Kết quả khảo nghiệm, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trường phổ thông dân tộc nội trú THCS, tỉnh phú thọ (Trang 111 - 130)

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Để đánh giá tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất. Chúng tôi quy ƣớc số điểm chấm nhƣ sau:

- Đánh giá tính cần thiết: + Rất cần thiết: 3 điểm + Cần thiết: 2 điểm

+ Không cần thiết: 1 điểm - Đánh giá tính khả thi: + Rất khả thi: 3 điểm + Khả thi: 2 điểm

+ Không khả thi: 1 điểm

đổi để tính điểm trung bình cộng của từng biện pháp, trên cơ sở đó tính hệ số tƣơng quan thứ bậc giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Kết quả thu đƣợc phản ánh qua bảng dƣới đây

Bảng 3.1 Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tăng cƣờng quản lý HĐDH

STT Các biện pháp đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi r

X Thứ bậc X Thứ bậc

01

Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chƣơng trình dạy học THCS.

2,83 1 2,75 1

0,7

02

Chỉ đạo đội ngũ GV giảng dạy theo phƣơng pháp “dạy học phân hóa”, hƣớng đến “dạy học cá nhân”.

2,75 3 2,25 5

03

Quản lý hoạt động học tập của học sinh trƣờng PT DTNT- THCS.

2,8 2 2,67

2

04

Kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học và đánh giá kết quả học tập của HS.. 2,7 4 2,55 3 05 Hỗ trợ các nguồn lực để thực hiện hoạt động dạy học 2,66 5 2,5 4 Trung bình chung (X ) 2,75 2,54

Biểu đồ 3.1 Tính cấp thiết và khả thi

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5

Tính cấp thiết Tính khả thi

Qua kết quả khảo sát cho thấy:

- Về tính cấp thiết của các biện pháp:

Mức độ “Khơng cần thiết" là khơng có phiếu nào.

Tổng của mức độ “Cần thiết" và “Rất cần thiết" là 100%.

Nhƣ vậy tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng là rất cao.

- Về tính khả thi của các biện pháp:

Xét về tính khả thi của đề tài thì hầu hết ý kiến cho rằng các biện pháp đề xuất của đề tài có tính khả thi. Tuy nhiên vẫn cịn một vài ý kiến băn khoăn về khả năng thực hiện biện pháp tổ chức hoạt động học tập cho học sinh DTTS theo phƣơng pháp “Dạy học phân hoá”, hƣớng đến phƣơng pháp “Dạy học cá nhân”. Trong thực tiễn, PPDH này cũng đã đƣợc một số GV trong điều kiện cho phép đã tiến hành áp dụng và thu đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, PPDH này hiện nay vẫn chƣa trở thành biện pháp đƣợc sử dụng phổ biến cho các lớp có đối tƣợng HS yếu kém về lực học, nhất là các lớp ở các trƣờng PT DTNT-THCS. Nguyên nhân là do các hiệu trƣởng chƣa có biện pháp chỉ đạo tích cực nhƣ: chƣa tạo điều kiện về quĩ thời gian, GV chƣa có đủ tâm huyết để đầu tƣ công sức cho việc chuẩn bị và lên lớp, việc thực hiện cịn mang tính “tự phát”, đơn lẻ, thiếu tính đồng bộ trong tồn trƣờng…

Để thấy đƣợc sự phù hợp giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tơi sử dụng cơng thức tính hệ số tƣơng quan Spearman để tính:

r = 1- 2 2 6 ( 1) i N ND  

Với r: Hệ số tƣơng quan thứ bậc

Di: Hiệu số thứ bậc giữa 2 đại lƣợng đem ra so sánh của nội dung đánh giá thứ i

N: Số nội dung đánh giá

Nhận xét: -1 r 1; nếu r > 0: tƣơng quan là thuận; r < 0: tƣơng quan là nghịch;

r1: tƣơng quan càng chặt chẽ, càng phù hợp.

