Biện pháp 5: Phát triển hạ tầng thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện tại trung tâm thông tin thư viện đại học quốc gia hà nội (Trang 98 - 101)

3.2. Các biện pháp

3.2.5. Biện pháp 5: Phát triển hạ tầng thông tin và cơ sở vật chất kỹ thuật

thuật

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Mặc dù, Trung tâm TTTV Đại học Quốc gia Hà Nội đã được đầu tư tương đối đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật. Tuy nhiên, trước sự phát triển không ngừng của CNTT hiện đại và đòi hỏi, nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng thông tin thư viện, thì vấn đề nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, thông tin phải được nghiên cứu thực hiện liên tục trong từng giai đoạn khác nhau nhằm đáp ứng được sự phát triển của khoa học công nghệ và nhu cầu ngày một gia tăng của người sử dụng các dịch vụ, tiện ích thư viện.

Việc nâng cấp, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin sẽ giúp Trung tâm TTTV Đại học Quốc gia Hà Nội đáp ứng được tốt nhu cầu của bạn đọc cũng như tương xứng với sự phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội – Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học của cả nước. Đồng thời đưa Trung tâm TTTV trở thành một trung tâm TTTV lớn trong nước và khu vực.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Trong thời gian tới, một mặt Trung tâm cần phải đầu tư nâng cấp toàn diện hệ thống máy trạm các phòng phục vụ bạn đọc tại các đơn vị trực thuộc. Mặt khác, Trung tâm đã đầu tư được thiết bị số hóa tài liệu hiện đại (có khả năng scan 1200 trang/giờ) song chưa có thiết bị nào có đủ khả năng lưu trữ số lượng tài liệu này trước khi chúng được đi xử lý để đưa vào mạng chung của Trung tâm.

Nâng cấp và sử dụng hiệu quả thiết bị lưu trữ NAS (Network Attached Storage) đặt tại phòng Tài nguyên số. NAS là giải pháp lưu trữ thông qua các

thiết bị hoạt động độc lập trên mạng LAN. Những thiết bị NAS có tổng giá trị đầu tư thấp nhưng hiệu suất, tính mềm dẻo và tính sẵn sàng cao, đảm bảo dữ liệu ln được an tồn tối đa, loại bỏ tình trạng mất dữ liệu người dùng.

Nghiên cứu về vấn đề đồng bộ trong hạ tầng thông tin. Xây dựng, sắp xếp hệ thống hạ tầng thông tin đảm bảo được tính đồng bộ và tăng hiệu năng sử dụng các trang thiết bị cúng như hệ thống thông tin.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Cần có sự hạch tốn ngân sách của Đại học Quốc gia Hà Nội dành cho sự phát triển cơ sở hạ tầng thông tin của Trung tâm TTTV.

Bản thân Trung tâm TTTV cần phải nỗ lực tìm kiếm các dự án tài trợ để chủ động trong đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật.

Cần phải có kế hoạch chiến lược cụ thể, rõ ràng cho sự phát triển bền vững của Trung tâm. Từ đó có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật một cách đồng bộ nhằm tránh tình trạng hạ tầng thơng tin không phù hợp với tình hình thực tế của mạng lưới thơng tin trong nước.

3.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức hợp tác, trao đổi với các Trung tâm Thông tin Thư viện khác về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Xu hướng chung của các cơ quan TTTV không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi tồn thế giới đó là hướng tới sự liên kết, hợp tác và trao đổi. Có thể thấy, đây là mục tiêu cơ bản và mang tính chất trọng tâm trong q trình phát triển. Để thực hiện được mục tiêu đó địi hỏi các cơ quan TTTV phải tiến hành liên kết, hợp tác, trao đổi trên mọi phương diện, trong đó có ứng dụng CNTT và những thành tựu KHKT tiên tiến.

Tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ giữa các cơ quan TTTV được trang bị, học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong quá trình triển khai ứng dụng;

Sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan TTTV với các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực này sẽ giúp Trung tâm đào tạo ra nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng nhất định về CNTT và KHKT;

Mối liên hệ giữa cơ quan TTTV với các trung tâm, viện nghiên cứu và các nhà khoa học về lĩnh vực CNTT sẽ giúp Trung tâm nắm bắt được những tiến bộ, những thay đổi về công nghệ cũng như những thành tựu khoa học mới để từ đó căn cứ vào điều kiện thực tiễn nhằm tiếp thu và lựa chọn công nghệ ứng dụng phù hợp với thực tiễn của đơn vị;

Sự liên kết giữa các cơ quan TTTV trong quá trình ứng dụng CNTT sẽ tạo nên một chỉnh thể thống nhất về phương thức hoạt động, tạo tiền đề cơ bản để tiến đến cùng hội nhập và phát triển.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển cụ thể trong từng giai đoạn trên mọi phương diện hoạt động, trong đó đặc biệt phải chú trọng đến vấn đề ứng dụng CNTT;

Tích cực, chủ động tham gia vào các tổ chức, hiệp hội TV song song với việc liên kết chặt chẽ với các Trung tâm thông tin thư viên hoặc các thư viện của các trường ĐH, các cơ sở đào tạo trên phạm vi toàn quốc;

Tăng cường marketing về bản thân để khẳng định năng lực, vai trị, vị trí của mình đối với sự phát triển của sự nghiệp TTTV và toàn xã hội;

Phối hợp cùng với các cơ quan TTTV lớn trong việc đồng nhất lựa chọn, sử dụng công nghệ như: phần mềm, chuẩn nghiệp vụ TTTV (AACR2, MARC 21, DDC, RDA,…),…

Thường xuyên cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, hội nghị, hội thảo về ứng dụng CNTT, đồng thời tạo điều kiện cho họ được đến các cơ quan TTTV khác để tham quan, giao lưu, học tập kinh nghiệm.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Trung tâm cần mở rộng quan hệ hợp tác với các Trung tâm, thư viện lớn trong nước và trên thế giới.

Hoạt động giao lưu trao đổi tài liệu, kinh nghiệm cũng như hợp tác, hỗ trợ vật chất, kỹ thuật, nguồn lực thông tin phải nằm trong kế hoạch hàng năm và có sự báo cáo cũng như giám sát chặt chẽ từ các cơ quan quản lý.

Phải chuẩn bị nguồn lực về con người cũng như cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu tiếp cận và làm chủ công nghệ mới mang lại từ các hoạt động hợp tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện tại trung tâm thông tin thư viện đại học quốc gia hà nội (Trang 98 - 101)