Những biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của lãnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường trung học cơ sở nguyễn quang bích, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 69 - 73)

2.5. Thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm lớp của lãnh đạo

2.5.2. Những biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của lãnh

cho rằng lãnh đạo nhà trường quản lý đội ngũ GVCN lớp thực hiện các nội cơng tác GVCN lớp ở mức tốt và bình thường, tuy nhiên vẫn có một số ý kiến đánh giá là chưa tốt. Có thể các bậc phụ huynh của nhà trường cũng chưa có sự quan tâm cũng như có hiểu biết nhiều về nội dung công việc mà mỗi GVCN lớp phải làm. Có lẽ điều họ quan tâm hơn cả là kết quả học tập của con em mình ở trường mà thơi.

2.5.2. Những biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của lãnh đạo nhà trường nhà trường

- Ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường:

Để đánh giá những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong hoạt động quản lý công tác GVCN lớp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 03 cán bộ quản lý và 12 giáo viên (gồm cả các giáo viên đang làm công tác chủ nhiệm lớp), tổng là 15 người của nhà trường. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.14: Những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong quản lý công tác CN lớp (qua ý kiến của cán bộ, giáo viên)

TT Nội dung

Mức độ

1 2 3

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

1

Các hình thức khen thưởng của GVCN có tác động đến ý thức phấn đấu của các em như thế nào? 9 60,0 5 33,4 1 6,6 2 Các hình thức kỷ luật của GVCN có tác động đến ý thức phấn đấu của các em như thế nào? 8 53,3 5 33,4 2 13,3

3 Em thấy việc đánh giá, nhận xét của GVCN về từng học sinh như thế nào? 9 60,0 4 26,7 2 13,3

4 GVCN có thường xuyên tổ chức ngoại

khóa, văn nghệ cho lớp em không? 7 46,7 6 40,0 2 13,3

5 Em thấy hoạt động ngoại khóa, văn nghệ có ảnh hưởng như thế nào đến việc rèn luyện nhân cách của mình?

7 46,7 7 46,7 1 6,6

Qua số liệu bảng cho thấy: Biện pháp xây dựng kế hoạch quản lý công tác GVCN lớp, có tới 77,8% ý kiến cho rằng lãnh đạo nhà trường làm tốt. Như vậy có thể hiểu việc xây kế hoạch quản lý công tác GVCN lớp của lãnh đạo nhà trường là công việc bắt buộc phải triển khai. Kế hoạch quản lý công tác GVCN lớp của nhà trường qua tìm hiểu được xây dựng ngay từ đầu năm học và triển khai cho các GVCN các lớp tại buổi hợp GVCN khối vào ngày cuối mỗi tuần học. Trên cơ sở đó GVCN xây dựng kế hoạch công tác cá nhân.

Biện pháp tăng cường kiểm tra đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ về cơng tác chủ nhiệm lớp có 69,4% ý kiến cho rằng lãnh đạo nhà trường làm tốt. Tuy nhiên cũng có 30,6% cho rằng mới ở mức độ bình thường. Điều đó chứng tỏ rằng lãnh đạo trường THCS Nguyễn Quang Bích có quan tâm đến việc kiểm tra đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm lớp song cũng chưa thực sự sâu sát, đi vào thực chất, chủ yếu là thủ tục hành chính, kiểm tra hồ sơ, sổ sách. Việc kiểm tra lại được tiến hành gộp với hoạt động kiểm tra chuyên mơn nên khơng có tác dụng cao. Hơn nữa, đến nay nhà trường cũng như các cơ sở giáo dục khác chưa có tiêu chí đánh giá GVCN giỏi nên việc kiểm tra cũng gặp khó khăn.

Biện pháp tăng cường quản lý hành chính về các hoạt động cơng tác chủ nhiệm lớp có 66,7% ý kiến cho rằng lãnh đạo nhà trường làm tốt.

Như vậy các biện pháp 1,2,5, 6 là biện pháp mà lãnh đạo nhà trường đã cơ bản thực hiện tốt. Biện pháp 3 có 2,8% và biện pháp 4 có tới 6,9% vẫn có ỷ kiến cho rằng lãnh đạo nhà trường làm chưa tốt. Bởi trên thực tế việc tổ chức hội thảo, hội thi GVCN giỏi, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết về công tác GVCN lớp là những hoạt động chưa mang lại kết quả ngay, thể hiện bằng các con số cụ thể như hoạt động chuyên môn.

