Thực trạng dạy học ở các trƣờng PTDTNT-THCS, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trường phổ thông dân tộc nội trú THCS, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 46)

2.3.1. Sơ lược về quy mô, số lượng, chất lượng giáo dục và cơ sở vật chất kỹ thuật các trường PTDTNT-THCS ở tỉnh Phú Thọ

2.3.1.1. Quy mô mạng lưới về trường lớp

Bảng 2.1. Quy mô mạng lƣới trƣờng PTDTNT-THCS trong 3 năm gần đây:

Năm học Số trƣờng PTDTNT-THCS Số lớp Số học sinh 2012 - 2013 04 40 1196 2013 - 2014 04 40 1198 2014 - 2015 04 40 1198 (Nguồn: Phòng GDTrH-Sở GD&ĐT Phú Thọ)

Trong những năm qua mạng lƣới các trƣờng PTDTNT-THCS phù hợp với quy hoạch đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Số học sinh PTDTNT- THCS từ năm học 2012 – 2015 có 4 trƣờng đƣợc đạt ở 4 huyện: Thanh Sơn, Tân Sơn, Đoan Hùng và Yên Lập với 40 lớp, 1200 học sinh các khối lớp.

2.3.1.2. Về học sinh:

Bảng 2.1. Quy mô học sinh trƣờng PTDTNT-THCS trong 3 năm gần đây

Trƣờng T/S Lớp Tổng Số học Sinh 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 PTDTNT-THCS Thanh Sơn 12 358 359 360 PTDTNT-THCS Tân Sơn 12 359 359 359 PTDTNT-THCS Đoan Hùng 08 239 240 340 PTDTNT-THCS Yên Lập 08 239 240 339 Cộng 40 1196 1198 1198

(Nguồn: Phòng GDTrH-Sở GD&ĐT Phú Thọ)

Năm học 2015-2016 tồn tỉnh có 1200 học sinh dân tộc thiểu số học tại các trƣờng PTDTNT-THCS của tỉnh.

2.3.1.3. Về đội ngũ giáo viên trường PTDTNT-THCS, tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.1. Trình độ giáo viên các trƣờng PTDTNT- THCS trong 3 năm gần đây Trƣờng T/S GV Trình độ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng PTDTNT-THCS Thanh Sơn 34 0 32 02 PTDTNT-THCS Tân Sơn 33 01 31 01 PTDTNT-THCS Đoan Hùng 27 01 24 02 PTDTNT-THCS Yên Lập 28 01 25 02 Cộng 122 04 111 07 (Nguồn: Phòng GDTrH-Sở GD&ĐT Phú Thọ)

Đội ngũ giáo viên của các trƣờng PTDTNT-THCS đều đã đạt chuẩn và trên chuẩn. Đây là một trong những yếu tố hết sức thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Để có đƣợc kết quả nhƣ vậy là do có sự quan tâm đầu tƣ đúng mức của Sở GD&ĐT và của UBND tỉnh Phú Thọ.

Số giáo viên ở các trƣờng PTDTNT-THCS tỉnh Phú Thọ đa số là giáo viên trẻ nên kinh nghiệm giảng dạy còn hạn chế.

2.3.1.4. Đội ngũ cán bộ quản lý các trường PTDTNT-THCS, tỉnh Phú Thọ

Bảng 2.1. Trình độ CBQL các trƣờng PTDTNT- THCS trong 3 năm gần đây Trƣờng CBQL Trình độ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng PTDTNT-THCS Thanh Sơn 03 0 03 0 PTDTNT-THCS Tân Sơn 03 0 03 0 PTDTNT-THCS Đoan Hùng 03 01 02 0 PTDTNT-THCS Yên Lập 03 02 01 0 Cộng 12 03 09 0 (Nguồn: Phòng GDTrH-Sở GD&ĐT Phú Thọ)

Đội ngũ cán bộ quản lý các trƣờng PTDTNT-THCS tỉnh Phú Thọ còn trẻ, ít kinh nghiệm đặc biệt thâm niên trong quản lý cịn q thấp chiếm đa số, ít cán bộ quản lý có trình độ thạc sĩ, đây cũng là một khó khăn cho cơng tác quản lý giáo dục ở các trƣờng. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ quản lý tuổi trẻ làm cơng tác quản lý sẽ có lợi thế là vận dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý, sáng tạo trong công việc, dám nghĩ dám làm trong công tác quản lý chuyên môn cũng nhƣ công tác quản lý nội trú.

