2.2.1. Mục đích khảo sát
Mục đích khảo sát nhằm đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo nghề và thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề để xác định được những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhận của thực trạng. Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghề và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đào tạo nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đoan Hùng.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát gồm 2 nội dung chính là khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo nghề và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đoan Hùng.
Đối với hoạt động đào tạo nghề, đề tài tập trung khảo sát thực trạng về nhận thức và nhu cầu học nghề, xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo nghề; đội ngũ giáo vi n, cơ sở vật chất và thực trạng sau đào tạo của Trung tâm.
trung một số nội dung chính như: Thực trạng Quản lý việc xác định nhu cầu đào tạo; Thực trạng Quản lý việc lập kế hoạch và thiết kế đào tạo; Thực trạng Quản lý việc triển khai đào tạo; Thực trạng Quản lý việc đánh giá đào tạo và sau đào tạo
2.2.3. Đối tượng và công cụ khảo sát
* Đối tượng khảo sát
Đề tài lựa chọn đối tượng khảo sát bao gồm
- Cán bộ quản lý của một số xã trong huyện Đoan Hùng: Số phiếu phát ra 17 phiếu, số phiếu thu về 17 phiếu.
- Cán bộ quản lý Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đoan Hùng: Số phiếu phát ra 11 phiếu, số phiếu thu về 11 phiếu.
- Giáo viên Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đoan Hùng: Số phiếu phát ra 30 phiếu, số phiếu thu về 30 phiếu.
- Học viên học sơ cấp nghề Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đoan Hùng: Số phiếu phát ra 110 phiếu, số phiếu thu về 110 phiếu.
* Công cụ khảo sát
- Sử dụng các phiếu điều tra để khảo sát thực trạng
2.2.4. Phương pháp khảo sát
* Sử dụng phương pháp điều tra, xây dựng bảng hỏi, quy trình như sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra dành cho CBQL, GV và học sinh (mẫu phiếu phần phụ lục)
Bước 2: Chọn đối tượng điều tra: tác giả đã tiến hành điều tra 58 CBQL và GV, lựa chọn ngẫu nhiên 110 học viên.
Bước 3: Phát phiếu điều tra
Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lý số liệu
Để đánh giá thực trạng mức độ nhận thức và thực hiện của cán bộ quản lý và giáo viên về thực trạng hoạt động đào tạo, thực trạng quản lý đào tạo tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đoan Hùng.
* Phương pháp chuyên gia: Phỏng vấn, xin ý kiến tư vấn và đánh giá
của các nhà quản lý giáo dục và một số doanh nghiệp tr n địa bàn
2.2.5. Thống kê và xử lý số liệu
Khi đã thực hiện thành công việc khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Để phân tích số liệu chính xác, chúng tơi thực hiện quy ước thang đánh giá và cách xác định mức độ đánh giá.
- Thang điểm khảo sát: Việc đánh giá cho điểm theo 5 mức độ (min =1, max = 5) từ đó ta có thể xác định các mức độ và so sánh qua giá trị trung bình (TB).
- Đối với phần thực trạng hoạt động đào tạo nghề và thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề chúng tôi thực hiện phân tích theo số lượng người trả lời cho từng phương án. Quy ước cho điểm như sau: Yếu = 1,0 điểm; TB= 2,0 điểm; Khá = 3,0 điểm; Tốt = 4,0 điểm và Rất tốt = 5,0 điểm.
- Đối với phần khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp chúng tôi cũng thực hiện phân tích theo số lượng người trả lời từng phương án và quy ước cho điểm như sau: Rất khả thi/ Rất cấp thiết = 3,0 điểm; Khả thi/ Cấp thiết = 2,0 điểm và Không khả thi/ Không cấp thiết = 1,0 điểm.
- Khi đã có điểm TB chúng tơi tiến hành đánh giá kết quả theo thang khoảng như sau:
Đối với phần thực trạng hoạt động đào tạo nghề và thực trạng quản lý hoạt động đào tạo nghề quy ước:
Mức 5: Giá trị TB từ 1,0 - cận 1,8: Yếu Mức 4: Giá trị TB từ 1,8 - cận 2,6: TB Mức 3: Giá trị TB từ 2,6 - cận 3,4: Khá Mức 2: Giá trị TB từ 3,4 - cận 4,2: Tốt Mức 1: Giá trị TB từ 4,2 - 5: Rất tốt
Đối với phần khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đươc quy ước như sau:
Mức 2: Giá trị TB từ 1,6 - cận 2,3: Cần thiết/ Khả thi Mức 1: Giá trị TB từ 2,3 - 3: Rất cần thiết/ Rất khả thi