Thực trạng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tạ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh logistics cmc (Trang 45 - 48)

2.1 .Giới thiệu về Công ty TNHH LogisticsCMC

2.1.3 .Cơ cấu tổ chức

2.2. Thực trạng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tạ

2.2.1. Sản lượng giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại CMC

Tồn cầu hóa và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa ngày càng phát triển, trong nhưng năm gần đây nhìn chung trong cả nước kim nghạch xuất khẩu hàng hóa ngày càng tăng. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2021 đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020. Đây là thành tựu ấn tượng khi đại dịch COVID-19 làm đứt gãy các chuỗi cung ứng toàn cầu và kinh tế trong nước rất khó khăn do tác động của đại dịch. Nhìn chung, giai đoạn 1986 - 2021, XKHH cả nước luôn đạt tăng trưởng ở mức 2 con số. Điều này chỉ có một số ít quốc gia đạt được, đặc biệt trong giai đoạn mà nên kinh tế bị tác động nặng nề sau đại dịch. Đối diện với sự tác động của Đại dịch Covid-19, tuy nhiên CMC cũng đạt được sản lượng hàng hóa giao nhận bằng đường biển đáng kể, được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.3. Sản lượng giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại CMC

(Đơn vị: TEU)

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Chỉ tiêu Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng nhập khẩu 208 32% 356 47,34% 408 51,26%

Sản lượng xuất khẩu 443 68% 396 52,66% 388 48,74%

Giao nhận đường

biển 651 100% 752 100% 796 100%

Nhận xét: Trong thời gian 3 năm từ 2019-2021 sản lượng hàng hóa xuất nhập

khẩu của cơng ty CMC tăng dần, sản lượng xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng cao nguyên nhân là do Việt Nam ngày càng mở rộng thị trường với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tang. Bên cạnh đó, chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của nhà nước. Ngồi ra, trong những năm gần đây, hàng hóa xuất khẩu phát triển mạnh số lượng và nâng cao chất lượng ngày càng được cải thiện, đặc biệt là về chất lượng của hàng hóa. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước đã tâp trung chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm khá nhanh. Do đó, chất lượng hàng hóa xuất khẩu nâng lên đáng kể, bước đầu tạo ra sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời cũng tác động tích cực tới chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước.

2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển của Công ty CMC

Các mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, là một trong những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2020, mặc dùng chịu sự ảnh hưởng tác động của Đại dịch Covid-19, nhưng kim nghạch xuất nhập khẩu hàng hóa máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng vẫn tăng 48,6% so với năm 2019, và đóng góp lớn vào mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa chung của cả nước. Ngồi ra các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn, hiện nay, mặt hàng điện tử, điện thoại, gạo, dầu thô, thủy sản, hàng may mặc, giày dép, cà-phê, nhân điều, hạt tiêu,... xuất khẩu từ Việt Nam đã từng bước được thừa nhận đạt tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế. Trong nhưng năm gần đây, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ xuất khẩu thô sang xuất khẩu hàng chế biến sâu, hàng cơng nghệ, sự dịch chuyển theo hướng tích cực tăng nhóm hàng cơng nghiệp chế biến, chế tạo, giảm nhóm hàng nguyên liệu khoáng sản. Tại CMC, thì mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu bằng đường biển là nông sản, các cà phê, hạt tiêu, hạt điều, các loại hoa quả...., máy móc. linh kiện điện tử, mặt hàng dệt may....

