Công tác kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện gia lâm (2) (Trang 53)

2.2 Thực hiện các khâu trong quy trình quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoà

2.2.5 Công tác kiểm tra thuế

Thực hiện quy trình kiểm tra thuế do Tổng cục thuế ban hành, trong những năm qua, Chi cục đã đẩy mạnh công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và công tác kiểm tra chống thất thu NSNN.

Công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế:

Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế dựa trên cơ sở phân tích thơng tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế để đánh giá rủi do đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng và các xã, thị trấn trong công tác chống thất thu Ngân sách.

Thu thập, khai thác thông tin để kiểm tra hồ sơ khai thuế: Theo quy định, bộ phận kiểm tra thuế và cán bộ kiểm tra thuế sử dụng dữ liệu kê khai thuế của người nộp thuế trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành và những dữ liệu thông tin của người nộp thuế chưa được nhập vào hệ thống dữ liệu của ngành để kiểm tra tất cả các hồ sơ khai thuế; phân tích, đánh giá lựa chọn các NNT có rủi ro về việc kê khai thuế.

Dữ liệu kê khai thuế của người nộp thuế trong hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành có được khai thác nhưng chưa kiểm tra được tất cả các hồ sơ khai thuế.

Lựa chọn cơ sở kinh doanh để lập danh sách kiểm tra hồ sơ khai thuế: Theo quy trình 528, hàng năm các cán bộ kiểm tra thuộc Chi cục thuế phải kiểm tra sơ bộ tất cả các loại hồ sơ khai thuế. Phân tích, đánh giá, lựa chọn các NNT có dấu hiệu rủi ro về thuế để lập danh sách các DN phải kiểm tra theo tiêu chí của quy trình đề ra.

Cán bộ kiểm tra thuế có trách nhiệm kiểm tra tất cả các loại hồ sơ khai thuế bao gồm: Hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh, các loại hồ sơ khai thuế theo tháng, các loại hồ sơ khai thuế theo quý, các loại hồ sơ khai thuế theo năm của người nộp thuế được giao. Xử lý sau khi nhận xét hồ sơ khai thuế: Theo quy định, đối với các hồ sơ khai thuế khai đầy đủ chỉ tiêu; đảm bảo tính hợp lý, chính xác của các thơng tin, tài liệu; khơng có dấu hiệu vi phạm thì bản nhận xét hồ sơ khai thuế được lưu lại cùng với hồ sơ khai thuế. Đối với các hồ sơ khai thuế phát hiện thấy căn cứ để xác định số thuế khai là có nghi vấn thì cán bộ kiểm tra thuế phải báo cáo Thủ trưởng cơ quan Thuế ra thông báo lần 1 và lần 2 yêu cầu người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định, nếu người nộp thuế khơng giải trình được mới ra Quyết định kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

Bảng 2.10. Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế

Đvt: triệu đồng Năm Lượt hồ sơ khai thuế đã nộp trong kỳ

Kết quả xử lý hồ sơ khai thuế Tổng số tiền thuế

Tổng số Số hồ sơ chấp nhận Số hồ sơ điều chỉnh Số hồ sơ đề nghị kiểm tra tại DN Điều chỉnh Tăng Giảm 2011 22.446 329 250 3 76 1.368 2012 23.760 536 410 2 124 269 2013 24.435 1.498 1.341 123 129 3.246 Cộng 48.217 2.363 2.001 128 329 3.516

Qua số liệu Bảng 2.10 cho thấy việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế còn hạn chế, chưa kiểm tra được tất cả hồ sơ khai thuế, chưa thực hiện ấn định hồ sơ nào, số hồ sơ điều chỉnh cịn ít. Số lượt hồ sơ kiểm tra qua các năm tăng dần. Cụ thể năm 2011 kiểm tra 329 hồ sơ trên tổng số 22.446 hồ sơ, đạt tỷ lệ 1,5%, trong 329 hồ sơ kiểm tra có 3 hồ sơ với số thuế điều chỉnh tăng thuế phải nộp là 1 tỷ 368 triệu đồng, số đề nghị kiểm tra tại doanh nghiệp là 76 DN; năm 2021 kiểm tra 536 hồ sơ trên tổng số 23.760 hồ sơ, đạt tỷ lệ 2,3%, trong 536 hồ sơ kiểm tra có 2 hồ sơ với số thuế điều chỉnh tăng thuế phải nộp là 269 triệu đồng, số đề nghị kiểm tra tại doanh nghiệp là 124 DN; năm 2013 kiểm tra 1.498 hồ sơ trên tổng số 24.435 hồ sơ, đạt tỷ lệ 6,1%, trong 1.498 hồ sơ kiểm tra có 123 hồ sơ với số thuế điều chỉnh tăng thuế phải nộp là 3 tỷ 246 triệu đồng, số đề nghị kiểm tra tại doanh nghiệp là 129 DN.