Cụ thể: r0,7 tƣơng quan càng chặt chẽ, 0,5 X  0,7: tƣơng quan tƣơng đối chặt chẽ, r 0,5 tƣơng quan không chặt chẽ, khơng phù hợp

Kết quả tính tốn cho thấy r = 0,7. Với hệ số tƣơng quan r = 0,7 cho phép kết luận giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất có tƣơng quan thuận và chặt chẽ, tức là tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có mức độ phù hợp cao.

Tóm lại, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trƣớc đó, đồng thời xuất phát từ thực tiễn quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng PTDTNT-THCS ở tỉnh Phú Thọ, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng các Trƣờng PTDTNT-THCS mà chúng tôi đề xuất sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy, qua đó góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục. Mặt khác làm tốt và nâng cao tính khả thi các biện pháp này sẽ tạo ra động lực tốt trong mọi công tác của nhà trƣờng, thúc đẩy thầy và trò cùng phấn đấu vƣơn lên vƣợt qua mọi khó khăn trong hoạt động dạy học, kết hợp hài hòa đƣợc các nguồn lực tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể để tạo ra sức mạnh trong cơng tác quản lý, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lƣợng dạy học trong các nhà trƣờng THCS nói chung và Trƣờng PTDTNT-THCS nói riêng.

Kết luận chƣơng 3

Dựa trên những căn cứ khoa học và nguyên tắc đề xuất các biện pháp chúng tôi đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở các trƣờng PT DTNT-THCS ở tỉnh Phú Thọ đó là:

Biện pháp 1: Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học linh

hoạt đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, chƣơng trình dạy học THCS.

Biện pháp 2: Chỉ đạo đội ngũ GV giảng dạy theo phƣơng pháp “dạy

học phân hóa”, hƣớng đến “dạy học cá nhân”.

Biện pháp 3: Quản lý hoạt động học tập của học sinh trƣờng PT

DTNT-THCS.

Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học và đánh giá kết quả

học tập của HS.

Biện pháp 5: Hỗ trợ các nguồn lực để thực hiện hoạt động dạy học

Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng bổ sung cho nhau trong công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng.

Kết quả khảo sát từ ý kiến của các chuyên gia quản lý giáo dục cũng cho thấy các biện pháp đƣợc đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trong công tác quản lý nhà trƣờng của Hiệu trƣởng, quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Để đào tạo đƣợc các thế hệ HS có chất lƣợng, đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội, đòi hỏi Hiệu trƣởng nhà trƣờng phải xác định rõ vai trị, vị trí, chức năng nhiệm vụ của mình, hƣớng nhiệm vụ trọng tâm vào việc quản lý dạy học.

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu những khái niệm cơ bản về khoa học quản lý, về quản lý giáo dục và vận dụng những khái niệm cơ bản đó vào nghiên cứu quá trình quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng. Việc nghiên cứu các vấn đề trên, luận văn đã xác định cơ sở lý luận của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng trƣờng PTDTNT-THCS đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng dạy học trong điều kiện đặc thù của các trƣờng PTDTNT-THCS.

Thông qua thực trạng đã nghiên cứu, luận văn đã nêu một cách khái quát về giáo dục ở các Trƣờng THCS nói chung và giáo dục ở các trƣờng PTDTNT-THCS nói riêng, đồng thời đã đánh giá thực trạng về công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng trƣờng PTDTNT-THCS. Kết hợp kết quả nghiên cứu lý luận với thực trạng có thể khẳng định tầm quan trọng của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng tại các trƣờng PTDTNT-THCS.

