Biện pháp 5: Chỉ đạo lập phương án phối hợp hiệu quả vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 96 - 98)

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động đào tạo nghề cho lao động

3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo lập phương án phối hợp hiệu quả vớ

doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn trong việc thực hiện đào tạo nghề cho LĐNT

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tr n địa bàn là những đơn vị sử dụng lao động sau đào tạo, bao ti u sản phẩm của học vi n sau đào tạo. Chính vì vậy, việc đánh giá chất lượng đào tạo và tham gia vào hoạt động đào tạo của Trung tâm là một hoạt động rất quan trọng trong công tác đào tạo nghề, nhưng hiện nay rất ít đơn vị đào tạo thực hiện được nội dung này.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Lựa chọn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tr n địa bàn huyện để cùng tham gia vào hoạt động đào tạo nghề.

Phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để thực hiện rà soát,điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo nghề.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đoan Hùng và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất về việc tham gia học thực hành kỹ năng nghề; tuyển dụng lao động, bao ti u sản phẩm sau đào tạo

Trong quá trình phối hợp đào tạo cần kiểm tra, đánh giá thường xuy n qua đó kịp thời khắc phục những nhược điểm, hạn chế của công tác phối hợp.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

Để tăng cường hoạt động phối hợp giữa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và Trung tâm thì ta cần thực hiện các bước như sau:

* Bước 1. Xây dựng kế hoạch đào tạo

- Đối với Trung tâm: Lãnh đạo chỉ đạo các tổ chuy n môn thực hiện việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề thì Tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp giữ vai trò chủ đạo.

- Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Tham gia góp ý về mục ti u, nội dung chương trình đào tạo của Trung tâm

Sau khi có sự tham gia góp ý của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất 2 b n sẽ cùng đi đến thống nhất và điều chỉnh kế hoạch đào tạo. Kế hoạch đào tạo nghề sẽ được trình l n lãnh đạo Trung tâm ph duyệt để thực hiện.

* Bước 2. Thực hiện hoạt động đào tạo nghề

- Đối với CBQL: Thường xuy n kiểm tra, đánh giá để đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

- Tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp: Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo nghề theo kế hoạch đã được lãnh đạo ph duyệt

- Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Thường xuy n có sự hỗ trợ hoạt động về việc thực hành các kỹ năng nghề hoặc có thể hỗ trợ một phần kinh phí trong q trình thực hiện hoạt động đào tạo.

* Bước 3. Tổ chức thi kiểm tra, đánh giá kết quả cuối khóa học

- Đối với Tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp: Tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá và xếp loại kết quả học tập của học vi n theo đúng hướng dẫn, quy định của Bộ LĐTBXH đã ban hành một cách chính xác, khách quan.

- Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Thực hiện hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá kết thúc khóa học của các lớp đào tạo nghề như việc hỗ trợ về cơ sở vật chất, nhà xưởng..., hỗ trợ về đánh giá kỹ năng nghề của học vi n.

- Đối với lãnh đạo Trung tâm: Sau khi có báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá của Tổ Đào tạo nghề - Hướng nghiệp sẽ xem xét và ph duyệt kết quả của học vi n và công nhận tốt nghiệp.

* Bước 4. Tổ chức bế giảng và công bố danh sách tốt nghiệp

- Đối với Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đoan Hùng: sẽ phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để tổ chức bế giảng, công bố danh sách học vi n tốt nghiệp và cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho các học vi n.

- Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất: Thực hiện các cam kết của mình với đơn vị đào tạo là tuyển dụng lao động hoặc bao ti u sản phẩm của người lao động sau khi được đào tạo tại Trung tâm.

Có thực hiện phối hợp và làm tốt những điều này thì hoạt động đào tạo nghề tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đoan Hùng mới thực sự đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động và các nhu cầu khác của thị trường trong giai đoạn hiện nay.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Tìm hiểu kỹ các nhu cầu của thị trường hiện nay, nhu cầu về tuyển dụng, nhu cầu về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm của những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tr n địa bàn huyện và một số vùng lân cận.

Cùng với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh xây dựng cơ chế phối hợp đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các b n li n quan để thống nhất thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đào tạo nghề tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)