Công tác kiểm tra hồ sơ tại trụ sở cơ quan thuế càng ngày càng được quan tâm, tuy nhiên, chất lượng kiểm tra còn hạn chế, chưa thực hiện được việc ấn định thuế đối với các doanh nghiệp chưa nộp hồ sơ khai thuế. Cán bộ kiểm tra chủ yếu mới kiểm tra sơ bộ hồ sơ khai thuế về các chỉ tiêu chủ yếu trên hồ sơ khai thuế, chưa phân tích tính hợp lý, tính lơgic của số liệu trên hồ sơ khai thuế; đối với các đơn vị mới thành lập phát sinh doanh số lớn, cán bộ đã thực hiện đọc kỹ bảng kê hoá đơn đầu vào đầu ra, tiến hành xác minh hố đơn, ra thơng báo u cầu đơn vị giải trình để phát hiện ngăn chặn ngay việc các đơn vị thành lập để mua bán hoá đơn.

Số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng lên nhanh chóng, số cán bộ làm cơng tác kiểm tra cịn ít. Mỗi cán bộ kiểm tra phải theo dõi quản lý hơn 200 DN nên không thể thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế. Do đó, vẫn cịn tình trạng DN trốn thuế, lách luật mà chưa bị phát hiện xử lý.

Công tác kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế:

Trong 03 năm (2011 - 2013), Chi cục thuế huyện Gia Lâm đã tổ chức triển khai kiểm tra tại trụ sở NNT được 272 DNNQD, kiến nghị xử lý truy thu và xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 6.760 triệu đồng. Số thuế truy thu và phạt vi phạm hành chính bình qn trên số DNNQD được kiểm tra là 25 triệu đồng, tỷ lệ số thuế truy thu, phạt sau kiểm tra đã nộp vào NSNN là 85,2%.

Bảng 2.11. Kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp S TT Chỉ tiêu ĐV T 2011 2012 2013 Lũy kế 2007-2011 1 Tổng số DNNQD quản lý DN 1.215 1.383 1.607 4.205 2 Số DN được kiểm tra tại trụ sở

NNT DN 62 67 76 205

3 Tỷ lệ số DN được

kiểm tra/ Số DN quản lý % 5,1 4,8 4,7 4,8 4 Số DN khơng có

chênh lệch sau kiểm tra DN 16 4 16 46

5 Tỷ lệ số DN khơng có

chênh lệch/Số DN được kiểm tra % 25,8 20,8 21,1 22,4 6 Số thuế truy thu và phạt sau kiểm

tra Trđ 1.129 1.628 2.516 5.273

7 Số thuế nộp vào NSNN Trđ 982 1.345 2.226 4.553 8 Số thuế truy thu bình quân Trđ 18 24 33 25,7 9 Tỷ lệ số thuế đã nộp/số thuế

truy thu, phạt % 87,0 82,6 88,5 86,3

Theo số liệu Bảng 2.11 cho thấy, công tác kiểm tra thuế tại trụ doanh nghiệp còn thấp, mới kiểm tra thuế được 205/4.205 doanh nghiệp quản lý, đạt tỷ lệ 4,8%. Tỷ lệ số doanh nghiệp khơng có truy thu cịn khá cao, chiếm 22,4% số doanh nghiệp được kiểm tra.

Nguyên nhân thực hiện kiểm tra tại doanh nghiệp đạt tỷ lệ quá thấp là do:

Không đủ nguồn nhân lực để thực hiện và cán bộ làm cơng tác kiểm tra cịn phải kiêm nhiệm nhiều việc nên chưa tập trung chính vào cơng việc kiểm tra NNT.

Do phát sinh việc kiểm tra quyết toán đối với các doanh nghiệp giải thể và kiểm tra theo chuyên đề như kiểm tra bình ổn giá, kiểm tra các doanh nghiệp ô tô, xe máy, các doanh nghiệp đặc thù theo chỉ đạo của Cục thuế.

Cán bộ đội kiểm tra chưa sắp xếp khoa học về thời gian giữa công tác kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp và các công tác khác.

Tồn tại, hạn chế:

Số lượng cán bộ làm cơng tác kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra DNNQD chưa nhiều, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật kiểm tra còn hạn chế.

