Vấn đề nhân sự

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo hiểm viến đông VASS (Trang 78)

II, Giải pháp đối với Công ty

2,Vấn đề nhân sự

Có thể nói nhân sự là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp nhất là trong ngành dịch vụ bảo hiểm. Để có được một đội ngũ nhân viên có năng lực và gắn bó với Cơng ty, cần phải xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài và bài bản.

Đầu tiên cần chú trọng từ khâu tuyển dụng, đây là nguồn đầu vào quyết định chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty. Để khắc phục tình trạng “vừa thừa vừa thiếu”, Công ty cần đặt ra một số yêu cầu về trình độ, kỹ năng, phẩm chất đạo đức để lựa chọn những ứng viên phù hợp nhất. Tiếp đó, cần thiết kế một q trình hồ nhập người lao động với các bộ phận, tổ chức, đơn vị mà họ được tuyển dụng. Quá trình này sẽ giúp những nhân viên mới nhanh chóng thích nghi với mơi trường làm việc, giúp họ nắm bắt tình hình kinh doanh, chiến lược, định hướng và tôn chỉ hoạt động của Cơng ty từ đó tạo tâm lý thoải mái và tự tin để những lao động mới này bắt tay vào cơng việc. Ngồi ra Cơng ty cũng nên sắp xếp bộ máy nhân sự một cách tinh gọn, hiệu quả, chú ý đến năng suất lao động. Ban Điều hành cần thống nhất những tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc phù hợp với từng vị trí cơng việc.

Công ty cũng cần xây dựng phong cách làm việc khoa học, hợp lý, có nề nếp, kỷ cương để tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc hăng say, tăng năng suất lao động. Ban lãnh đạo cũng nên tạo dựng văn hoá doanh nghiệp như các giá trị chung, những đặc trưng về tinh thần, vật chất, trí tuệ để tạo nét độc đáo, sự đoàn kết giữa các đơn vị. Bản thân các đơn vị, chi nhánh, đại lý bảo hiểm cũng cần xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh, mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ và giữa các đơn vị với nhau để người lao động tin tưởng và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Tiếp đó, cần có sự đánh giá tình hình thực hiện cơng việc, thành tích cơng tác của người lao động nhằm tiếp nhận những thông tin phản hồi từ phía cán bộ công nhân viên, phát hiện những điểm mạnh cũng như những thiếu sót để kịp thời bổ sung. Từ đó xây dựng những chương trình đào tạo về kỹ năng chun mơn các nghiệp vụ bảo hiểm mà Công ty đang cung cấp để giúp đội ngũ nhân viên có sự hiểu biết sâu rộng, am hiểu khơng chỉ về bảo hiểm mà cịn cả những vấn đề có liên quan tới luật pháp, tập quán quốc tế, tạo điều kiện để lao động trong Công ty trao đổi, học tập những kinh nghiệm của nhau. Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập, để có thể tiếp cận được với thị trường quốc tế trong chiến lược phát triển dài hạn, nhất thiết cần phải nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ Công ty. Các cán bộ giám định luôn cần phải cập nhật những kiến thức, kỹ thuật mới để có thể hồn thành các cơng tác chun mơn một cách nhanh chóng, chính xác, vừa đảm bảo bồi thường thoả đáng cho khách hàng, vừa tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm gây tổn thất cho Công ty.

Bảo hiểm là một dạng hàng hố vơ hình, chất lượng của các sản phẩm bảo hiểm được quyết định một phần rất lớn ở yếu tố con người. Vì vậy, các cán bộ kinh doanh bảo hiểm cần thiết phải được đào tạo về kỹ năng marketing, kỹ năng giao tiếp và thái độ phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Đây là một vấn đề quan trọng cần được doanh nghiệp coi trọng hàng đầu.

