Mục đích và căn cứ để xây dựng giải pháp

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh logistics cmc (Trang 63 - 65)

2.1 .Giới thiệu về Công ty TNHH LogisticsCMC

2.1.3 .Cơ cấu tổ chức

3.2. Mục đích và căn cứ để xây dựng giải pháp

3.2.1. Mục đích để xây dựng giải pháp

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập sẽ giúp Logistics CMC:

- Thích ứng với mơi trường cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay cả trong nước và quốc tế, giữ vững và phát triển thì phần cho riêng mình, vươn xa hơn trên thị trường thế giới.

- Đưa Logistics CMC đi đúng hướng theo quy định để trở thành nhà cung cấp dịch vụ hậu cần- tiếp vận logistics chuyên nghiệp và đúng nghĩa theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Hiện đại hóa hệ thống quản lý của cơng ty về mảng nhân sự, dịch vụ bằng công nghệ thông tin và những ứng dụng phần mềm mới nhất hiện nay.

- Đảm bảo việc giao hàng đúng thời hạn và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, giảm thiểu các chi phí cho các bên liên quan những vẫn đảm bảo an tồn cho hàng hóa.

3.2.2. Xu hướng của thế giới

Xu hướng tất yếu của thời đại hiện nay là tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới bây giờ, bất kỳ một quốc gia nào không phân biệt lớn nhỏ muốn tồn tại và phát triển thì

phải tích cực tham gia vào các xu thế hiện hành. Tồn cầu hóa làm cho việc giao thương giữa các quốc gia các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu mới về vận tải.

Thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong việc xây dựng chuỗi cung ứng tồn cầu, vì thơng tin càng được truyền đạt nhanh và chính xác thì các quyết định trong hệ thống càng đạt được hiểu quả.

Phát triển sự liên kết hợp tác trong q trình thực hiện dịch vụ logistics tồn cầu, ngày nay xu hướng liên kết để phối hợp các hoạt động logistics trên toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc hợp tác này sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ logistics toàn cầu chia sẻ các nguồn lực logistics chung ở các địa điểm khác nhau như các dịch vụ kho hàng, dịch vụ vận tải. Sự liên kết này tạo ra chuỗi cung ứng hoàn thiện đồng thời mang đến lợi ích cho các bên về mặt thời gian và tiết giảm chi phí.

Sự xuất hiện của các Logistics bên thứ tư và bên thứ năm (4 PL và 5 PL). 4PL là người tích hợp, chịu trách nhiệm quản lý dịng lưu chuyển Logistics, cung cấp giải pháp dây chuyền cung ứng, tư vấn, hoạch địnhLogistics, quản trị vận tả, 4 PL hướng tới quản trị cả quá trình Logistics, như là nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, đưa hàng hóa đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Cùng với đó làsự phát triển của thương mại điện tử, người ta đã nhắc đến khái niệm Logistics bên thứ năm (5 PL). 5 PL phát triển nhằm phục vụ cho thương mại điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ 5PL là các 3PL và 4PL, đứng ra quản lý toàn bộ chuỗi phân phối trên nền tảng thương mại điện tử.

3.2.3. Xu hướng của Việt Nam

Phần lớn các công ty Việt Nam được chia làm 4 mức độ chính

-Mức độ 1: Các đại lý giao nhận truyền thống, họ cung cấp các dịch vụ do khách hàng của họ yêu cầu, chủ yếu là vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, làm các thủ tục chứng từ thay chủ hàng, lưu kho lưu bãi hàng hóa (hầu như các cơng ty đều phải thuê kho bãi ở ngoài)

- Mức độ 2: Các đại lý giao nhận đóng vai trị là người gom hàng và cấp vận đơn nhà, nguyên tắc hoạt động các đại lý phải độc quyền tai các cảng lớn để thực hiện các hoạt động đóng, rút hàng nhập khẩu. Hiện nay có một số tổ chức giao nhận Việt Nam có khả năng cung cấp dịch vụ gom hàng tại kho CFS của chính họ hoặc họ th ngồi.

- Mức độ 3: Đại lý giao nhận đóng vai trị là nhà vận tải đa phương thức, mức độ này thường kết hợp hai phương thức vận tải trở lên chủ yếu phục vụ dịch vụ door to door chứ không chỉ từ cảng tới cảng. Hiện nay một số công ty Việt Nam cũng kết hợp với các công ty nước ngoài tại cảng dỡ để tự động thu xếp vận tải hàng hóa tới điểm cuối cùng.

- Mức độ 4: Đại lý giao nhận trở thành nhà cung cấp dịch vụ Logistics đây là thành quả của quá trình hội nhập, bằng chứng là một số tập đồn Logistics lớn trên thế giới đã đặt văn phịng đại diện tại Việt Nam như APL, TNT…Trong vài năm trở lại đây doanh nghiệp đăng ký hoạt động logistics ngày càng tăng, các công ty giao nhận cũng dần đổi tên thành công ty dịch vụ logistics.

3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Logistics CMC

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty tnhh logistics cmc (Trang 63 - 65)