Biện pháp 2: Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện tại trung tâm thông tin thư viện đại học quốc gia hà nội (Trang 93 - 95)

3.2. Các biện pháp

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng một hệ thống nguồn lực thông tin đồ sộ, phong phú vệ nội dung, hình thức, đa dạng về chủng loại đáp ứng được nhu cầu ngày một gia tăng của người dùng tin trong ĐHQGHN.

Phát triển nguồn lực thông tin của Trung tâm xứng tầm với vị thế của ĐHQGHN – một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn trong cả nước và khu vực.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

* Chú trọng phát triển nguồn tài liệu nội sinh

Nguồn tài liệu nội sinh của nhà trường đóng vai trị quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các đối tượng NDT. Để thu thập được nguồn tài liệu này cho TV, nhà trường cần:

Tăng cường hiệu lực của các quyết định đã được ban hành, bao gồm: + Quyết định yêu cầu cán bộ, giảng viên biên soạn giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo cho từng môn học của từng ngành đào tạo và giao nộp tài liệu đó về cho TV

+ Quyết định về việc giao nộp tài liệu là luận văn, luận án của cán bộ, giảng viên và KLTN của sinh viên

Ban hành quyết định mới về:

+ Yêu cầu các chủ nhiệm đề tài phải nộp 01 bản giấy và 01 bản mềm về TV những đề tài NCKH đã được nghiệm thu

+ Giao cho TV phối hợp chặt chẽ với cán bộ, giảng viên, sinh viên để in ấn, số hóa, lưu hành và phục vụ NDT nguồn tài liệu nội sinh của nhà trường (tuân thủ theo những quy định tại luật Bản quyền).

Như vậy, các quyết định đã và cần được ban hành để tăng cường nguồn tài liệu nội sinh cho TV. Tuy nhiên, để các quyết định đó thực sự phát huy được hiệu lực của nó trong thực tiễn thì nhà trường và TV phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm:

Đưa các quyết định đã ban hành về từng đơn vị của nhà trường và phổ biến nội dung của văn bản đến từng cán bộ, giảng viên và sinh viên;

Xây dựng chế tài cụ thể cho việc giao nộp tài liệu, bao gồm:

+ Khen thưởng đối với tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ + Kỷ luật bằng các hình thức: hạ thi đua, cảnh cáo, khơng được quyết tốn kinh phí cho đề tài NCKH ... đối với tập thể, cá nhân không giao nộp tài liệu cho Trung tâm hoặc tạm dừng việc cấp bằng tốt nghiệp (sinh viên).

* Kêu gọi sự đóng góp tài liệu của cán bộ, giảng viên.

* Phối hợp chặt chẽ với các Trường thành viên, các Khoa trực thuộc và các đơn vị trong Đại học Quốc gia Hà Nội đồng thời đối chiếu với nguồn tài liệu đã có trong Trung tâm TTTV để bổ sung tài liệu một cách chính xác.

* Khai thác nguồn tài liệu trên internet.

* Liên kết với các Trung tâm Thông tin Thư viện trong nước và trên thế giới để dựng nguồn tài liệu điện tử và trao đổi thơng tin.

* Đầu tư tài chính để mua tài liệu điện tử từ các nhà cung cấp. * Tận dụng sự đầu tư, tài trợ từ các tổ chức thông qua các dự án.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Phải có sự chỉ đạo, định hướng rõ ràng về vấn đề chiến lược phát triển nguồn lực thông tin của lãnh đạo Đại học Quốc gia Hà Nội.

Lãnh đạo và các nhà quản lý của Trung tâm cần phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết vầ tầm nhìn rộng trong việc quản lý, chỉ dạo xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm.

Cần có sự nỗ lực cao của cán bộ trung tâm cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ, đóng góp xây dựng của tồn thể cán bộ, giảng viên, học viên và học sinh, sinh viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện tại trung tâm thông tin thư viện đại học quốc gia hà nội (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)