Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học các trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trường phổ thông dân tộc nội trú THCS, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 83)

PTDTNT-THCS, tỉnh phú thọ

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các Trƣờng PTDTNT-THCS ở tỉnh Phú Thọ, có thể đánh giá tóm tắt nhƣ sau:

2.4.3.1. Ưu điểm

a. Về quản lý hoạt động dạy

- Hiệu trƣởng đã đề ra kế hoạch chung phù hợp với thực tế nhà trƣờng, có những quyết định đúng đắn kịp thời, tổ chức công việc tƣơng đối hợp lý, khoa học, chú ý coi trọng việc phân công giảng dạy cho GV trên cơ sở năng lực, hoàn cảnh, nguyện vọng của họ phù hợp với nhiệm vụ chính trị của nhà trƣờng.

- Việc quản lý chƣơng trình dạy học ở các trƣờng đƣợc thực hiện nghiêm túc, có các biện pháp kiểm tra thƣờng xuyên, khơng có hiện tƣợng cắt xén chƣơng trình. Hầu hết các trƣờng đều thực hiện đúng tiến độ, bám sát phân phối chƣơng trình và thực hiện lịch báo giảng đều đặn.

- Việc dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm bài giảng, đánh giá kết quả GV qua các kỳ thao giảng, các kỳ thi GV giỏi đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, có tác dụng tốt trong việc cải tiến phƣơng pháp giảng dạy, nâng cao trình độ chun mơn của GV.

- Hiệu trƣởng đã phát huy đƣợc vai trị của tổ chun mơn trong việc hoạt động giảng dạy của GV, dự giờ, thống nhất nội dung bài giảng, góp ý xây dựng giờ dự. Đa số các GV đều mong muốn đƣợc GV cùng bộ mơn dự giờ để góp ý kiến cho giờ giảng của mình.

- Duy trì chế độ kiểm tra, thanh tra chuyên môn, phối hợp với tổ chức Cơng đồn, Đồn TNCS Hồ Chí Minh nhà trƣờng để kiểm tra đánh giá việc thực hiện nề nếp dạy và học.

- Nhà trƣờng đã hƣớng dẫn, động viên, khuyến khích HS làm việc nhóm, thực hành rèn luyện kỹ năng và tranh luận giữa các bạn học với nhau để tự chiếm lĩnh kiến thức và hƣớng dẫn, động viên và khuyến khích HS thực hiện phƣơng pháp nghe, nhìn, suy nghĩ, ghi chép theo hƣớng tích cực.

- Nhà trƣờng thƣờng xuyên chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục cho HS ý thức và thái độ tự lực, trung thực trong khi làm bài kiểm tra trên lớp và tự đánh giá kết quả học tập.

- Thực hiện tốt việc phân công đội ngũ cán sự lớp là những em có phẩm chất đạo đức tốt, có thành tích học tập cao, nhiệt tình, có năng lực điều hành quản lý các hoạt động của lớp.

- Quản lý tốt việc thực hiện nề nếp của HS. Phần lớn HS ngoan ngỗn, có phẩm chất đạo đức tốt, kính trọng thầy cơ giáo, đồn kết với bạn bè, chấp hành nghiêm túc các nội quy của lớp cũng nhƣ của trƣờng đề ra.

- Quản lý tốt các hoạt động vui chơi, giải trí. Nhà trƣờng đã tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí phù hợp với tâm lý và sức khỏe HS.

2.4.3.2. Hạn chế

a. Về quản lý hoạt động dạy

Việc quản lý hoạt động dạy nhƣ chuẩn bị bài lên lớp, quản lý sinh hoạt chuyên môn, việc thực hiện chƣơng trình của GV, giờ lên lớp của GV chƣa chặt chẽ, nặng về hình thức, chƣa thực sự tích cực đổi mới, chƣa đi vào chiều sâu. Cụ thể:

- Về xây dựng kế hoạch, phần lớn chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch dài hạn, các trƣờng chủ yếu quan tâm tới kế hoạch năm học của trƣờng, cịn kế hoạch của các bộ phận, các tổ nhóm chun mơn và của cá nhân cịn sơ sài, chiếu lệ, đối phó cho nên tính khả thi của kế hoạch hạn chế. Bên cạnh đó, duyệt kế hoạch thực chất chỉ là ký xác nhận kế hoạch của GV.

- Về tổ chức thực hiện kế hoạch cịn thiếu tính thƣờng xuyên. Việc quản lý chuẩn bị bài và soạn bài trên lớp mới chỉ quan tâm đến số lƣợng và hình thức giáo án chứ chƣa quan tâm đến chất lƣợng của giáo án. Dự giờ rút kinh nghiệm sƣ phạm bài dạy cịn mang tính chiếu lệ, ít chú ý tới phƣơng

pháp, nội dung và cách thức tổ chức lớp học mà chủ yếu chỉ xem xét, đánh giá các bƣớc lên lớp.