2.3.1.5 Cơ sở vật chất

Trong những năm gần đây, UBND tỉnh Phú Thọ và Sở giáo dục và Đào tạo Phú Thọ đã đầu tƣ CSVC cho các trƣờng PTDTNT-THCS, nâng cấp nhà ký túc xá cho học sinh, nâng cấp các phòng học, xây thêm phịng học bộ mơn theo tiêu chuẩn mới Trƣờng chuẩn quốc gia. Các phòng thƣ viện, thiết bị đang đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng theo hƣớng hiện đại hóa, phục vụ thiết thực cho cơng tác giảng dạy.

- Tuy nhiên với yêu cầu của đổi mới phƣơng pháp dạy học thì CSVC của các trƣờng PTDTNT-THCS tỉnh Phú Thọ chƣa đƣợc đáp ứng đầy đủ. Cụ thể Trƣờng PTDTNT-THCS Đoan Hùng mặc dù đã có đủ các phịng học bộ mơn nhƣng thực tế diện tích cịn hẹp so với chuẩn mới về diện tích phịng học bộ mơn, một số phịng chức năng cịn thiếu đặc biệt là TBDH còn thiếu và lạc hậu, một số thiết bị đã bị hỏng qua quá trình sử dụng vì vậy chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

- Hầu hết các trƣờng chƣa có cán bộ chuyên trách TBDH. Tuy đã có quy chế sử dụng, bảo quản CSVC-TBDH nhƣng công tác bảo quản CSVC-TBDH ở các trƣờng còn nhiều hạn chế. Những thiết bị dạy học chủ yếu là do cấp trên phát xuống. Thƣ viện còn nghèo nàn về số đầu sách, ít tài liệu tham khảo.

2.3.2. Thực trạng dạy học ở các trường PTDTNT-THCS, tỉnh Phú Thọ

2.3.2.1. Tình hình dạy học ở các Trường PTDTNT-THCS tỉnh Phú Thọ

Để tiến hành tìm hiểu thực trạng dạy học của giáo viên ở các trƣờng PTDTNT-THCS tỉnh Phú Thọ. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn Ban giám hiệu

của các trƣờng và đƣợc các đồng chí trong Ban giám hiệu cho biết:

+ Giáo viên đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu để nắm bắt tâm tƣ tình cảm của các em học sinh dân tộc thiểu số (vì các em lần đầu xa nhà sống trong môi trƣờng nội trú) để có thể truyền đạt đến học sinh nội dung kiến thức chƣơng trình theo quy định chung của Bộ giáo dục và Đào tạo.

+ Giáo viên đã có ý thức đổi mới phƣơng pháp dạy học. Tuy nhiên, việc thực hiện ở một số bộ phận giáo viên cịn hình thức, chƣa hiệu quả, vẫn thiên về thuyết trình kết hợp với vấn đáp, khiến cho giờ dạy nặng nề, chƣa hấp dẫn. Học sinh chƣa thực sự đƣợc phát hiện, khám phá tri thức. Việc hƣớng dẫn phƣơng pháp tự học cho học sinh vẫn chƣa đƣợc nhiều giáo viên quan tâm đúng mức. Giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Ngun nhân dẫn đến tình trạng trên các đồng chí trong BGH cho biết:

Giáo viên chƣa đƣợc trang bị một cách hệ thống, bài bản về vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học nên còn lúng túng, đa số giáo viên mới hiểu vấn đề đổi mới phƣơng pháp dạy học ở hình thức bên ngồi (ví nhƣ đổi mới chỉ là tăng cƣờng thảo luận nhóm hoặc sử dụng máy chiếu, bài giảng điện tử… trong các giờ học) mà chƣa chú ý đến bình diện bên trong của phƣơng pháp dạy học (hiệu quả và sự phù hợp của các phƣơng pháp đối với nội dung và đặc thù môn học).

Phƣơng tiện, thiết bị dạy học ở các trƣờng cịn nghèo nàn, khơng thuận lợi cho việc áp dụng phƣơng pháp dạy học mới, nhất là các phƣơng pháp dạy học hiện đại.