Bên cạnh vấn đề đào tạo, Cơng ty cần có những chính sách lương thưởng hợp lý để động viên, khuyến khích cán bộ nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự nhiệt tình trong cơng việc. Ngồi tiền lương, tiền thưởng, cơ hội thăng tiến, Cơng ty có thể xây dựng những phong trào thi đua và những giải thưởng hằng quí, hằng năm cho những nhân viên, đại lý bảo hiểm có thành tích kinh doanh tốt, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của tồn Cơng ty. Điều này khơng chỉ có ý nghĩa về mặt tài chính mà cịn mang giá trị rất lớn về mặt tinh thần, tạo động lực giúp nhân viên gắn bó hơn và đóng góp nhiều hơn cho Cơng ty. Ngồi ra cũng cần phải thường xuyên giáo dục tư cách, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, tăng cường các biện pháp giám sát thanh tra trong công tác giám định bồi thường để ngăn chặn những hành vi gian lận, trục lợi.

3, Vấn đề phòng ngừa rủi ro, tái bảo hiểm, đầu tƣ tài chính

Trong thời gian qua, vấn đề phòng chống tai nạn, rủi ro, giảm tổn thất chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía doanh nghiệp. Trong thời gian tới, Viễn Đông nên tập trung xây dựng hệ thống những biện pháp phòng chống rủi ro cho các nghiệp vụ, trước hết là những nghiệp vụ chính của doanh nghiệp hiện nay như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm con người. Công ty có thể tổ chức những buổi hội thảo tuyên truyền về an tồn giao thơng, phịng chống rủi ro trong xây dựng cho các khách hàng tham gia bảo hiểm, kết hợp với ngành giao thông cơng chính xây dựng các biển báo, đèn báo hiệu trên các tuyến đường, xây dựng những trung tâm cứu hộ giao thông giúp người tham gia giao thông vững tin hơn. Điều này khơng chỉ góp phần phịng tránh rủi ro mà nó cịn tạo hiệu quả quảng bá thương hiệu, tăng tính xã hội của cơng tác kinh doanh bảo hiểm của Cơng ty. Ngồi ra, Cơng ty nên tiến tới việc nghiên cứu, phát triển những sản phẩm mới có tỷ lệ rủi ro thấp để thay thế dần những sản phẩm có tỷ lệ tổn thất cao nhằm đa dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm chủ lực, tránh tình trạng xảy ra thảm hoạ lớn làm tăng chi phí bồi thường, giảm hiệu quả kinh doanh.

Về cơng tác tái bảo hiểm, đây cũng là một hình thức giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng chi trả và phòng chống rủi ro. Hiện nay, mức tái bảo hiểm mà Công ty tham gia là từ 25%-30% tổng phí bảo hiểm mỗi năm. Cơng ty cần nghiên cứu những chính sách, phương thức tính tốn tỷ lệ tái bảo hiểm hợp ý để vừa phù hợp với doanh thu phí bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm của mình, vừa có thể tận dụng số vốn nhàn rỗi để đầu tư tài chính, nâng cao lợi nhuận hằng năm.

Mảng đầu tư tài chính cũng cần được quan tâm hơn nữa để tiếp tục giữ vai trò đảm bảo lợi nhuận trong những năm đầu, khi Công ty vẫn chưa thu được lãi từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Đây là một phương thức để tận dụng những khoản vốn nhàn rỗi vào mục đích có lợi, tăng doanh thu, năng lực tài chính cho doanh nghiệp. Cơng ty nên xây dựng cho mình một chiến lược đầu tư phù hợp để làm tăng hiệu quả lợi nhuận trên đồng vốn bỏ ra. Bên cạnh đó là vấn đề nâng cao tính chun nghiệp trong đầu tư, ví dụ như nâng cao trình độ chun mơn của cán bộ đầu tư giúp họ có sự am hiểu sâu sắc về thị trường tài chính và đầu tư tài chính. Cơng ty cần đa dạng hố danh mục đầu tư để phù hợp với tình hình thị trường như đầu tư bất động sản, đầu chứng khoán, trái phiếu, cho vay thế chấp… Hiện nay, do qui mơ kinh doanh cịn nhỏ, ban đầu tư vẫn trực thuộc doanh nghiệp bảo hiểm và do một phó tổng giám đốc quản lý, điều hành. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Công ty cũng nên tham khảo việc thành lập một tổ chức đầu tư độc lập dưới mơ hình công ty hay quĩ đầu tư do chính Cơng ty sở hữu toàn bộ hoặc nắm cổ phần chi phối. Mơ hình này sẽ giúp doanh nghiệp tập trung các nguồn lực của mình, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đầu tư.

