3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động
3.2.4. Biện pháp 4: Thu hút nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị dạy
nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Tăng cường nguồn lực cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề mới, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
Để đảm bảo chất lượng đào tạo, việc đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học là một trong những nhân tố quan trọng tác động tích cực tới việc đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy và học trong hoạt động đào tạo nghề của Trung tâm. Vì thế việc đầu tư hệ thống cơ sở vật chất là đòi hỏi cấp thiết nhằm giúp cho người học đáp ứng được y u cầu của người sử dụng lao động, cũng như việc sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng được những y u cầu của thị trường và thị hiếu người ti u dùng.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
- Xây dựng kế hoạch cử cán bộ, giáo vi n tham quan các cơ sở dạy nghề hàng đầu, các nhà máy, xí nghiệp sản xuất. Từ đó xác định được các nhu cầu của thị trường.
- Xây dựng kế hoạch, dự tốn kinh phí đề nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp kinh phí để thực hiện đầu tư mua sắm các thiết bị mới.
- Kêu gọi sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh về thiết bị, nhà xưởng... Đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp cùng có lợi với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh trong hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề của Trung tâm.
- Đẩy mạnh khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có hiệu quả hơn thơng qua việc cải tạo, sửa chữa các thiết bị đào tạo nghề.