Nội dung quản lý công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường trung học cơ sở nguyễn quang bích, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 41)

Quản lý công tác chủ nhiệm lớp của lãnh đạo nhà trường được diễn ra với 2 nội dung chính:

- Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.

Hoạt động quản lý là một chuỗi công việc kế tiếp nhau, đá được tách riêng thành từng việc trên cơ sở chun mơn hóa. Đó là các chức năng quản lý. Đối với bất kì đối tượng quản lý nào, ở cấp độ quản lý nào cũng phải thực hiện những chức năng quản lý chung. Do đó, chức năng quản lý là tất yếu khách quan của quản lý giáo dục bất kì đối tượng nào. Lãnh đạo nhà trường phải thực hiện chức năng cơ bản đó. Hệ thống chức năng bao gồm: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, thơng tin. Trong đó:

1.4.1. Quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp

Đối với việc quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp (con người): Hiệu

trưởng phải căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, môi trường thực tế, căn cứ vào đội ngũ để lựa chọn đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với điều kiện của trường sao có hiệu quả nhất. Việc lựa chọn giáo viên làm chủ nhiệm lớp thường dựa vào các tiêu chí sau:

- Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong cơng tác - Nhanh nhẹn, hoạt bát, biết cách tổ chức

- Có năng lực chun mơn vững vàng

Thường thông qua phỏng vấn, trao đổi để hiểu thêm về đội ngũ giáo viên. Xây dựng thành phần kế hoạch chọn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp phải đạt được mục tiêu đề ra

- Ra quyết định

- Thu thập thông tin phản hồi - Kiểm tra điều chỉnh

1.4.2. Quản lý công tác giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp

Quản lý hoạt động giáo dục của chủ nhiệm lớp là một mảng trong hệ thống công tác quản lý nhà trường của Hiệu trưởng, đây là một cơng việc mang tính chiến lược lâu dài, thường xuyên. Để làm tốt công tác này người Hiệu trưởng phải căn cứ vào tình hình GD thực tiễn của nhà trường như số lượng HS, địa bàn nhà trường, số lượng GVCN lớp, đặc điểm của đội ngũ GVCN lớp… để lên kế hoạch cho từng công việc cụ thể, thời gian thực hiện

những công việc này, rồi tiến hành tổ chức, chỉ đạo đội ngũ GVCN lớp thực hiện từng công việc hoặc thực hiện đồng thời các công việc theo đặc trung của từng khối lớp, tiếp theo đó là đánh giá, kiểm tra việc thực hiện các công việc này của đội ngũ GVCN lớp nằm phát hiện kịp thời các sai lệch, yếu kém để từ đó người Hiệu trưởng có các biện pháp tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ GVCN lớp khắc phục, giải quyết các tồn tại nhằm hồn thiện, đồng bộ cơng tác chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh trong nhà trường phổ thông.

Nội dung của quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp có thể khái quát các như sau:

- Xây dựng kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm lớp;

- Kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm lớp; - Khuyến khích, động viên bằng vật chất, tinh thần và chế độ đãi ngộ đối với GVCN lớp, tiếp tục bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên;

- Tổ chức hội thảo, hội thi GVCN giỏi;

- Bồi dưỡng các kĩ năng cần thiết về công tác GVCN lớp; - Quản lý hành chính về cơng tác chủ nhiệm lớp;

- Liên kết GVCN lớp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Như vậy quản lý công tác chủ nhiệm lớp là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra phát hiện và giải quyết những vấn đề thuộc công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tồn diện trong nhà trường phổ thơng.

1.4.3. Quản lý kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp

Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp, điều tra về lí lịch, hồn cảnh gia đình HS, xây dựng các tiêu chí để phấn đấu

Xây dựng kế hoạch tháng, học kỳ, năm học chỉ ra công việc cần làm của GVCN lớp

- Triển khai cho GVCN học tập về quyền, nhiệm vụ của GVCN lớp - Chủ nhiệm triển khai cho HS học tập nội quy nhà trường

- Viết lí lịch học sinh vào sổ điểm, ghi kiểm diện, quản lý sổ ghi đầu bài. - Chỉ đạo họp phụ huynh học sinh.

Thông qua kế hoạch của hiệu trưởng, GVCN xây dựng kế hoạch thực hiện của lớp mình.

- Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện kế hoạch

- Hiệu trưởng thu thập thông tin, thông qua kiểm tra các hoạt động của chủ nhiệm lớp: như kiểm tra việc ghi sổ điểm, ghi kiểm diện, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch: như tổ chức họp phụ huynh, ghi sổ liên lạc, giải quyết giáo dục HS cá biệt.