Năm học 2013-2014 thực hiện yêu cầu của Sở GD-ĐT Phú Thọ, nhà trường có tổ chức một buổi hội thảo về công tác GVCN lớp nhưng nội dung hội thảo còn chung chung, chưa thật cụ thể đi sâu vào vấn đề thực tế cần bàn đối với công tác GVCN. Việc bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết về công

tác GVCN lớp chưa được quan tâm, GVCN thực hiện các nội dung công tác chủ yếu bằng việc học hỏi những người đi trước hoặc làm đến đâu hỏi đến đó mà khơng được bồi dưỡng, trang bị những kỹ năng vê công tác CN một cách bài bản, khoa học ngay từ đầu năm học, đặc biệt là các kỹ năng mềm. Trong khi đó phần đơng GVCN lớp của nhà trường là giáo viên trẻ. Việc tổ chức Hội thi GVCN giỏi mới được lãnh đạo nhà trường tổ chức 01 lần vào năm học 2011-2012. Ngay cả Sở GD-ĐT Phú Thọ cũng chưa đưa nội dung Thi GVCN giỏi cấp tỉnh vào kế hoạch hoạt động hăng năm. Kỹ năng cơng tác GVCN ít được nhắc đến trong các hoạt động giáo dục của Sở mà chỉ là triển khai các văn bản hành chính.

- Ý kiến của học sinh nhà trường:

Để đánh giá những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong hoạt động quản lý công tác GVCN lớp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 300 học sinh nhà trường. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.15: Những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong quản lý công tác CN lớp (qua ý kiến học sinh)

TT Nội dung

Mức độ

1 2 3

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ

1

Các hình thức khen thưởng của GVCN có tác động đến ý thức phấn đấu của các em như thế nào? 195 65,0 105 35,0 0 0 2 Các hình thức kỷ luật của GVCN có tác động đến ý thức phấn đấu của các em như thế nào? 203 67,7 95 31,7 2 0,6

3 Em thấy việc đánh giá, nhận xét của

GVCN về từng học sinh như thế nào? 175 58,3 118 39,4 7 2,3 4 GVCN có thường xuyên tổ chức ngoại khóa, văn nghệ cho lớp em khơng? 211 70,3 85 28,3 4 1,4

5 Em thấy hoạt động ngoại khóa, văn nghệ có ảnh hưởng như thế nào đến

việc rèn luyện nhân cách của mình? 188 62,7 101 33,7 11 3,6 6 Hoạt động của cán bộ lớp, cán bộ Đội ở lớp em như thế nào? 182 60,7 97 32,3 21 7,0

Kết quả khảo sát nội dung này cho thấy, học sinh của nhà trường cũng phần nào thấy được thực tế hoạt động của đội ngũ GVCN nhà trường. Phần lớn các em đánh giá kết quả bình thường và chưa tốt. Đặc biệt các nội dung khuyến khích động viên bằng vật chất, tinh thần và chế độ đãi ngộ với GVCN lớp; Tổ chức hội thảo, hội thi GVCN giỏi, bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết về công tác GVCN lớp các em đánh giá kết quả tốt rất thấp 36,8% và 30,8%.

- Ý kiến của đại diện phụ huynh nhà trường:

Để đánh giá những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong hoạt động quản lý công tác GVCN lớp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 300 phụ huynh học sinh của nhà trường. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.16: Những biện pháp lãnh đạo nhà trường đã thực hiện trong quản lý công tác CN lớp (qua ý kiến của PHHS)

TT Nội dung Mức độ 1 2 3 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ 1

Các hình thức khen thưởng của GVCN có tác động đến ý thức phấn đấu của các em như thế nào? 188 62,7 101 33,7 11 3,6 2 Các hình thức kỷ luật của GVCN có tác động đến ý thức phấn đấu của các em như thế nào? 195 65,0 105 35,0 0 0

3 Em thấy việc đánh giá, nhận xét của

GVCN về từng học sinh như thế nào? 203 67,7 95 31,7 2 0,6

4 GVCN có thường xuyên tổ chức ngoại

khóa, văn nghệ cho lớp em khơng? 211 70,3 85 28,3 4 1,4

5

Em thấy hoạt động ngoại khóa, văn nghệ có ảnh hưởng như thế nào đến việc rèn luyện nhân cách của mình?

182 60,7 97 32,3 21 7,0

6 Hoạt động của cán bộ lớp, cán bộ Đội ở

Kết quả khảo sát cho thấy phụ huynh học sinh của nhà trường cũng phần nào thấy được thực trạng hoạt động quản lý công tác GVCN lớp của lãnh đạo nhà trường. Đặc biệt một số nội dung trực tiếp liên quan đến họ như liên kết GVCN lớp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường hoặc khuyến khích động viên bằng vật chất, tinh thần và chế độ đãi ngộ với GVCN lớp được họ đánh giá ở mức khiêm tốn. Kết quả chỉ có 51,3% ý kiến được hỏi đánh giá là tốt đối với nội dung liên kết GVCN lớp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường và chỉ có 52,7% ý kiến được hỏi đánh giá là tốt đối với nội dung khuyến khích động viên bằng vật chất, tinh thần và chế độ đãi ngộ với GVCN lớp.

2.6. Đánh giá thực trạng quản lý công tác chủ nhiệm ở trƣờng THCS Nguyễn Quang Bích, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường trung học cơ sở nguyễn quang bích, huyện tam nông, tỉnh phú thọ (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)