Đời sống của giáo viên cịn khó khăn, trong khi đó số tiết dạy trong tuần của giáo viên cịn cao nên ít có thời gian đầu tƣ thỏa đáng cho việc đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Các cơ quan nghiên cứu chƣa đầu tƣ nhiều cho việc bồi dƣỡng giáo viên và cán bộ quản lý về đổi mới phƣơng pháp, chƣa có những cơng trình nghiên cứu mang tính lý luận vừa giải quyết đƣợc sự chỉ dẫn cho giáo viên dạy theo hƣớng tích cực.

Kết quả đánh giá của Hiệu trƣởng cho thấy: Học sinh dân tộc thiểu số đáp ứng đƣợc yêu cầu chuẩn kiến thức và kỹ năng của chƣơng trình, sách giáo khoa.

Trong đó, học sinh thiên học về xã hội. Các môn học về tự nhiên các em nhìn chung là nhận thức cịn chậm, chƣa có phƣơng pháp học phù hợp với đặc thù bộ môn. Điều này đƣợc thể hiện qua các kỳ thi khảo sát đầu năm, giữa năm và cuối năm do sở GD& ĐT Phú Thọ tổ chức ra đề chung.

Kết quả đánh giá của giáo viên cho thấy:

- Về yêu cầu nắm vững kiến thức, học sinh đạt ở mức trung bình. Học sinh học khá tốt ở các bộ mơn thuộc về xã hội: giỏi ở bộ môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ Văn.

Bảng 2.2 Tỉ lệ điểm trung bình mơn các mơn học đạt từ 6,5 trở lên của học sinh khối 8 và khối 9 ở các trƣờng PTDTNT-THCS ở tỉnh Phú Thọ

qua 3 năm học nhƣ sau

Mơn Tốn Hóa Sinh Văn Sử Địa T. Anh

2012-2013 20% 25% 30% 50% 62% 70% 70% 18%

2013-2014 23% 30% 35% 50% 65% 70% 70% 20%

2014-2015 25% 35% 35% 50% 67% 73% 73% 20%

(Nguồn phòng GDTH- Sở giáo dục và Đào tạo Phú Thọ)

-Về yêu cầu phát triển kỹ năng: Học sinh đạt yêu cầu đối với các mơn: Tốn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, khá đối với các mơn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Yếu đối với môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh).

- Kết quả khảo sát qua các kỳ khảo sát do Sở giáo dục và Đào tạo Phú Thọ cho thấy học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên đối với các bộ mơn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Sinh học là tƣơng đối cao (86%) cịn đối với mơn Tốn chỉ đạt khoảng 50% có điểm từ trung bình trở lên, mơn tiếng Anh chỉ đạt 40% có điểm từ trung bình trở lên.

Kết quả đánh giá của học sinh cho thấy: Chƣơng trình và SGK của 09 mơn học (Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Công nghệ, Tin học, Thể dục và Giáo dục cơng dân) vừa sức với các em, chƣơng trình và SGK của 4 mơn

(Tốn, Vật lý, Hóa học và Ngoại ngữ) tƣơng đối khó, nhất là đối với môn Ngoại ngữ.

Qua trao đổi, dự giờ trực tiếp tại các trƣờng khảo sát, nguyên nhân của vấn đề nội dung SGK các mơn Tốn, Vật lý, Hóa học và Ngoại ngữ tƣơng đối khó với học sinh có thể là:

- Thứ nhất, do chƣơng trình SGK hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo áp dụng trong cả nƣớc là chƣơng trình, SGK chung (Khơng phân biệt miền núi, thành phố, hải đảo). Vì vậy có một số nội dung tƣơng đối khó đối với nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số, phân phối chƣơng trình dạy ở một số bài học chƣa hợp lý (Nội dung nhiều nhƣng thời lƣợng thực hiện ít). Nhiều giáo viên chƣa thực sự bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng đã quy định trong chƣơng trình để dạy học. Điều này gây hiện tƣợng quá tải đối với học sinh.

- Thứ hai, do học sinh vẫn quen với lối học thụ động chƣa sẵn sàng tham gia một cách tích cực, chủ động vào các nội dung học tập. Mặt bằng chất lƣợng học sinh khơng đồng đều và có những học sinh khơng thể tiếp thu đƣợc tất cả những kiến thức vì chƣơng trình học quá sức của học sinh.

2.4. Thực trạng việc quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng PTDTNT- THCS tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trường phổ thông dân tộc nội trú THCS, tỉnh phú thọ (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)