thức lựa chọn nhà thầu áp dụng với gói thầu đó.
34
- Cơng khai các quy định về đấu thầu, bao gồm cả việc đăng tải công khai các quy định chung về đấu thầu cũng như các quy định cụ thể đối với một gói thầu cụ thể.
- Việc đưa ra quyết định trong quá trình lựa chọn nhà thầu phải dựa trên các quy định đã được công khai. Việc đánh giá HSDT và lựa chọn nhà thầu trúng thầu phải dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá đã được nêu công khai trong HSMT. Trong trường hợp đó sẽ bảo đảm được tính minh bạch khi cơng bố kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Các thành viên đã tham gia lập HSMST, HSMT, HSYC thì khơng được tham gia thẩm định các hồ sơ đó. Các thành viên đã tham gia đánh giá HSDST, HSDT, HSĐX thì khơng được tham gia thẩm định kết quả sơ tuyển, kết quả lựa chọn nhà thầu; cá nhân BMT CĐT không được tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu hoặc chuyên gia, tổ thẩm định đối với các gói thầu có người thân là đại diện nhà thầu, đứng tên tham dự thầu gói thầu do CĐT, BMT là cơ quan, tổ chức nên mình đã cơng tác.
1.3.3.4. Đảm bảo hiệu quả kinh tế
Hiệu quả của các gói thầu về mặt ngắn hạn là đều được thực hiện bảo đảm chất lượng trong phạm vi nguồn ngân sách dự kiến, bảo đảm tính khả thi của dự án.
Hiệu quả dài hạn về mặt kinh tế có thể nhìn nhận và đánh giá thơng qua chất lượng hàng hóa, cơng trình, dịch vụ ứng với số tiền bỏ ra; sau đó, chính các cơng trình, nhà máy, dịch vụ, các chính sách được tạo lập sẽ có tác động tạo ra các nguồn thu mới, các giá trị thặng dư cho đất nước. Hiệu quả xã hội có thể nhìn nhận qua các khía cạnh như tạo thêm nhiều cơng ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống dân cư, tạo diện mạo mới cho bộ mặt kinh tế của đất nước thơng qua các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được nâng cấp, cải thiện. Đây sẽ là những động lực để thu hút từ đầu tư nước ngồi, tạo dựng mơi trường thơng thống cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.
1.3.4. Một số văn bản pháp luật liên quan đến quản lý đấu thầu trong quản lý dự án đầu tư và xây dựng lý dự án đầu tư và xây dựng
Pháp luật về quản lý dự án đầu tư và xây dựng bao gồm những nhóm quy định cơ bản sau:
35 - Quản lý dự án
- Quản lý chi phí - Quản lý đấu thầu
- Quản lý hợp đồng xây dựng
- Quản lý thi công, xây dựng (chất lượng, tiến độ, nghiệm thu, thanh toán)
Trong đó, Chính phủ đã ban hành chi tiết các điều luật cơ bản về quản lý đấu thầu trong việc quản lý dự án đầu tư và xây dựng trong các Văn bản luật sau:
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013.
- Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu.
- Thông tư số 01/2015/TT-BKHĐT ngày 14/02/2015 của Bộ Kế hoạch đầu tư quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn.
- Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/05/2015 của Bộ Kế hoạch đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp.
- Thông tư số 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/06/2015 của Bộ Kế hoạch đầu tư quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa.
- Thơng tư số 10/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
- Thông tư 11/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết về mẫu HSYC đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh.
- Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/03/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi thành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
- Các điểm mới/thay đổi của Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 so với Luật Đấu thầu cũ. Từ các Thông tư, Nghị định và văn bản Luật trên cho thấy công tác đấu thầu càng ngày càng được hoàn thiện về mặt pháp lý giúp bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.
36
1.3.5. Những nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nguyên tắc cơ bản của quản lý dự án đầu tư và xây dựng được quy định tại Điều 03 Nghị định 59/2015/NĐ-CP0về quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
1. Dự án đầu tư xây dựng được quản lý thực hiện theo kế hoạch, chủ trương đầu tư, đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 51 của Luật Xây dựng năm 2014 và phù hợp với quy định của pháp luật có liên quan.
2. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện các hoạt động đầu tư xây dựng của dự án.