Qua nghiên cứu thực trạng cho thấy, công tác quản lý của hiệu trƣởng mặc dù có nhiều cố gắng trong việc quản lý các hoạt động dạy và học trong nhà trƣờng nhƣ: Quản lý phân công giảng dạy, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị tiết dạy của giáo viên, quản lý công tác đổi mới phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên, quản lý giờ dạy và hồ sơ chuyên môn của giáo viên, quản lý việc dự giờ và đánh giá giờ dạy của giáo viên, quản lý công tác phụ đạo học sinh yếu, kém, bồi dƣỡng học sinh giỏi, quản lý công tác bồi dƣỡng giáo viên, quản lý công tác phụ đạo học sinh yếu, kém, bồi dƣỡng học sinh giỏi, quản lý hoạt động học của học sinh trong các giờ chính khóa trên lớp, quản lý hoạt

động tự học của học sinh, quản lý việc giáo dục phƣơng pháp học tập của học sinh, quản lý nề nếp, thái độ học tập của HS, quản lý các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí ngồi giờ lên lớp, song việc cải tiến các biện pháp quản lý hoạt động dạy học cho phù hợp với điều kiện đặc thù của nhà trƣờng còn nhiều hạn chế.

Từ việc tìm hiểu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng các trƣờng PTDTNT-THCS ở tỉnh Phú Thọ tác giả mạnh dạn đề xuất một số biện pháp cơ bản sau:

Biện pháp 1: Chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học đảm

bảo thực hiện đúng mục tiêu, chƣơng trình dạy học THCS.

Biện pháp 2: Chỉ đạo đội ngũ GV giảng dạy theo phƣơng pháp “dạy

học phân hóa”, hƣớng đến “dạy học cá nhân”.

Biện pháp 3: Quản lý hoạt động học tập của học sinh trƣờng PT

DTNT-THCS

Biện pháp 4: Kiểm tra, đánh giá quá trình dạy học và đánh giá kết quả

học tập của HS.

Biện pháp 5: Hỗ trợ các nguồn lực để thực hiện hoạt động dạy học

Trong 5 biện pháp đề xuất ở trên thì biện pháp chỉ đạo đội ngũ GV giảng dạy theo phƣơng pháp “dạy học phân hóa”, hƣớng đến “dạy học cá nhân” là biện pháp có tính đột phá, cần đƣợc ƣu tiên thực hiện trƣớc.

Các biện pháp đƣợc xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn kết quả điều tra quan điểm cá nhân của 08 Hiệu trƣởng - Phó hiệu trƣởng, 04 tổ trƣởng, tổ phó chun mơn và 40 GV ở 04 trƣờng nghiên cứu. Do vậy, các biện pháp chúng tơi đề xuất mang tính thực tiễn cao, đƣợc kết tinh ít nhiều những kinh nghiệm đã đƣợc kiểm chứng qua các hoạt động chỉ đạo, theo dõi thực hiện. Vì vậy, nếu đƣợc áp dụng vào thực tiễn thì sẽ khả thi và có kết quả. Để thực hiện các biện pháp chủ yếu cần huy động các yếu tố chủ quan của chủ thể quản lý, không tiêu hao nhiều tài lực, vật lực.

đƣợc nêu trên không phải là những biện pháp đơn lẻ, tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thành một hệ thống có tác động bổ sung cho nhau trong việc đẩy mạnh nâng cao chất lƣợng dạy học. Do đó, vận dụng các biện pháp nhƣ thế nào để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, bản lĩnh, sự nhạy bén của ngƣời hiệu trƣởng. Nếu ngƣời Hiệu trƣởng biết lựa chọn và tăng cƣờng biện pháp quản lý thích hợp với hồn cảnh cụ thể nhằm phát huy nội lực và khơi dậy sự say mê nghề nghiệp trong đội ngũ các nhà giáo, sự tận tình phục vụ của lực lƣợng cán bộ nhân viên, sự ham muốn học tập của HS và sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội đối với nhà trƣờng thì chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao, thực hiện đƣợc tốt mục tiêu quản lý trƣờng học và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học theo kế hoạch đã đề ra.