Bảng 2.4. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Công ty CMC

(Đơn vị: TEU)

5 tháng 2019 Năm 2020 Năm 2021

Nông sản 168 39,53% 225 29,92% 263 33,04%

Máy móc thiết bị 202 47,53% 217 28,86% 192 24,12%

Linh kiện điện tử 126 29,65% 150 19,95% 143 17,96%

Dệt may 98 23,06% 112 14,89% 139 17,46%

Mặt hàng khác 57 13,41% 48 6,38% 59 7,41%

Hình 2.4: Biểu đồ mặt hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển tại CMC

Nhận xét: Từ biểu đồ ta thấy nghành nông sản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong

các năm và đều có xu hướng tăng mạnh mẽ. Mặt hàng máy móc thiết bị cũng tăng khá nhanh và có bước đột phá rõ rệt. Các nghành hàng khác tăng nhưng vẫn rất chậm, và mức độ tăng không đáng kể. Mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu tại CMC là nông sản và chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên trong giai đoạn năm 2019-2021, linh kiện điện tử lại có xu hướng giảm tại Cơng ty, một phần do loại hàng hóa này yêu cầu sự an toàn tuyệt đối, và Công ty cũng gặp phải một vài rủi ro quá trình vận chuyển nên ảnh hưởng rất lớn đến sự tin tưởng của khác hang. Do đó mặt hàng kinh kiện tử, ngày càng có xu hướng giảm.

2.2.3. Thị trường giao nhận XNK bằng đường biển của Cơng ty CMC

Tính đến năm 2020, Việt Nam đã có 31 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó có 5 thị trường đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, 8 thị trường từ 5 đến 10 tỷ USD. Trong bối cảnh xuất khẩu ở một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19, như xuất khẩu sang Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giảm 8,4% so với năm 2019; xuất khẩu sang thị trường châu Âu giảm 5,3%; kim ngạch xuất khẩu chung vẫn đạt tăng trưởng dương. Điều này chứng tỏ, các doanh nghiệp xuất khẩu đã tìm kiếm được những thị trường thay thế để đẩy mạnh xuất khẩu nhằm bù đắp sự sụt giảm kim ngạch ở các thị trường truyền thống.

Đến năm 2021, Việt Nam đã phát triển quan hệ thương mại với hơn 230 quốc gia, vùng lãnh thổ. Việt Nam đã có quan hệ kinh tế, thương mại với tất cả các nước công nghiệp phát triển (G7), các khu vực kinh tế lớn và các định chế, thể chế kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ tồn cầu. Quan hê thương mại ngày càng mở rộng,

125 93 85 84 38 225 217 150 112 48 263 192 143 139 59 0 50 100 150 200 250 300

Nơng sản Máy móc thiết bị Linh kiện điện tử Dệt may Mặt hàng khác

thị trường xuất nhập khẩu, giao nhận hàng hóa ngày càng được mở rộng tạo điều kiện lớn cho các doanh nghiệp vừa mới tham gia vào thị trường như CMC có cơ hội được vươn mình ra thế giới.

Năm 2019, khi vừa mới gia nhập thị trường logistics, thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu là Châu Á.

Bảng 2.5. Thị trường giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của Cơng ty CMC

Đơn vị: TEU

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Châu Á 469 72.00% 485 64.49% 491 61.68% Châu Âu 65 9.88% 92 12.23% 87 10.93% Châu Mỹ 72 11.76% 135 17.95% 150 18.84% Châu Phi 45 6.35% 40 5.32% 68 8.54%

Tổng 651 100.00% 752 100.00% 796 100.00%

(Nguồn: Công ty TNHH Logistics CMC)

Nhận xét: Thị trường xuất nhập thị khẩu của Công ty CMC mở rộng rõ rệt từ

năm 2019 đến nay. Năm 2019, thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu của CMC là Châu Á chiếm tới 72% mà đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản..... Xu hướng xuất nhập khẩu tại thị trường Châu Mỹ cũng có xu hướng ngày càng tăng và tăng khá nhanh vào năm 2021. Các hiệp định FTA được kí kết, thị trường giao nhận hàng hóa ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên theo các năm thị trường giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển của CMC tại Châu Á thu hẹp lại, và mở rộng các thị trường khác.

Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yêu là các mặt hàng như máy mooc, thiết bị cho các nhà may lớn ở Hải Phòng như Pegatron, USI, Compal... ngoài ra bao gồm các mặt hàng kinh doanh...

2.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển của Công ty TNHH Logistics CMC

2.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại Cơng ty Logistics CMC

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh logistics cmc (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)