2.2 Thực hiện các khâu trong quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoà
2.2.3 Quản lý căn cứ tính thuế
Việc quản lý thuế GTGT đối với DNNQD được diễn ra rộng rãi trên các khía cạnh như: quản lý số lượng DN, ngành nghề, kê khai... Trong đó trọng tâm là việc quản lý căn cứ tính thuế, bởi với mục tiêu lợi nhuận các DN dùng mọi thủ đoạn để giảm bớt số thuế phải nộp, hay thậm chí là gian lận, trốn thuế. Do đó quản lý căn cứ tính thuế thường tập trung vào quản lý: doanh thu bán hàng, doanh số bán ra, thuế suất của các mặt hàng. Những khoản này thường chứa đựng nhiểu rủi ro liên quan đến trốn thuế, gian lận thuế mà ngành thuế nói chung và Chi cục thuế huyện Gia Lâm đang rất quan tâm.
Các doanh nghiệp tự khai, tự nộp số thuế của mình, điều đó tạo cho các doanh nghiệp tính tự giác, trung thực trong khai, nộp thuế. Nhưng đây cũng là kẽ hở, tạo cơ hội cho doanh nghiệp có hành vi gian lận, trốn thuế. Thực tế vẫn còn nhiều DN vi phạm pháp luật về thuế. Do vậy để quản lý tốt căn cứ tính thuế cán bộ thuế cần quản lý các mặt sau: quản lý doanh thu bán hàng, quản lý doanh số mua vào và thuế suất trên cơ sơ hạch tốn sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ, đồng thời tăng cường cơng tác kiểm tra để tránh tình trạng thất thu thuế.
2.2.3.1. Quản lý giá tính thuế.
* Quản lý doanh thu bán hàng.
Doanh thu bán hàng cao hay thấp là một trong những yếu tố quan trọng cho chúng ta biết DN đó tiêu thụ được nhiều hàng hay khơng. Tình hình sản xuất kinh doanh như thế nào. Doanh thu bán hàng lớn đồng nghĩa với số thuế GTGT đầu ra nhiều. Do vậy số thuế GTGT mà DN phải nộp nhiều. Do vậy mà số thuế GTGT mà DN phải nộp nhiều. Muốn lợi nhuận thu được tối đa, số thuế GTGT phải nộp nhỏ nhất thì DN phải tìm mọi cách trốn, tránh thuế. Sự trốn tránh thuế cụ thể là sự lẩn trốn doanh thu bán hàng được thể hiện
trong việc hạch tốn sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ, bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào bán ra. Do đó, cán bộ quản lý thu thuế cần phải quản lý tốt doanh thu bán hàng trên cơ sở hạch tốn sổ sách kế tốn, hóa đơn chứng từ của DNNQD, đồng thời phải tăng cường công tác kiểm tra để tránh tình trạng gian lận, thất thu thuế GTGT.
Bảng 2.5. Tổng Hợp Doanh Thu Bán Hàng Của Một Số DNNQD Được Kiểm Tra Trên Địa Bàn Huyện Gia Lâm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Số DN Được
Kiểm Tra
Tổng Doanh Thu Kê Khai
Tổng Doanh Thu
Kiểm Tra Chênh Lệch
2011 250 7825 7832,5 7,5
2012 280 8530 8546,67 16,67
2013 300 8920 8946,8 26,8
Nguồn: Chi cục thuế huyện Gia Lâm
Qua kết quả kiểm tra, ta thấy: Năm 2011 tổng số doanh thu bị bỏ sót là 7,5 tỷ đồng, trung bình mỗi doanh nghiệp bỏ sót 30 triệu đồng doanh thu, năm 2012 là 16,67 tỷ đồng, trung bình mỗi DN bỏ sót 60 triệu đồng, đến năm 2013 con số này tiếp tục tăng lên là 26,8 triệu đồng, trung bình mỗi DN bỏ sót 89 triệu đồng. Có thể đánh giá, việc kê khai doanh thu bán hàng của các DN trên địa bàn chưa tốt, hầu hết các doanh nghiệp đều khai giảm doanh thu nhằm giảm số thuế phải nộp. Đặc biệt năm 2013 số doanh thu bình quân mỗi doanh nghiệp bỏ sót lớn, cũng có thể đánh giá do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khiên các doanh nghiệp phải che dấu doanh thu. Nhưng nhờ công tác chỉ đạo, kiểm tra và quản lý tích cực của cán bộ thuế, tình hình này sẽ được kiểm sốt chặt chẽ hơn trong các năm tiếp theo.