3. Quản lý thực hiện dự án phù hợp với loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng:
a) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ, tồn diện, theo đúng trình tự để đảm bảo mục tiêu đầu tư, chất lượng, tiến độ thực hiện, tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả dự án;
b) Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (Public – Private Partner) có cấu phần xây dựng được quản lý như đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách được Nhà nước quản lý về chủ trương đầu tư, mục tiêu, quy mơ đầu tư, chi phí thực hiện, các tác động của dự án đến cảnh quan, mơi trường, an tồn cộng đồng, quốc phòng, an ninh và hiệu quả của dự án. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm quản lý thực hiện dự án theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn khác được Nhà nước quản lý về mục tiêu, quy mô đầu tư và các tác động của dự án đến cảnh quan, mơi trường, an tồn cộng đồng và quốc phòng, an ninh.
e) Quản lý đối với các hoạt động đầu tư xây dựng dự án theo các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 của Luật Xây dựng năm 2014
37
1.4. Hiệu quả hoạt động đấu thầu
1.4.1 Hiệu quả
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì hiệu quả kinh tế khơng chỉ là mối quan tâm của bản thân người sản xuất, doanh nghiệp, của bất cứ cả nhân nào mà cịn là vấn đề của tồn xã hội, của tất cả các quốc gia nào trên thế giới, của nền kinh tế.
Đó là thước đo quan trọng phản ánh trình độ tổ chức quản lí, trình độ tổ chức khai thác các yếu tố đầu vào, các nguồn lực tự nhiên phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu được từ hoạt động đó, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng của hoạt động kinh tế tức là làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người về mọi mặt. Đồng thời đây cũng là mục đích cuối cùng của mọi nỗ lực sản xuất kinh doanh.
Theo GS. Paul A. Samuelson: “Hiệu quả có nghĩa là khơng lãng phí hoặc sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm để thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của con người”.
Theo TS. Nguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã được xác định”.
GS.TS. Ngơ Đình Giao lại cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là tổ chức cao nhất của sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước".
Như vậy có nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế, mỗi quan điểm lại có một góc độ nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên xét cho cùng chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế là so sánh thành quả được và tồn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được chi phi bỏ ra, kết quả so sánh càng lớn thì hiệu quả kinh tế cảng cao và ngược lại kết quả so sánh càng thấp thì hiệu quả càng thấp.
Theo Fassell (1957) và một số nhà kinh tế khác thì chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem
38
xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong hoạt động sản xuất. Nếu hoạt động sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bố thì đó chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế.
1.4.2 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế
Như đã nói trên, hiệu quả kinh tế đóng vai trị rất quan trọng khơng chỉ đối với bản thân một doanh nghiệp, một cá nhân nào đó mà là mối quan tâm của tồn xã hội. Do đó việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kỳ sản xuất là rất quan trọng và không thể thiếu đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng.
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta biết được mức độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất đã hiệu quả hay chưa, đã tối thiểu hóa các chi phi hay chưa.
Đồng thời biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hiệu quả đó để từ đó có biện pháp khắc phục hợp lý.
Đánh giá hiệu quả kinh tế còn là căn cứ để xác định các mục tiêu phương hướng sản xuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian tiếp theo nhằm đạt được sự tăng trưởng cao trong sản xuất trên cơ sở những cái đạt được. Xét đến cùng đánh giá hiệu quả kinh tế là căn cứ thực hiện tái sản xuất mở rộng và có hiệu quả hơn.
1.4.3 Hiệu quả hoạt động đầu thầu
Hoạt động đấu thầu chỉ có thể xuất hiện khi tiến hành đầu tư mua sắm Tới hàng hóa, xây lắp trong mình ngang nhu cầu tru dịch vụ tư vấn. Bởi vậy hoạt động đấu thầu gần như gắn liên và tồn tại song song với hoạt động đầu tư và mục đích hưởng đến của hoạt động đầu tư là đạt được hiệu quả kinh tế. Mặt khác hoạt động đấu thẩu là nhằm mục đích giảm thiểu chi phi đầu tư nhưng mang lại nguồn lợi ích lớn hơn cho hoạt động đầu tư.
Vậy hiệu quả đấu thầu chính là việc đạt được mục đích giảm thiểu chỉ phi đầu tư đến mức thấp nhất có thể giúp cho hoạt động đầu tư đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc thực hiện công tác đầu tư theo phương thức thông thường trước đây. Hay hiểu theo cách khác là khi thực hiện đấu thầu thì hoạt động đầu tư sẽ đạt được mức lợi ích cao hơn trên cùng nguồn lực có hạn ở hiện tại của công ty so với việc tiến hành đầu tư theo cách thông thường của dự án.
39
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Các cơng trình, dự án xây dựng, mua sắm hàng hóa, dịch vụ là một phần