- Việc chỉ đạo chế độ dự giờ thăm lớp, đúc kết kinh nghiệm của tổ chuyên môn; việc chỉ đạo dạy học theo PPDH tích cực cịn lúng túng. PPDH cịn nặng về truyền thụ một chiều, ít phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS, ít chú ý đến đối tƣợng HS yếu. Công tác chỉ đạo tổ chuyên môn trong phong trào tự làm thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học chƣa hiệu quả.

-Việc kiểm tra đột xuất và định kỳ chƣa đƣợc các hiệu trƣởng thực hiện thƣờng xuyên, nhất là việc kiểm tra đột xuất giờ dạy, hồ sơ của giáo viên.

b. Về quản lý hoạt động học

Sự phối hợp giữa gia đình và nhà trƣờng trong việc giáo dục HS chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; Sự phối hợp giữa GVCN, GVBM, Đoàn thanh niên , Đội TNTP trong nhà trƣờng trong việc quản lý hoạt động học của HS chƣa đồng bộ; Việc phụ đạo HS yếu kém cũng gặp nhiều khó khăn về thời gian và kinh phí, ý thức tự học của HS chƣa cao, việc thực hiện chức năng kiểm tra và đánh giá thƣờng xuyên, định kỳ, bất thƣờng hoặc kiểm tra kết quả công việc về quản lý hoạt động học tập của học sinh để có các quyết định điều chỉnh kịp thời chƣa đƣợc hiệu trƣởng các nhà trƣờng quan tâm đúng mức, chƣa có biện pháp tích cực nhằm kích thích đƣợc HS trong học tập.

2.4.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân chủ quan

- Một số CBQL còn hạn chế về năng lực và nghiệp vụ quản lý, chƣa tích cực tự học, tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ quản lý để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

- Việc chỉ đạo đổi mới PPDH, quản lý hoạt động học tập của HS chƣa sâu sát, quản lý thực hiện quy chế chuyên môn chƣa tốt.

- GV chƣa nhận thức đầy đủ vai trị, vị trí của mình trong giai đoạn mới nên chƣa có sự thay đổi về tƣ duy, đội ngũ giáo viên còn thiếu về một số môn, chất lƣợng chƣa tốt, cơ cấu chƣa đồng bộ.

b. Nguyên nhân khách quan

- CSVC và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học còn nhiều hạn chế, nhất là đối với các mơn khoa học tự nhiên cịn thiếu nhiều và giá trị sử dụng rất kém.

- GV chƣa nhận thức đƣợc tầm quan trọng của đổi mới PPDH, năng lực chuyên mơn cịn yếu vì chƣa chịu cải tiến PPDH, ngại tiếp cận với thiết bị dạy học hiện đại.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý giáo dục và đổi mới PPDH còn chậm và chƣa mạnh mẽ.

- Đội ngũ cán bộ quản lý đều trƣởng thành đi lên từ GV đứng lớp, đa số mới qua bồi dƣỡng sơ cấp về nghiệp vụ quản lý nên gặp nhiều khó khăn trong cơng việc nắm bắt hệ thống lý luận quản lý để thực hiện vận dụng vào thực tiễn, do đó làm việc thƣờng dựa vào kinh nghiệm, dựa vào suy luận chủ quan của cá nhân.

- Phụ huynh HS chƣa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình về thời gian cũng nhƣ đầu tƣ các điều kiện học tập.

Kết luận chƣơng 2

Ở chƣơng này, chúng tôi khái quát đặc điểm về địa lý, dân cƣ và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, chúng tơi đề cập tới tình hình giáo dục của tỉnh Phú Thọ nói chung và giáo dục PTDTNT-THCS nói riêng. Quan trọng hơn cả là trong chƣơng này thực trạng về quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng các Trƣờng PT DTNT-THCS đã đƣợc nghiên cứu. Trong đó chúng tơi thấy, các nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng đã và đang áp dụng là: Quản lý thực hiện mục tiêu chƣơng trình giảng dạy; Quản lý việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV; Quản lý giờ dạy trên lớp của GV; Quản lý công tác bồi dƣỡng GV; Quản lý đổi mới PPDH; Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS; Quản lý hoạt động học tập của HS; Quản lý hoạt động tự học của HS, Quản lý giáo dục phƣơng pháp học tập của học sinh, Quản lý nề nếp, thái độ học tập của học sinh; Quản lý các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí của học sinh; Quản lý phƣơng tiện, điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học.

Qua tổng hợp, phân tích và bình luận kết quả khảo sát cho thấy việc áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng là khá đầy đủ, đa dạng, trong đó nhiều biện pháp đã phát huy đƣợc tác dụng tốt trong thực tế. Tuy vậy, mức độ thực hiện các nhóm biện pháp đó nhìn chung vẫn cịn có nhiều hạn chế.

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm giúp hiệu trƣởng quản lý tốt hoạt động dạy học của mình, qua đó nâng cao chất lƣợng dạy học trong các Trƣờng PTDTNT-THCS ở tỉnh Phú Thọ.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG PTDTNT-THCS TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trường phổ thông dân tộc nội trú THCS, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)