Dựa vào thực tế kiểm tra các DNNQD trên địa bàn huyện, cơ bản công tác quản lý doanh thu của Chi cục tương đối tốt và đang phát huy mạnh. Chi cục đã dần bao quát
được các DN, kịp thời phát hiện các DN kê khai sai doanh thu, bổ sung số thuế cịn thiếu. Qua đó, ý thức chấp hành của DN cũng tốt hơn trong việc kê khai doanh thu. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra phát hiện một số sai phạm chủ yếu sau:
- Kê khai thiếu hoặc thông đồng với khách hàng ghi giá thấp hơn giá thực tế bán ra - Bán hàng khơng xuất hóa đơn xảy ra ở một số DN kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, ăn uống...
- Một số sai phạm trong cơng tác kế tốn như: Kê khai chậm thiếu hay không kê khai doanh thu bán hàng trên sổ kế toán, báo cáo, chênh lệch doanh số giữa liên 1,3 và 2. Vi phạm chính sách chế độ kế toán, hạch toán doanh thu sai thời kỳ, nhằm chuyển doanh thu kỳ này sang kỳ sau.
Để phát hiện ra những sai phạm trên thì cán bộ kiểm tra đã sử dụng các nghiệp vụ như:
+ Kiểm tra việc đánh số liên tục của chứng từ gốc khi xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
+ Xác định bản chất các nguồn thu, các khoản thu không được phản ánh vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
+ Kiểm tra sổ nhật ký bán hàng để xác định các giao dịch thực tế trong ngày, phân loại các giao dịch xem xét thuế suất.
+ Kiểm tra loại hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế.
Cán bộ kiểm tra đã sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp kiểm tra từ tổng hợp đến chi tiết... để tìm ra sai phạm trên.
*Quản lý doanh số mua vào
Doanh số mua vào của DN là cơ sở để xác định số thuế GTGT đầu vào. Nếu đảm bảo đủ các nguyên tắc khấu trừ, điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì số thuế đầu vào này sẽ được khấu trừ, làm giảm số thuế phải nộp của DN. Do vậy trong quá trình kê khai nhiều doanh nghiệp kê khai sai doanh số mua vào, việc kê khai sai này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau khách quan hoặc chủ quan từ phía doanh nghiệp.
Vì vậy, để quản lý tốt Doanh số mua vào Chi cục đã chú trọng việc quản lý và kiểm tra các khoản mua vào thoe kê khai của DN. Kiểm tra tính chính xác, hợp lý và đầy đủ của các hóa đơn, chứng từ; đặc biệt chú trọng đến những khoảng mua lớn của DN bằng cách đối chiếu số liệu, chứng từ với nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho DN. Sau đây là kết quả kiểm tra doanh số mua vào của một số DNNQD trên địa bàn huyện.
Bảng 2.6. Tổng Hợp Doanh Số Mua Vào Của DNNQD Được Kiểm Tra Trên Địa Bàn Huyện Gia Lâm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm Số DN Được
Kiểm Tra
Tổng Số Doanh Số Mua Vào Kê
Khai
Tổng Doanh Số Mua Vào Kiểm
Tra
Chênh Lệch
2011 250 7350,5 7341,1 9,4
2012 280 8560,6 8542,2 18,4
2013 300 9740,4 9713.6 26,8
Nguồn: Chi cục Thuế Gia Lâm
Nhờ công tác kiểm tra của cơ quan thuế, đã phát hiện ra các khoản mua vào khơng đúng, từ đó bổ sung số thuế cịn thiếu vào NSNN. Năm 2011, doanh số mua vào bị loại là 8,4 tỷ đồng, năm 2012 là 18,4 tỷ đồng, năm 2013 là 26,8 tỷ đồng. Công tác quản lý thuế đã góp phần to lớn trong việc giảm kê khai doanh số mua vào không đúng của các DN trên địa bàn. Từ đó tăng số tiền thuế truy thu xử phạt. Như vậy nhờ có cơng tác kiểm tra và quản lý của cán bộ thuế mà NSNN thu lại được một khoản thất thoát lớn. Cũng nhờ nỗ lực của cán bộ thuế Chi cục Gia Lâm mà tình trạng khai gian của DN có xu hướng giảm nhiều.