III, Một số kiến nghị

1, Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cƣờng hiệu lực quản lý Nhà nƣớc

Một trong những nhân tố của mơi trường bên ngồi có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh là môi trường pháp lý và các chính sách của Nhà nước. Luật pháp sẽ qui định và cho phép những lĩnh vực hoạt động và hình thức kinh doanh nào mà doanh nghiệp có thể thực hiện được và những lĩnh vực nào doanh nghiệp không được phép tiến hành hoặc bị hạn chế. Hơn nữa, chúng ta đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Quá trình hội nhập này mang lại nhiều thách thức không chỉ đối với bản thân các doanh nghiệp mà còn cả với cơ quan quản lý. Đó là yêu cầu quản lý để đảm bảo thị trường được an toàn, minh bạch, công khai và phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực và cam kết quốc tế.

Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã từng bước xây dựng một khuôn khổ pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Chế độ quản lý của Nhà nước cũng ngày càng hoàn thiện với sự ra đời của Luật kinh doanh bảo hiểm (năm 2000), Nghị định 42, 43 (năm 2001), Thông tư 98, 99 (năm 2004) hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bảo hiểm, Nghị định 118 về xử phạt vi phạm trong kinh doanh bảo hiểm, Quyết định 53 về các chỉ tiêu giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, Quyết định 175 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010”.

Môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh cũng ngày càng có thêm nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp với việc ban hành một số bộ luật, văn bản qui định liên quan đến bảo hiểm như Luật Hàng hải, Luật Hàng không, Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông đường thuỷ, Luật phòng cháy chữa cháy, Luật du lịch… Bộ Tài chính cũng ban hành những quyết định về một số sản phẩm bảo hiểm bắt buộc như bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm bắt buộc xây dựng lắp đặt, bảo hiểm bắt buộc người Việt Nam du

lịch lữ hành quốc tế, bảo hiểm bắt buộc người sử dụng lao động trong hợp đồng xây dựng, bảo hiểm bắt buộc cháy nổ, bảo hiểm bắt buộc người kinh doanh vận tải thuỷ nội địa. Những yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bảo hiểm Việt Nam ngày càng phát triển và lớn mạnh.

Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp quy vẫn cịn thiếu tính đồng bộ, một số điểm chưa phù hợp với thực tế. Chính phủ cần rà sốt, đánh giá lại để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện theo hướng nâng cao hiệu lực pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ, minh bạch, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế. Khung pháp lý cũng cần tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Chủ động giảm thiểu tối đa sự can thiệp trực tiếp và can thiệp hành chính của Nhà nước vào hoạt động của các doanh nghiệp.

Tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh vẫn tiếp tục diễn ra. Với tâm lý chạy theo doanh thu, nhiều doanh nghiệp đã giảm phí vơ tội vạ làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của tồn thị trường. Việc hạ mức phí bảo hiểm này cịn có thể khiến các doanh nghiệp phá sản khi khơng đủ khả năng tài chính để bồi thường nếu tổn thất lớn xảy ra với nhiều khách hàng. Trong khi đó lại chưa có một văn bản nào quy định các chế tài để ngăn chặn tình trạng này. Chính vì vậy, Nhà nước cần hoàn thiện các qui định pháp luật để lấp đầy các khe hở, không để các doanh nghiệp tiếp tục hạ phí bảo hiểm, giành khách hàng. Bộ Tài chính cũng cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các công ty bảo hiểm vi phạm. Các biện pháp này không chỉ đảm bảo một môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm mà cịn để bảo vệ lợi ích chính đáng của những đối tượng tham gia bảo hiểm. Về hiện tượng trục lợi bảo hiểm, chúng ta mới chỉ có nghị định 118/2003/NĐ-CP quy định mức phạt cảnh cáo hoặc phạt hành chính tối đa 10 triệu đồng. Để có thể xố bỏ được tình trạng này thì cần coi đây là một hành động phạm pháp, có qui định rõ về trách nhiệm hình sự trong Bộ luật Hình sự và điều chỉnh lại mức phạt cao hơn để phát huy được tác dụng răn đe đối với những người cố tình vi phạm.

