- Việc phân công GVCN lớp được lãnh đạo nhà trường thực hiện ngay từ đầu năm học, nhưng những năm qua do đội ngũ giáo viên của nhà trường thường xuyên biến động, lượng giáo viên chuyển đi, giáo viên mới về khá đông. Cơ cấu giáo viên giữa các mơn học cịn mất cân đối lớn, mơn thì thiếu, mơn thì thừa dẫn đến việc phân cơng chun mơn gặp khó khăn, có thầy, cơ giảng dạy chưa đủ số giờ tiêu chuẩn (19 giờ/1 tuần), có thầy, cơ lại phải dạy thừa giờ, GVCN là nữ trẻ trong trường chiếm tỉ lệ khá đông dẫn đến việc sau khi lập gia đình thì làm nghĩa vụ sinh con, nghỉ phép nhiều do tình trạng sức khỏe thiếu ổn định...
- Việc chỉ đạo GVCN các lớp tìm hiểu học sinh, phân loại học sinh và xây dựng Kế hoạch công tác chủ nhiệm cho từng lớp trong suốt cả năm học đã được lãnh đạo nhà trường thực hiện nhưng trên thực tế việc tìm hiểu học sinh của GVCN lớp cịn hạn chế, chưa mang lại hiệu quả, chưa đạt được mục đích đề ra.
lãnh đạo nhà trường quan tâm, nhưng cách triển khai chưa hiệu quả nặng về hình thức, chưa đi vào thực chất. Các cuộc hội thảo được tổ chức nhưng hầu như khơng có nhiều ý kiến tâm huyết, mang tính khoa học.
Đánh giá chung
Hoạt động quản lý công tác GVCN lớp ở trường THCS Nguyễn Quang Bích, tỉnh Phú Thọ cịn nhiều hạn chế. Thực tế những năm qua cùng với các hoạt động quản lý tồn diện, quản lý cơng tác GVCN lớp đã được lãnh đạo nhà trường quan tâm song mới chỉ mang tính hành chính, sự vụ mà chưa đi vào thực chất. Các nội dung quản lý công tác GVCN lớp chưa được lãnh đạo nhà trường thực hiện bài bản, khoa học, có chiều sâu để qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện của nhà trường. Trên thực tế trong những năm gần đây trường đã có một số học sinh trúng tuyển vào các trường THPT chuyên trong và ngoài tỉnh, tuy vậy nếu để tiếp tục duy trì tốt kết quả đã đạt được và phấn đấu đạt được những kết quả cao hơn thì cán bộ quản lý nhà trường nói chung và GVCN lớp của các khối nói riêng cần tiếp tục rèn luyện năng lực, phẩm chất, trau dồi chun mơn nghiệp vụ, có nhiều biện pháp hữu hiệu hơn nữa, đặc biệt trong quản lý cơng tác GVCN lớp. Vì thế, chúng tôi mong muốn trên cơ sở thực trạng hoạt động quản lý công tác GVCN lớp của nhà trường đề xuất những biện pháp quản lý vừa mang tính khoa học, bài bản đáp ứng yêu cầu của nội dung quản lý hoạt động GVCN lớp, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường để đưa hoạt động quản lý công tác GVCN lớp của nhà trường đi vào thực chất hơn, mang lại hiệu quả cao hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Tiểu kết chƣơng 2
1. Qua khảo sát thực trạng công tác GVCN lớp và quản lý công tác GVCN lớp ở trường THCS Nguyễn Quang Bích có thể thấy rằng bên cạnh những ưu điểm, những mặt tích cực mà nhà trường đã đạt được trong q trình xây dựng và phát triển cịn có nhiều điểm hạn chế cần phải khắc phục.
2. Những hạn chế trên là do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Song không thể không đề cập đến vai trò của lãnh đạo của nhà trường trong quản lý cơng tác chủ nhiệm lớp cịn nhiều bất cập cần phải điều chỉnh.
Từ thực trạng trên, chứng tôi xin đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý công tác chủ nhiệm lớp tại trường THCS Nguyễn Quang Bích, huyện Tam Nơng, tình Phú Thọ.
CHƢƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN QUANG BÍCH,
HUYỆN TAM NƠNG, TỈNH PHÚ THỌ