Chức năng nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra quá nặng nề: kiểm tra giám sát kê khai; kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế; kiểm tra quản lý sử dụng hoá đơn, xác minh hố đơn; nhận dự tốn thu, đơn đốc các khoản nợ dưới 90 ngày... Bởi vậy, dẫn tới tình trạng khơng làm hết quy trình, khơng hết chức trách nhiệm vụ được giao.

Chưa thực hiện đánh giá, phân loại rủi ro trong công tác lập kế hoạch kiểm tra nhằm phát hiện đối tượng có nhiều khả năng trốn thuế, lậu thuế để tiến hành kiểm tra. Do đó, có tình trạng kiểm tra khơng đúng đối tượng đồng thời gây lãng phí nguồn nhân lực của cơ quan thuế và phiền hà cho những DN tuân thủ tốt Luật thuế.

Ngồi ra, cơng tác kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về thuế của cơ quan thuế chưa được đặt đúng tầm. Chức năng và quyền hạn kiểm tra thuế còn hạn chế, chưa trở thành cơng cụ có hiệu lực để chống thất thu ngân sách và răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế. Mọi vi phạm hình sự về thuế đều phải chuyển qua cơ quan pháp luật để điều tra khởi tố vụ án. Cơ quan thuế thiếu chức năng điều tra cưỡng chế nợ thuế. Chế tài

xử lý vi phạm về thuế chưa được quy định rõ ràng, các hình thức xử phạt về thuế cịn nhẹ chưa đủ mức răn đe, ngăn chặn các hành vi gian lận thuế.

Số lượng DN tăng nhanh trong khi số CBCC thuộc Đội kiểm tra chỉ có 9 người chiếm 10,7% tổng số CBCC. Đây là một tỷ lệ còn thấp so với yêu cầu cải cách ngành thuế đặt ra đòi hỏi số lượng CBCC thuế ở Đội kiểm tra phải chiếm 25- 30% tổng số CBCC

toàn đơn vị.

Bình quân một CBCC thuế phụ trách kiểm tra, theo dõi, phân tích số liệu, đơn đốc thực hiện chính sách thuế khoảng 200 doanh nghiệp. Đây là tỷ lệ khá cao trong khi trình độ của CBCC thuế cịn nhiều hạn chế. Do đó, chất lượng các cuộc kiểm tra chưa cao, chưa phát hiện ra các gian lận trốn thuế của DN; tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra kiểm tra trên tổng số doanh nghiệp hoạt động cịn q ít là 6,7%. (Trong khi nếu theo yêu cầu của công tác quản lý, tỷ lệ doanh nghiệp được kiểm tra phải đạt khoảng 25%).

Qua phân tích ở phần khảo sát đánh giá của DN về công tác kiểm tra thuế cịn có nhiều hạn chế. Vì vậy, Chi cục thuế cần phải có cải tiến đánh giá điều chỉnh để sự phối hợp đồng thuận của DN ngày càng tốt hơn.

Công tác chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Công tác kiểm tra thuế đã phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật thuế, xử lý nghiêm các trường hợp đã phát hiện sai phạm, từ đó có tác dụng răn đe, ngăn ngừa các đối tượng nộp thuế có động cơ gian lận, trốn thuế.

Các DN bị xử lý qua thanh kiểm tra phát hiện vi phạm bởi các hành vi như: kê khai thiếu và bỏ sót doanh thu, khơng kê khai doanh thu, kê khai sai thuế suất để làm giảm số thuế GTGT, sử dụng hoá đơn chứng từ kê khai khấu trừ thuế không đúng qui định, bị loại trừ thuế GTGT hàng hố mua vào khơng phục vụ kinh doanh, hoặc vừa phục vụ kinh doanh hàng hố chịu thuế và khơng chịu thuế khơng phân bổ theo qui định, vi phạm chế độ kế tốn, khơng thực hiện chế độ sổ sách kế toán theo qui định dẫn đến cơ quan thuế phải thực hiện ấn định thuế. Tình hình trên cho thấy dấu hiệu vi phạm trốn thuế, gian lận

thuế có xu hướng gia tăng cần phải được tăng cường công tác thanh kiểm tra thuế đối với DN, chống thất thu NSNN.

Thông qua việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai, nộp thuế của các DNNQD để đẩy mạnh các biện pháp chống thất thu thuế góp phần quan trọng vào việc hồn thành vượt mức dự tốn thu NSNN.

