Biện pháp 1: Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện tại trung tâm thông tin thư viện đại học quốc gia hà nội (Trang 91 - 93)

3.2. Các biện pháp

3.2.1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm cho

nhiệm cho cán bộ và nhân viên thư viện về ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho cán bộ, nhân viên trong Trung tâm nhận thức được vai trò của việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động nói chung và trong hoạt động thư viện nói riêng.

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy tính tích cực, tự giác của cán bộ, nhân viên trong Trung tâm đối với việc tự nâng cao năng lực bản thân nhằm thực hiện tốt ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng cho cán bộ, nhân viên những kiến thức về vai trò của CNTT trong hoạt động thư viện, giúp cho cán bộ, nhân viên thấy được tính tất yếu, sự cần thiết phải ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện. Cũng cần phải chỉ cho cán bộ, nhân viên thấy rõ những lợi ích mà mỗi cán bộ, nhân viên có được khi tiến hành ứng dụng CNTT trong các hoạt động chuyên môn.

Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa cán bộ, nhân viên với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thư viện và ứng dụng CNTT để cán bộ, nhân viên được trực tiếp học hỏi, trao đổi cùng các chuyên gia về các vấn đề có liên quan đến ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện.

Nâng cao ý thức tự giác của cán bộ, nhân viên trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động thư viện, bằng cách:

+ Giúp cho cán bộ, nhân viên thấy được việc ứng dụng CNTT trong hoạt động thư viện là vấn đề cấp thiết trong các Trung tâm Thông tin Thư viện hiện nay thơng qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến hoặc các văn bản chỉ đạo.

+ Phối hợp với các đơn vị đào tạo chuyên ngành thông tin – thư viện trong và ngoài nước tập trung bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại có trọng điểm cho từng nhóm đối tượng cán bộ Trung tâm như: nhóm thư viện số, nhóm chuyên gia tư vấn người dùng tin, chuyên gia marketing thư viện…

+ Chia sẻ khó khăn đối với những cán bộ, nhân viên có trình độ tin học cịn hạn chế, hỗ trợ về thời gian cho những cán bộ này tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng tin học.

+ Xây dựng các chính sách đãi ngộ và thu hút cán bộ có năng lực; xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện nhằm phát huy tinh thần, khả năng của cán bộ viên chức cũng như nâng cao hiệu quả công tác.

+ Quy hoạch và phát triển đội ngũ cán bộ phù hợp với yêu cầu phát triển và nhiệm vụ mới của Trung tâm. Tăng cường các nhóm chun gia có trình độ cao về nghiệp vụ (đặc biệt là chuyên gia về thư viện số), công nghệ thông tin, ngoại ngữ ...

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Những nội dung của biện pháp này cần phải được đưa vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm của Trung tâm và phải coi là yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ, nhân viên.

Cần có sự chỉ đạo, định hướng của ĐHQGHN để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm phù hợp với định hướng phát triển của ĐHQGHN nói chung và của Trung tâm nói riêng.

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đội ngũ cán bộ quản lý với các tổ chức chính trị, đồn thể của Trung tâm trong việc thực hiện các nội dung của biện pháp này.

Trung tâm cần chuẩn bị nguồn kinh phí dành riêng cho hoạt động bồi dưỡng cán bộ, nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện tại trung tâm thông tin thư viện đại học quốc gia hà nội (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)