3.2. Giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng
3.2.6. Một số giải pháp khác
* Thực hiện tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Triển khai đa dạng các hình thức tuyên truyền, tổ chức tập huấn, đối thoại với người nộp thuế, nội dung tuyên truyền tập trung vào những sửa đổi bổ sung chính sách thuế, chương trình cải cách và hiện đại hóa cơng tác thuế.
Duy trì và phát huy trang thông tin điện tử của ngành, nâng cao chất lượng tin bài, xây dựng các diễn đàn trên mạng để các doanh nghiệp thường xuyên trao đổi kinh nghiệm quản lý và đưa ra những thắc mắc của mình đối với các cơ quan chức năng.
Mở các buổi toại đàm đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp, mở các cuộc thi tìm hiểu về thuế, thi sáng tác tranh ảnh cổ động về thuế.
Mở các cuộc thi báo cáo, tuyên truyền viên giỏi về thuế, đây là cơ hội để các cán bộ thuế trong tồn tỉnh có điều kiện gặp gỡ, giao lưu và trao đổi kinh nghiệm quản lý thuế với nhau.
Tăng cường hướng dẫn, thúc đẩy công tác kế tốn, quản lý sử dụng hóa đơn chứng từ ở các doanh nghiệp thông qua các buổi tập huấn, nâng cao hiểu biết về cơng tác hạch tốn thuế cho các DN NQD trên địa bàn huyện.
Phối hợp với cơ quan truyền hình, báo chí trong việc biểu dương kịp thời các điểm hình tiêu biểu trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, phê phán nghiêm khắc kịp thời các hành vi gian lận, trốn thuế.
* Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng như: Sở kế hoạch đầu tư, Ngân hàng, Kho bạc, Cơ quan luật pháp, Công an, Viện kiểm sốt… để hồn thành tốt nhiệm vụ thu thuế.
* Tăng cường công tác tổ chức cán bộ, đào tạo cán bộ
Đẩy mạnh công tác luân chuyển nội bộ, nhằm bố trí đúng người đúng việc, cũng như phát huy đúng năng lực làm việc của từng người. Nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế.
Khuyến khích việc sáng tạo, tìm tịi, nghiên cứu trong cán bộ ngành. Phát huy tinh thần năng động, nắm bắt thực tiễn, nhằm xây dựng hình ảnh cán bộ thuế nhanh nhạy, am hiểu thực tiễn. Không những nắm vững chun mơn nghiệp vụ thuế mà cịn nắm vững nghiệp vụ kế tốn. Để cơng tác quản lý thực sự hiệu quả hơn.
Kiểm tra, rà soát, đánh giá phân loại đội ngũ cơng chức hiện có theo u cầu của cải cách hành chính và hiện đại hóa ngành thuế, từ đó có kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại công chức thuế, đặc biệt là đào tạo chuyên sâu theo chức năng quản lý thuế, nắm vững các kỹ năng quản lý thuế hiện đại.
Bên cạnh đó cơng tác khen thưởng và phê bình cũng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. tuyên dương những cán bộ đạt thành tích cao trong cơng việc, đồng thời nghiêm khắc phê bình, kỷ luật những cán bộ có hành vi tham ơ, nhận hối lộ, tiếp tay cho doanh nghiệp vi phạm quy định pháp luật thuế.
* Cơ sở vật chất, công tác tin học
Cần cung cấp đầy đủ trang thiết bị, trang thiết bị hệ thóng máy tính đầy đủ hoạt động tốt, kết nói mạng để đảm bảo cho việc thu thập thơng tin nhanh chóng chính xác, kịp thời để phục vụ cho công tác quản lý thu thuế..
Thực hiện khai thác và ứng dụng phần mềm của Tổng cục thuế, xây dựng hệ thống mạng liên kết giữa các ngành có liên quan như: Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước… nhằm rút ngắn thời gian trong việc cung cấp số liệu, thông tin về người nộp thuế phục vụ cho công tác quản lý thuế tốt hơn.
Tiếp tục nâng cao hiện đại hóa ngành thuế, các phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho công tác quản lý thu thuế. Xây dựng và hoàn thiện trang web riêng để phục vụ đối tượng nộp thuế, xem đây là nơi các ĐTNT trao đổi thông tin với cơ quan thuế và các ngành chức năng trong tỉnh, tạo điều kiện cho các doanh ngiệp trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhau.
* Công tác kiểm tra nội bộ
Cần được tiến hành thường xuyên hơn để cán bộ thực hiện đúng theo chỉ đạo của Lãnh đạo chi cục. qua đó sẽ phát hiện và xử lý kịp thời những cán bộ thuế làm việc chưa tốt, vi phạm, nhằm hạn chế tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh”.
* Cải cách thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người nộp thuế
Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa từ chi Cục thuế tới các Chi cục thuế. Chủ động phối hợp với các sở ban ngành trong nghiên cứu tháo gỡ các khó khăn vướng mắc về thủ tục hành chính có liên quan và các khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Rà sốt, cơng khai hóa các thủ tục hành chính, quy định nghiệp vụ quản lý thuế để các doanh nghiệp và nhân dân kịp thời nắm bắt, tạo điều kiện cho cơng tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng được hiệu quả hơn.
* Chú trọng công tác nắm bắt thông tin phản ánh từ người nộp thuế
Thông qua việc duy trì đường dây nóng, hịm thư điện tử, đối thoại với người nộp thuế theo quy chế ngành.