- Triển khai việc thu học phí, tiền đóng góp xây dựng trường, lớp, diện học sinh chính sách và thực hiện chế độ, chính sách với HS diện ưu tiên.

- Giải quyết mối quan hệ giữa đoàn trường với GVCN lớp. Trong một nhà trường phải phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục HS. Phối hợp giữa cha mẹ HS, phối hợp Chi Đoàn, Liên Đội, với các lực lượng giáo dục để tham gia giáo dục HS.

- Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm giới thiệu về truyền thống nhà trường, giới thiệu những quy tắc bắt buộc với HS.

- Chỉ đạo việc tổ chức đánh giá thi đua từng tuần, từng tháng, từng kỳ, xếp thứ, việc thực hiện nề nếp của các lớp từng tuần.

- Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra đánh giá thông qua chỉ đạo Hiệu phó, tổ trưởng chun mơn về cơng tác chủ nhiệm lớp, kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách Hiệu trưởng thu nhập thông tin phản hồi, điều chỉnh các chỉ đạo cho phù hợp với tình hình nhà trường.

Nhờ vậy quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp là việc làm liên tục, theo chu trình các chức năng, hết chu trình này đến chu trình khác tạo nên hiệu quả thiết thực.

1.4.4. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác chủ nhiệm lớp

Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên để nâng cao trình độ về kiến thức và kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp, trên cơ sở đó phát triển

tốt chủ nhiệm được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

Công tác bồi dưỡng ở đây là nhằm giúp giáo viên hình thành các kĩ năng sư phạm giải quyết công việc, giúp giáo viên nâng cao nhận thức về công tác chủ nhiệm, thấy rõ được vai trị, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của người GVCN; nắm được rõ các công việc phải làm, nên làm và cần làm của người GVCN.

Chủ thể quản lý là lãnh đạo nhà trường – Ban giám hiệu, có nhiệm vụ đề xuất các biện pháp quản lý nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ GVCN lớp và chất lượng của công tác chủ nhiệm lớp nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Quản lý bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên là một phần việc rất quan trọng trong hoạt động quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp. Cụ thể là cán bộ quản lý của nhà trường thực hiện việc quản lý theo chu trình:

1.4.4.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp

- Đánh giá, phân loại đội ngũ GVCN lớp: về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về năng lực công tác, về phẩm chất đạo đức;

- Xác định mục tiêu cần đạt: nâng cao năng lực của đội ngũ GVCN lớp; - Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng cơng tác chủ nhiệm lớp;

- Xác định các nguồn lực đảm bảo cho việc triển khai tốt công tác bồi dưỡng.

1.4.4.2. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp

- Xây dựng cơ cấu tổ chức: Phân công cụ thể các thành viên trong ban giám hiệu phụ trách từng mảng công việc. Thành lập tổ chủ nhiệm, chỉ định tổ trưởng tổ chủ nhiệm, các nhóm trưởng chủ nhiệm của các khối lớp.

- Xác lập mối quan hệ và cơ chế hoạt động: Xây dựng cơ chế phối kết hợp, hoạt động giữa BGH, tổ chủ nhiệm, các GVCN, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên...

- Tổ chức, triển khai công tác bồi dưỡng theo kế hoạch.

1.4.4.3. Chỉ đạo việc thực hiện bồi dưỡng công tác chủ nhiệm lớp

- Thực hiện quyền chỉ đạo, giao việc và hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng;

- Đơn đốc, động viên, khích lệ đội ngũ GVCN lớp tích cực tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

- Giám sát, đảm bảo cơng tác bồi dưỡng có hiệu quả, chất lượng.

1.4.4.4. Tổ chức kiếm tra, đánh giá việc bồi dưỡng công tác chú nhiệm lớp

- Xem xét việc triển khai các hoạt động bồi dưỡng đã đúng với kế hoạch đã đề ra hay chưa, có đi đúng hướng và đạt được mục tiêu hay không?;

- Đánh giá, rút kinh nghiệm cơng tác bồi dưỡng.

Như vậy có thể khái quát các nội dung của quản lý công tác GVCN lớp như sau:

- Xây dựng kế hoạch quản lý công tác GVCN lớp.

- Kiểm tra đánh giá chuyên môn nghiệp vụ về công tác GVCN lớp.

- Khuyến khích động viên bằng vật chất, tinh thần và chế độ đãi ngộ với GVCN lớp, tiếp tục bồi dưỡng nàng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên

- Tổ chức hội thảo, hội thi GVCN giỏi, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết về công tác GVCN lớp.

- Quản lý hành chính về cơng tác chủ nhiệm lớp.

- Liên kết GVCN lớp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường trung học cơ sở nguyễn quang bích, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)