2.4. Thực trạng công tác chủ nhiệm lớp tại trƣờng THCS Nguyễn
2.4.4. Thực trạng các biện pháp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm lớp
Có thể thấy GV dạy các mơn học quan tâm nhiều hơn đến kết qủa nắm kiến thức và khả năng vận dụng kiến thức đó thì người GVCN thực sự là nhà giáo dục, ảnh hưởng của họ đến nhân cách HS đến hiệu quả giáo dục còn lớn hơn cả người Hiệu trưởng. Chính vì vậy mức độ phát triển nhân cách, đạo đức giáo dục khơng thua kém gì năng lực sư phạm, vì đặc thù của nghề sư phạm là nhân cách, đạo đức GV cũng trở thành phương tiện giáo dục.
GVCN phải quan tâm đến sự phát triển toàn diện của mọi học sinh trong lập thể lớp; phải nắm vững được những đặc điểm chung của lớp, những đặc điểm của từng học sinh; có mục tiêu, nội dung, hình thức giáo dục thích hợp, có những tác động sư phạm hợp quy luật, mang lại hiệu quả cao; chú ý giáo dục cá biệt, cá nhân hoá giáo dục; đánh giá kết quả học tập, tu dưỡng toàn diện của lớp, của từng học sinh.
Chúng tơi đã tiến hành khảo sát, tìm hiểu 300 học sinh của nhà trường về các biện pháp giáo dục của GVCN lớp. Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát học sinh về các biện pháp giáo dục của GVCN lớp TT Nội dung Mức độ 1 2 3 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ
1 Các hình thức khen thưởng của GVCN có tác động đến ý thức phấn đấu của các em như thế nào?
188 62,7 101 33,7 11 3,6
2 Các hình thức kỷ luật của GVCN có tác động đến ý thức phấn đấu của các em như thế nào?
175 58,3 118 39,4 7 2,3
3 Em thây việc đánh giá, nhận xét của
GVCN về từng học sinh như thế nào? 182 60,7 97 32,3 21 7,0 4 GVCN có thường xun tơ chức ngoại
khóa, văn nghệ cho lớp em khơng? 158 52,7 130 43,3 12 4,0 5 Em thấy hoạt động ngoại khóa, văn nghệ
có ảnh hưởng như thế nào đến việc rèn
luyện nhân cách của mình? 109 36,3 156 52,0 35 11,7 6 Hoạt động của cán bộ lớp, cán bộ Đoàn ở
lớp em như thế nào? 162 54,0 113 37,7 25 8,3
Kết quả khảo sát cho thấy, thực tế công tác GVCN lớp cùa nhà trường đã được tổ chức thực hiện nhưng chưa đem lại hiệu quả cao, các hình thức thức khen thưởng và kỷ luật của thầy (cô) giáo chủ nhiệm tác động chưa nhiêu đến ý thức phấn đấu của các em học sinh. Đặc biệt việc đánh giá, nhận xét của thầy (cô) giáo chủ nhiệm về từng học sinh còn chưa thực sự khách quan hoặc ở mức độ bình thường chiếm tỷ lệ tương đối nhiều. Điều đó phù hợp với kết quả khảo sát hiệu quả nội dung cơng tác GVCN được trình bày ở bảng trên. Kết quả đó một lần nữa cho thấy lãnh đạo nhà trường cần đẩy mạnh các hoạt động quản lý tác động đến GVCN để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ này.