Trên đây là một số biện pháp đề ra để tăng cường hơn nữa công tác quản lý thuế GTGT đối với các doanh nghiệp NQD trên địa bàn Huyện Gia Lâm, để các biện pháp này phát huy được hiệu quả cần phải được tiến hành đồng bộ, thống nhất, rộng khắp, có như vậy mới góp phần hồn thành các yêu cầu đề ra và tăng cường hơn nữa công tác quản lý thuế GTGT đối với các DNNQD trên địa bàn Huyện Gia Lâm.
KẾT LUẬN
Thực hiện cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước cũng như từng bước hội nhập vào tiến trình phát triển trong khu vực và trên thế giới. Việc áp dụng thuế GTGT không những là kết quả của sự chọn lọc các thành tựu kinh tế của những nước phát triển áp dụng với nền kinh tế nước ta cho phù hợp mà cịn là một u cầu quan trọng trong tình hình hiện nay của đất nước.
Sau những năm áp dụng và thực hiện luật thuế GTGT, đã cho thấy tính ưu việt của thuế GTGT với đặc điểm, tình hình kinh tế nước ta nhưng qua đó cũng cho thấy một số vấn đề bức xúc còn tồn tại trong quá trình quản lý thu thuế GTGT. Vấn đề đặt ra là biết được những tồn tại đó, làm sao có thể đưa ra những biện pháp tích cực nhất để nhanh chóng hồn thiện và ổn định Luật thuế GTGT, qua đó phát huy tác dụng cũng như tính ưu việt của thuế GTGT đối với nền kinh tế một cách hiệu quả.
Qua quá trình học tập tại Học viện Tài chính cùng với thời gian thực tập tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm, với những kiến thức đã được truyền đạt tại học viện và kiến thức thực tế nắm bắt được qua nghiên cứu, tìm hiểu ở chi cục thuế, em đã hiểu được tầm quan trọng và sự cần thiết phải đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề cịn tồn tại trong cơng tác quản lý thu thuế GTGT với DNNQD trên địa bàn huyện Gia Lâm Trong khi nghiên cứu, tìm hiểu em đã tiến hành thu thập, phân tích, đánh giá một cách rất khách quan những thành tích đã đạt được cũng như vạch ra những tồn tại trong công tác quản lý thuế GTGT của Chi cục Thuế Gia Lâm. Trên cơ sở đó, em đã suy nghĩ, lựa chọn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp phục vụ cho công tác quản lý thu thuế GTGT. Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ là những ý kiến của riêng cá nhân em nên không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Vì vậy em rất mong được sự quan tâm, giúp đỡ, bổ sung của Lãnh đạo Chi cục Thuế Gia Lâm
Em xin chân thành cảm ơn giảng viên- PGS.TS Nguyễn Thị Liên và các cán bộ của Chi cục Thuế Gia Lâm đã giúp em hoàn thành bài luận văn này.
Hà Nội , ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện Đỗ Quốc Trưởng
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình quản lý thuế ( TS. Lê Xuân Trường – Học viện tài chính – năm 2010) 2. Giáo trình thuế tiêu dùng ( TS. Vương Thị Thu Hiền – Học viện tài chính – 2010) 3. Giáo trình nghiệp vụ thuế - Học viện tài chính
4. Nguồn số liệu của Chi cục thuế huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội
5. Luật số 13/2008/QH12 của Quốc hội : Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Luật sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.
6. Thông tư 06/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng
7. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật số 21/2012/QH 13 ngày 20/11/2012 là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11.
8. Quyết định số 1209 TCT/QĐ/TCCB, ngày 29/7/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế.
9. Các văn bản về thuế khác
10. Các trang web: www.tapchithue.com www.gdt.gov.vn www.mof.gov.vn
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên người nhận xét: Chức vụ:
Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên Đỗ Quốc Trưởng; Khóa: CQ48; Lớp: 02.02
Đề tài: Giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội
Nội dung nhận xét:
1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên
.......................................................................................................................... ..........................................................................................................................
2. Về ý thức kỷ luật, tuân thủ quy định của đơn vị thực tập.
.......................................................................................................................... ..........................................................................................................................
3. Về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm.
.......................................................................................................................... ..........................................................................................................................
4. Về kiến thức chun mơn
.......................................................................................................................... ..........................................................................................................................
Người nhận xét (Ký tên, đóng dấu)
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
Họ và tên người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên Đỗ Quốc Trưởng; Khóa: CQ48; Lớp 02.02
Đề tài: Giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội
Nội dung nhận xét:
1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên
.......................................................................................................................... ..........................................................................................................................
2. Về chất lượng và nội dung của luận văn
.......................................................................................................................... .......................................................................................................................... - Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành
.......................................................................................................................... .......................................................................................................................... - Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu
.......................................................................................................................... ..........................................................................................................................
Hà Nội, ngày ….tháng....năm 2014 -Điểm - Bằng số Người nhận xét
NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN
Họ và tên người phản biện:
Nhận xét q trình thực tập của Sinh viên Đỗ Quốc Trưởng; Khóa: CQ48 ; Lớp: 02.02
Đề tài: Giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm – Hà Nội
Nội dung nhận xét:
- Sự phù hợp giữa tên và nội dung đề tài với chuyên ngành
.......................................................................................................................... .......................................................................................................................... - Đối tượng và mục đích nghiên cứu
.......................................................................................................................... .......................................................................................................................... - Độ tin cậy và tính hiện đại của phương pháp nghiên cứu
.......................................................................................................................... .......................................................................................................................... - Nội dung khoa học
.......................................................................................................................... .......................................................................................................................... - Điểm: - Bằng số:
- Bằng chữ: Người nhận xét