* Khi kiểm tra thuế GTGT đầu vào, cán bộ thuế sẽ tiến hành các bước:
- Kiểm tra đối chiếu để nhận định các giao dịch phát sinh hay khơng, mơ tả hiện trạng tình hình sử dụng hóa đơn, chứng từ kèm theo: lệnh mua hàng, tên loại hàng, phiếu xuất, nhận hàng
- Xác định thuế GTGT đầu vào được điểu chỉnh trong kỳ khi có hóa đơn điều chỉnh hay khơng, đồng thời kiểm tra các bút toán điều chỉnh cuối kỳ.
- Đối với hàng mua vào căn cứ vào số phát sinh bên có các tài khoản 111,112,... đối ứng với các tài khoản bên nợ tài khoản 152, 153, 156... để xác định giá trị hàng hóa mua vào và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Các chứng từ sử dụng là: hóa đơn mua hàng hóa; phiêu nhập kho, phiếu xuất kho hàng hóa; các chứng từ thu chi tiền và thanh toán khác. Để kiểm tra chính xác cán bộ kiểm tra phải tiến hành so sánh, đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh xem DN có hạch tốn trên tài khoản, sổ sách, báo cáo kế tốn với các hợp đồng mua bán khơng. Từ đó tìm ra những chênh lệch, bất hợp lý, yêu cầu DN giải trình xác định đúng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Nhìn chung, các DNNQD trên địa bàn huyện thực hiện tương đối tốt việc kê khai doanh thu bán ra, doanh số mua vào. Bên cạnh những mặt tích cực đó thì vẫn cịn những hạn chế, xuất phát từ các lý do sau:
+ Thứ nhất, sự hạn chế về trình độ kế tốn của một số DN do việc áp dụng chế độ hạch toán kế toán chủ yếu tự những đối tượng này tiến hành ghi chép, hạch tốn nên khơng tránh khỏi hạn chế về trình độ của nhân viên kế toán, việc áp dụng chế độ kế tốn này mang tính chất chủ quan của người quản lý doanh nghiệp nên đã xảy ra hiện tượng ghi nhầm, ghi sai sót.
+ Thứ hai, một số cán bộ thuế chưa đi sâu, đi sát DN do vậy còn hạn chế trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ hạch tốn kế tốn cũng như sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa khẳng định được vai trị quản lý của mình chỉ khi tiến hành kiểm tra mới phát hiện ra những sai sót, gian lận của các doanh nghiệp.
+ Thứ ba, do chế độ hóa đơn, chứng từ và phương pháp xác minh kiểm tra hóa đơn chứng từ nước ta cịn có nhiều sơ hở. Trước hết là loại mẫu hóa đơn, chứng từ vẫn có thể làm giả, tẩy xóa nên đối tượng nộp thuế có tổ chức gây khơng ít khó khăn cho các bộ quản lý thuế khi họ sử dụng chứng từ, hóa đơn giả mạo, hóa đơn chứng từ khống...Bên cạnh đó là phương pháp kiểm tra hóa đơn chứng từ nước ta cịn nặng về thủ cơng, qua những khâu công việc như phát hiện nghi vấn, báo cáo, xác minh và gửi đi, tổ chức xác
minh, gửi kết quả trả lời chưa kể trường hợp phức tạp phải điều tra, xác minh kéo dài nên việc kiểm tra kém hiệu quả, không kịp thời cho yêu cầu quản lý.
2.2.3.2 Thuế suất
Thuế suất là một yếu tố quan trọng để xác định căn cứ tính thuế. Nếu ta quản lý tốt doanh thu bán hàng, doanh số mua vào nhưng lại lơ là quản lý việc xác định mức thuế suất mà DNNQD áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào thì vơ tình các bộ quản lý thuế đã tạo điều kiện cho DNNQD trốn, tránh thuế gây thất thu cho NSNN.
Trên địa bàn huyện Gia Lâm trong những năm qua phần lớn các DN đã áp dụng đúng mức thuế suất cho các mặt hàng. Tuy nhiên cịn một số ít, khơng đáng kể tình trạng các DN áp dụng sai mức thuế suất
Sở dĩ vẫn cịn một số ít tình trạng trên là do trình độ hiểu biết về cách xác định thuế suất, pháp luật thuế của các DNNQD còn kém, một phần do cơ chế thuế suất gây khó khăn trong việc xác định đúng mặt hàng chịu thuế suất.