3.2. Giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng
3.2.1. Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế
Khi quản lý đối tượng nộp thuế, cán bộ thuế cần:
- Phải nắm những tiêu thức cơ bản như: số điện thoại, địa chỉ DN… tạo điều kiện cho cơ quan thuế có thể liên hệ với DN nhanh chóng, thuận tiện.
- Phải nắm được ngành nghề, quy mô sản xuất kinh doanh của DN để phục vụ cho việc xác định DN có phải là trọng tâm, trọng điểm của quản lý hay không.
- Phải nắm được mặt hành sản xuất kinh doanh, phương thức kinh doanh, các quan hệ khách hàng chủ yếu tạo điều kiện cho cơ quan thuế thuận lợi trong quản lý, xác minh đối chiếu hóa đơn, chứng từ và các quan hệ kinh tế.
Ngành thuế đang áp dụng cơ chế tự khai, tự nộp do vậy cơ quan thuế cần có đầy đủ thơng tin về doanh nghiệp để giám sát việc chấp hành nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Thông tin, dữ liệu của các doanh nghiệp cần phải được cập nhật thường xuyên, liên tục để đưa vào hệ thống máy tính của ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác theo dõi và quản lý đối tượng nộp thuế. Do vậy cần phải tăng cường công tác thu thập thông tin về doanh nghiệp trên địa bàn. Đây là nội dung rất quan trọng, là bước đầu trong công tác quản lý đối tượng nộp thuế.
Tăng cường hơn nữa việc phối kết hợp với các ban ngành chức năng khác: Sở kế hoạch đầu tư, cơ quan thuế khác... trong cơng tác quản lý số lượng doanh nghiệp ngồi quốc doanh để nắm bắt kịp thời mọi thông tin về số lượng đối tượng nộp thuế hiện còn đang kinh doanh hay ngừng hoạt động hoặc chuyển địa điểm đế có biện pháp đơn đốc thu kịp thời.
Tăng cường việc tun truyền hỗ trợ các doanh nghiệp khi có chính sách thuế, luật thuế mới. Đặc biệt chú trọng hướng dẫn các doanh nghiệp mới thành lập kiểm tra, kiểm soát bao quát hết lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của cac đối tượng nhằm ngăn
chặn mọi trường hợp giấu doanh thu để trốn thuế. Đồng thời cán bộ thuế cần nắm rõ khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp, cũng như mong muốn của họ để động viên, giải thích giúp họ chấp hành chính sách pháp luật, hạn chế việc chống đối, gây khó khăn cho cán bộ quản lý.
Mỗi cán bộ kiểm tra phải lập sổ theo dõi tổng hợp từng đối tượng nộp thuế mà mình quản lý. Làm cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp từ khi thành lập và quá trình hoạt động của doanh nghiệp qua các năm, nhằm phát hiện những bất thường của doanh nghiệp để có biện pháp quản lý kịp thời, thích hợp. Đồng thời, cần tăng cường cơng tác rà sốt, đánh giá thường xun việc chấp hành chính sách chế độ của các doanh nghiệp ngồi quốc doanh. Từ đó phân loại các doanh nghiệp theo múc độ chấp hành pháp luật, đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp, tập trung nhân lực, thời gian vào kiểm tra những đối tượng chấp hành pháp luật kém, thường xuyên vi phạm pháp luật thuế. Đối với những doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế thì kiên quyết xử phạt, doanh nghiệp mà có ý thức chấp hành pháp luật về thuế tốt cần có chính sách khen thưởng.
Cơng tác quản lý hiện nay cũng cải tiến nhiều, với sự trợ giúp của hệ thống máy tính cùng với phần mềm như: phần mềm QHS-hệ thống quản lý hồ sơ; QLT- phần mềm hệ thống quản lý thuế. Với khối lượng DN ngày càng tăng, theo đó khối lượng hồ sơ cũng rất nhiều việc lưu trữ hồ sơ cồng kềnh. Nên ứng dụng các phần mềm trên đã giúp ích rất nhiều cho cơng tác lưu trữ, cũng như quản lý ĐTNT. Giúp cho việc khai thác số liệu nhanh chóng, chính cá và hiệu quả hơn rất nhiều, đồng thời giảm khối lượng công việc phải làm cho các cán bộ quản lý. Do đó, cần nâng cấp, hiện đại hơn nữa hệ thống quản lý trên để phù hợp với công tác quản lý mới, với những quy định mới về thuế.
Luật doanh nghiệp bên cạnh sự thơng thống cũng cần quy định chặt chẽ hơn về điều kiện thành lập doanh nghiệp, trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần kiểm tra kỹ các điều kiện được phép cấp giấy chứng nhận kinh doanh như trụ sở, địa điểm, ngành nghề kinh doanh… nên phối hợp với các ngành khác để có them thơng tin về cá nhân, tổ chức xin đăng ký kinh doanh. Ngồi ra cần có biện pháp kiểm tra chặt chẽ hơn
nữa việc cấp quy trình đăng ký thuế, cấp mã số thuế để tránh hiện tượng một số doanh nghiệp mua hóa đơn rồi “lặn” hoặc “bỏ trốn”.