Bảng 2.12. Kết quả chống thất thu thuế đối với DNNQD

Đvt: triệu đồng T T Chỉ tiêu Số lượt NNT bị phát hiện và xử Tổng số tiền thuế truy thu và phạt Trong đó Thuế truy thu Tiền phạt

1 Xử phạt vi phạm về quản lý, sử dụng hoá đơn - ấn chỉ 11 32 0 32 2 Xử phạt chậm đăng ký thuế,

chậm kê khai thuế 277 699 0 699

3

Thuế truy thu và phạt hành chính đối với doanh nghiệp qua kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế

3 1.386 1.386

4 Thuế truy thu và phạt qua quyết toán thuế đối với doanh nghiệp 76 2.516 1.756 760 5 Phạt nộp chậm đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền thuế 81 645 0 645

Tổng cộng 448 5.278 3.142 2.136

Nguồn: Chi cục thuế huyện Gia Lâm

Số liệu Bảng 2.12 cho thấy, năm 2013 Chi cục Thuế Gia Lâm đã thực hiện tốt công tác chống thất thuế đối với DNNQD góp phần tăng thu cho NSNN 5 tỷ 278 triệu đồng. Trong đó, kiểm tra, xử lý về hoá đơn 11 DN, xử phạt 32 triệu đồng; xử lý chậm kê khai đăng ký thuế, chậm nộp hồ sơ khai thuế 277 DN, xử phạt 699 triệu đồng; kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế 3 DN truy thu 1 tỷ 386 triệu đồng; kiểm tra tại trụ sở NNT 76 DN với số

thuế truy thu và phạt là 2 tỷ 516 triệu đồng; xử phạt chậm nộp tiền thuế 81 doanh nghiệp với số tiền phạt 645 triệu đồng.

2.2.6 Cơng tác hồn thuế

Hoàn thuế GTGT là một trong những nội dung rất quan trọng của Luật thuế GTGT, góp phần phát huy tích cực của sắc thuế này trong việc khuyến khích và thúc đẩy các cơ sở kinh doanh xuất khẩu, khuyến khích đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngồi, giải quyết khó khăn về vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh. Khâu hoàn thuế rất dễ xảy ra các gian lận để chiếm đoạt. Vì vậy, cơng tác hồn thuế phải được thực hiện chặt chẽ, đảm bảo vừa hoàn thuế đúng, kịp thời cho các đối tượng được hồn, vừa phải kiểm tra, kiểm sốt, phát hiện và ngăn ngừa sự chiếm đoạt tiền thuế của NSNN.

Tại chi cục Huyện Gia Lâm trong những năm vừa qua, cơng tác hồn thuế của các DN và điển hình là DNNQD rất được quan tâm. Trong năm đã tiếp tiếp nhận 54 hồ sơ hoàn thuế với số tiền 36.065 triệu đồng, đã được Cục thuế thành phố Hà Nội giải quyết hoàn 46 trường hợp với số tiền 32.820 triệu đồng. Chi cục thuế đã tiền hành hoàn thuế cho 34 DNNQD, với số thuế được hoàn sau kiểm tra là 23.405

Qua kiểm tra hồn thuế những sai sót chủ yếu là do: không đủ chứng từ ngân hàng, do các chứng từ đầu vào không hợp pháp nên không được khấu trừ.

Cơng tác hồn thuế cho các DNNQD tại chi cục đã được làm kịp thời, đảm bảo đúng thời gian, quy định. Như vậy, hoàn thuế GTGT là một biện pháp tốt để khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển nhưng thơng qua hồn thuế cũng phát sinh những kẻ hở để doanh nghiệp lợi dụng rút tiền ngân sách nhà nươc, đồng thời làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý thu thuế GTGT, do đó hiện nay trên địa bàn huyện vẫn áp dụng quy trình kiểm tra sau hồn thuế. Một số doanh nghiệp đã kê khai thuế đầu vào không hợp lệ. Việc quản lý và phát hiện những trường hợp này rất phức tạp bởi mỗi một hồ sơ hồn thuế đều có rất nhiều tài liệu kèm theo liên quan đến nhiều nghiệp vụ, hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp, doanh nghiệp thường có chủ ý từ trước nên rất tinh vi trong việc che dấu. Do đó, cơng tác hồn thuế GTGT cần phải được quan tâm nhiều hơn, việc kiểm tra rà

sốt q trình kinh doanh của doanh nghiệp phải được diễn ra thường xuyên, liên tục trong kỳ tính thuế để tính chính các số thuế phải nộp, được hoàn trong kỳ.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện gia lâm (2) (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)