Nhằm mục đích tăng tính hiệu quả trong cơng tác quản lý, Chính phủ nên giao cho Bộ Tài chính xây dựng hệ thống phầm mềm quản lý bảo hiểm, trong đó bao gồm quản lý hợp đồng bảo hiểm, khách hàng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, phân tích, tính phí bảo hiểm, có thể dựa trên những kinh nghiệm và sự tài trợ của nước ngoài để các doanh nghiệp áp dụng. Điều này sẽ đảm bảo được tính đồng bộ trong tồn ngành và cơ quan quản lý Nhà nước cũng dễ dàng hơn trong việc cập nhật và quản lý những thơng tin có tính nhạy cảm cao.

2, Tăng cƣờng vai trò của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam

Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam là một trong những hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề đầu tiên được phép thành lập. Sau 8 năm hoạt động, đến nay Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã hội tụ được hơn 24 hội viên chính thức, 20 hội viên tán trợ, bao gồm tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam, một số công ty môi giới, công ty tư vấn giám định bảo hiểm… Hiệp hội đã phần nào trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp bảo hiểm với cơ quan quản lý Nhà nước, người tham gia bảo hiểm, góp phần ổn định, phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Có thể kể đến vai trị tích cực tham gia ý kiến của Hiệp hội vào việc soạn thảo các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng chiến lược phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam. Bên cạnh đó, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cũng tổ chức các đợt khảo sát, hội thảo, tập hợp ý kiến của các doanh nghiệp thành viên để tham gia xây dựng các văn bản của Bộ Tài chính liên quan đến chế độ quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Hiệp hội đã phát hành bản tin thị trường bảo hiểm Việt Nam để cung cấp thông tin, cập nhật kết quả kinh doanh của thị trường cho các hội viên, cơ quan quản lý và khách hàng. Qua đó, Hiệp hội có một số những đánh giá về thị trường bảo hiểm, đề xuất phương hướng cho ngành. Ngoài ra, Hiệp hội cịn tích cực tổ chức các hội thảo, đào tạo, hướng dẫn nghiệp vụ, các văn bản pháp qui, phần mềm quản lý bảo hiểm, các vấn đề về thuế, xử phạt hành chính… cho đại diện các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vai trò của Hiệp hội còn nhiều hạn chế, phần nhiều mang tính chất hành chính. Hiệp hội vẫn thiếu các cơ quan giám sát việc thi hành các thoả thuận của thành viên, vì thế, vẫn cịn tồn tại tình trạng vượt rào về mức phí bảo hiểm, tranh giành, thu hút đại lý giữa các doanh nghiệp. Phần lớn các lãnh đạo hiện nay của Hiệp hội là các cán bộ về hưu của Bảo Việt, vì thế mà kinh nghiệm cơng tác cịn mang nặng tư duy bao cấp. Khả năng điều tiết thị trường còn hạn chế, Hiệp hội chưa đưa ra được các quan điểm của mình về sự cạnh tranh thiếu lành mạnh trong thời gian qua.

Chính vì vậy, Hiệp hội cần nâng cao vai trị của mình trong việc tạo ra sự đồng thuận, thống nhất giữa các thành viên. Lợi ích của các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải được đặt lên trên hết. Hiệp hội nên nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chiến lược để giảm thiểu và tiến tới xoá bỏ tình trạng cạnh tranh trên thị

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại công ty bảo hiểm viến đông VASS (Trang 78)