Hiệu quả hoạt động đấu thầu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 50)

Sơ đồ 1.1.7 : Quy trình đấu thầu cơ bản

1.4. Hiệu quả hoạt động đấu thầu

1.4.1 Hiệu quả

Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội thì hiệu quả kinh tế không chỉ là mối quan tâm của bản thân người sản xuất, doanh nghiệp, của bất cứ cả nhân nào mà cịn là vấn đề của tồn xã hội, của tất cả các quốc gia nào trên thế giới, của nền kinh tế.

Đó là thước đo quan trọng phản ánh trình độ tổ chức quản lí, trình độ tổ chức khai thác các yếu tố đầu vào, các nguồn lực tự nhiên phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu đề cập đến lợi ích kinh tế sẽ thu được từ hoạt động đó, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế. Nâng cao chất lượng của hoạt động kinh tế tức là làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người về mọi mặt. Đồng thời đây cũng là mục đích cuối cùng của mọi nỗ lực sản xuất kinh doanh.

Theo GS. Paul A. Samuelson: “Hiệu quả có nghĩa là khơng lãng phí hoặc sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm để thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của con người”.

Theo TS. Nguyễn Tiến Mạnh: “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã được xác định”.

GS.TS. Ngơ Đình Giao lại cho rằng: “Hiệu quả kinh tế là tổ chức cao nhất của sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước".

Như vậy có nhiều quan điểm về hiệu quả kinh tế, mỗi quan điểm lại có một góc độ nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên xét cho cùng chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế là so sánh thành quả được và tồn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được chi phi bỏ ra, kết quả so sánh càng lớn thì hiệu quả kinh tế cảng cao và ngược lại kết quả so sánh càng thấp thì hiệu quả càng thấp.

Theo Fassell (1957) và một số nhà kinh tế khác thì chúng ta có thể tính được hiệu quả kinh tế một cách đầy đủ theo nghĩa tương đối. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính đến khi xem

38

xét việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong hoạt động sản xuất. Nếu hoạt động sản xuất chỉ đạt hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bố thì đó chỉ mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để đạt hiệu quả kinh tế.

1.4.2 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả kinh tế

Như đã nói trên, hiệu quả kinh tế đóng vai trị rất quan trọng không chỉ đối với bản thân một doanh nghiệp, một cá nhân nào đó mà là mối quan tâm của tồn xã hội. Do đó việc đánh giá hiệu quả kinh tế sau mỗi chu kỳ sản xuất là rất quan trọng và không thể thiếu đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và sản xuất nơng nghiệp nói riêng.

Khi đánh giá hiệu quả kinh tế chúng ta biết được mức độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất đã hiệu quả hay chưa, đã tối thiểu hóa các chi phi hay chưa.

Đồng thời biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hiệu quả đó để từ đó có biện pháp khắc phục hợp lý.

Đánh giá hiệu quả kinh tế còn là căn cứ để xác định các mục tiêu phương hướng sản xuất kinh doanh của đơn vị trong thời gian tiếp theo nhằm đạt được sự tăng trưởng cao trong sản xuất trên cơ sở những cái đạt được. Xét đến cùng đánh giá hiệu quả kinh tế là căn cứ thực hiện tái sản xuất mở rộng và có hiệu quả hơn.

1.4.3 Hiệu quả hoạt động đầu thầu

Hoạt động đấu thầu chỉ có thể xuất hiện khi tiến hành đầu tư mua sắm Tới hàng hóa, xây lắp trong mình ngang nhu cầu tru dịch vụ tư vấn. Bởi vậy hoạt động đấu thầu gần như gắn liên và tồn tại song song với hoạt động đầu tư và mục đích hưởng đến của hoạt động đầu tư là đạt được hiệu quả kinh tế. Mặt khác hoạt động đấu thẩu là nhằm mục đích giảm thiểu chi phi đầu tư nhưng mang lại nguồn lợi ích lớn hơn cho hoạt động đầu tư.

Vậy hiệu quả đấu thầu chính là việc đạt được mục đích giảm thiểu chỉ phi đầu tư đến mức thấp nhất có thể giúp cho hoạt động đầu tư đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc thực hiện công tác đầu tư theo phương thức thông thường trước đây. Hay hiểu theo cách khác là khi thực hiện đấu thầu thì hoạt động đầu tư sẽ đạt được mức lợi ích cao hơn trên cùng nguồn lực có hạn ở hiện tại của cơng ty so với việc tiến hành đầu tư theo cách thông thường của dự án.

39

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Các cơng trình, dự án xây dựng, mua sắm hàng hóa, dịch vụ là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng và phát triển chung. Trong đó, không thể không nhắc đến vai trị vơ cùng to lớn của Ban QLDA và hoạt động đấu thầu và đấu thầu qua mạng. Cơng tác đấu thầu đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo một dự án, một cơng trình thành cơng như mục tiêu đã đặt ra.

Trong chương 1 đã khái quát một cách khách quan về các khái niệm liên quan đến đấu thầu như: đặc điểm, vai trò, ý nghĩa, hiệu quả, nguyên tắc, các hình thức lựa chọn nhà thầu, các mục tiêu, nguyên tắc cơ bản, quy trình tổ chức đấu thầu… Từ đó xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của cơng tác đấu thầu để làm cơ sở, căn cứ để phân tích thực trạng hoạt động đấu thầu tại Ban QLDA đầu tư và xây dựng các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp tỉnh Quảng Ninh và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu tại Ban QLDA.

40

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CƠNG TRÌNH DÂN

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh quảng ninh (Trang 47 - 50)