Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trường phổ thông dân tộc nội trú THCS, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 40)

1.5.1 Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng tới việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng bao gồm: Trình độ, năng lực, phẩm chất của hiệu trƣởng. Nhà trƣờng có thực hiện đƣợc mục tiêu, nhiệm vụ của mình hay khơng phần nhiều phụ thuộc vào trình độ, năng lực, phẩm chất của hiệu trƣởng và đội ngũ giáo viên.

Để có hiệu quả trong công tác quản lý, nâng cao chất lƣợng giáo dục trong hoạt động dạy học, ngƣời hiệu trƣởng phải hiểu rõ mục tiêu giáo dục, am hiểu sâu sắc nội dung giáo dục, nắm chắc các phƣơng pháp giáo dục, các nguyên tắc giáo dục xã hội chủ nghĩa. Ngƣời hiệu trƣởng phải là nhà giáo có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín chun môn, là con chim đầu đàn của tập thể giáo viên, biết cách tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trƣờng một cách có hiệu quả.

Trong nhà trƣờng giáo viên là lực lƣợng chủ công để thực hiện các nhiệm vụ đề ra. Hiệu trƣởng giỏi, bản kế hoạch tốt mà ngƣời thực hiện là giáo viên khơng có trình độ chun mơn vững vàng thì hiệu quả giáo dục cũng khơng cao. Vai trị của giáo viên đƣợc Nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lƣợng giáo dục và đƣợc xã hội tơn vinh, giáo viên phải có đủ đức, tài”.

Để giáo viên thực sự nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ thì ngƣời Hiệu trƣởng phải quan tâm thƣờng xuyên tới việc bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên. Trong Trƣờng phổ thơng DTNT thì ngƣời Hiệu trƣởng cần phải

quan tâm tới đặc điểm tâm lý của học sinh dân tộc, phƣơng pháp giáo dục phù hợp với đối tƣợng, tâm huyết với học sinh, chỉ đạo hƣớng dẫn giáo viên của mình có cách tiếp cận với học sinh để có phƣơng pháp dạy học hợp lý, gắn bó với học sinh, hết lịng vì học sinh các dân tộc thân yêu.

1.5.2 Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng tới việc quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng bao gồm sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên, phong trào giáo dục của địa phƣơng, các điều kiện, phƣơng tiện dạy học… Việc quản lý của Hiệu trƣởng đối với hoạt động dạy học của nhà trƣờng sẽ đem lại hiệu quả thiết thực khi đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên với những chính sách đƣờng lối đúng đắn nhằm khuyến khích động viên hoạt động dạy học trong nhà trƣờng. Phong trào giáo dục địa phƣơng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới hoạt động dạy học của nhà trƣờng. Ở địa phƣơng nào có phong trào hiếu học, cộng thêm đƣợc gia đình quan tâm thì chắc chắn chất lƣợng giáo dục sẽ tốt hơn.

Điều kiện cơ sở vật chất, phƣơng tiện dạy học là yếu tố rất quan trọng ảnh hƣởng tới chất lƣợng giáo dục. Việc quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng sẽ mang lại hiệu quả cao nếu trƣờng lớp đƣợc xây dựng khang trang đúng quy định, điều kiện phƣơng tiện dạy học hiện đại đƣợc trang bị đồng bộ kịp thời.

Tiểu kết chƣơng 1

Qua nghiên cứu tài liệu về một số khái niệm cơ bản và những vấn đề liên quan đến công tác quản lý, đã cho chúng ta thấy đƣợc tầm quan trọng của Hiệu trƣởng trong công tác quản lý, nhất là quản lý hoạt động dạy học ở nhà trƣờng. Dạy học là con đƣờng cơ bản nhất, chuẩn tắc nhất để thực hiện mục đích giáo dục. Quản lý hoạt động dạy học là một bộ phận của quá trình QLGD tổng thể và là tiền đề để nâng cao chất lƣợng giáo dục. Với vị trí là quốc sách hàng đầu sự nghiệp giáo dục đào tạo cần thực hiện những mục tiêu to lớn mà Trung ƣơng Đảng đƣa ra từ đại hội VII và đại hội VIII đó là “Nâng

cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài”, trƣớc mắt, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH đƣợc xem là nhiệm vụ nổi trội trong giáo dục và đào tạo. Đồng thời phải nắm vững vị trí, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục của hệ thống Trƣờng phổ thơng DTNT-THCS tìm ra đƣợc các giải pháp khả thi cho hoạt động giáo dục mà trọng tâm là hoạt động dạy học. Dạy học có chất lƣợng cao là việc làm hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu mới của GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.

Hệ thống các trƣờng phổ thông DTNT đƣợc thành lập hầu hết trên các tỉnh trong cả nƣớc (từ huyện đến tỉnh) với mục tiêu là tạo nguồn cán bộ dân tộc của địa phƣơng. Trƣờng phổ thơng DTNT là loại hình trƣờng chuyên biệt vừa mang tính phổ thơng vừa mang tính dân tộc nội trú. Nhiệm vụ là ni và dạy con em các đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trở thành những cán bộ trong tƣơng lai. Tuy nhiên các vấn đề trình bày chỉ mới chỉ là những lý luận, còn việc đƣa ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục cần phải nghiên cứu thực trạng giáo dục, thực trạng quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng 4 trƣờng PTDTNT-THCS ở tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƢỜNG PTDTNT-THCS TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trường phổ thông dân tộc nội trú THCS, tỉnh phú thọ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)