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng các trƣờng PTDTNT-THCS mà đề tài đã đề xuất đƣợc xây dựng trên cơ sở lý luận về quản lý giáo dục, quản lý trƣờng học, quản lý hoạt động dạy học trong quản lý trƣờng học; Trên cơ sở khảo sát thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trƣởng các trƣờng PTDTNT-THCS ở tỉnh Phú Thọ với việc quán triệt tinh thần Đại hội Đảng các cấp về phát triển giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

2. Khuyến nghị

Qua việc thực hiện đề tài và từ thực tiễn công tác quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trƣởng ở các trƣờng PTDTNT-THCS ở tỉnh Phú Thọ, chúng tơi có một số kiến nghị nhƣ sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nghiên cứu biên soạn, nội dung chƣơng trình sách giáo khoa cho học sinh trƣờng PTDTNT-THCS ngoài kiến thức cơ bản, phổ thông cần trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ, đào tạo nhân lực hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.

vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ chuyên trách trong các Trƣờng PT DTNT-THCS với những nội dung mang tính đặc thù.

Bổ sung những chế độ chính sách mới đối với học sinh, cán bộ, giáo viên trƣờng PTDTNT, nhất là chế độ chính sách nhằm thu hút giáo viên giỏi làm nòng cốt cho đội ngũ giáo viên của các nhà trƣờng.

2.2. Đối với UBND tỉnh Phú Thọ

Sớm phê duyệt, cấp vốn cho các nhà trƣờng dự án xây dựng trƣờng chuẩn quốc gia giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

Cấp thêm nguồn kinh phí để nhà trƣờng có thể nâng cấp, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hỗ trợ đời sống cho giáo viên, học sinh, bổ sung những chế độ chính sách mới đối với học sinh, cán bộ nhà trƣờng.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ

Điều động các giáo viên có trình độ chun mơn giỏi, có tâm huyết với giáo dục dân tộc đến giảng dạy tại các trƣờng PTDTNT-THCS.

Điều động cán bộ chuyên trách phụ trách công tác thiết bị dạy học. Tăng cƣờng tổ chức bồi dƣỡng chuyên đề nhất là các chuyên đề về đổi mới PPDH, sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học, bồi dƣỡng tiếng của DTTS cho GV ở các trƣờng PTDTNT-THCS.

2.4. Đối với Hiệu trưởng các Trường PTDTNT-THCS ở tỉnh Phú Thọ

Thƣờng xuyên tham mƣu, đề xuất với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Sở GD&ĐT, Sở kế hoạch đầu tƣ, UBND tỉnh trong việc xây dựng CSVC, đầu tƣ trang thiết bị học.

Tham mƣu với Sở GD&ĐT trong việc tuyển chọn giáo viên có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn vững vàng và có điều kiện về công tác tại trƣờng PTDTNT-THCS.

Quản lý nhà trƣờng một cách toàn diện, đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý, kiểm tra hoạt động dạy và học có tính đặc thù chun biệt của trƣờng PTDTNT-THCS. Vận dụng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện đặc thù của nhà trƣờng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Ngành Giáo dục - Đào tạo thực hiện Nghị

quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX.

NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Quy chế đánh giá xếp loại HS THCS và HS

THPT (Ban hành theo thơng tƣ số 58/2012/TT-BGDĐT ngày 26/01/2012)

4. Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020, NXB Giáo

dục, Hà Nội.

5. Chƣơng trình giáo dục phổ thông - Những vấn đề chung(2006), NXB

Giáo dục, Hà Nội.

6. Luật giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

8. Quốc hội (2000), NQ số 40/2000/QH10- Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng (Thông qua ngày 09/12/2000).

9. Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ X (2006), NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

10. Đỗ Thị Kim Anh (2006), Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của

hiệu trưởng trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Tuyên Quang, ĐHSP Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học trường phổ thông dân tộc nội trú THCS, tỉnh phú thọ (Trang 111 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)